- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
áp pháp luật vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn của thực hiện pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động mang tính chất luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cần chú ý một số yêu cầu:
Thứ nhất, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nắm vững đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn, từ đó vận dụng linh hoạt vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng. Khi áp dụng pháp luật để xử lý Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cần chú ý tình hình chính trị, xã hội, lựa chọn hình thức xử lý thích hợp, đảm bảo đồng thời các yêu cầu về chính trị, văn hóa, kinh tế, pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với vi phạm chính sách hình sự, dẫn đến làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm.
Thứ hai, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có sự thống nhất về quan
điểm trong việc lựa chọn các qui phạm pháp luật hình sự. Đây là điều kiện rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của trách nhiệm hình sự, khắc phục được tình trạng không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ ba, việc điều tra, truy tố, xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng phải lựa chọn đúng các qui phạm pháp luật để áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt. Xử lý những người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng phải tuân thủ trình tự, thủ tục do pháp luật quyết định. Việc tuân thủ triệt để các qui định của pháp luật tố tụng hình sự cũng như các qui định khác của pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho việc điều tra, xử lý những người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được chính xác, khách quan. Nếu vi phạm sẽ làm cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự kém hiệu quả, và như vậy sẽ làm phản tác dụng đối với công tác đấu tranh chống loại tội phạm này.
Thứ tư, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nghiêm chỉnh thực hiện
Nghị quyết số 08/ NQ-TW ngày 02/02/2002 và Nghị quyết số 49/ NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó đưa ra nhiệm vụ: "Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân ối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia hàng đầu về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành" [16]. Từ đó, việc xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cũng được đặt ra những yêu cầu mới cho phù hợp với sự đổi mới của ngành Tòa án để phục vụ tốt hơn công tác xét xử đối với loại tội phạm này.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng các qui định pháp luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, chúng ta cần tuân thủ các yêu cầu trên một cách chính xác, linh hoạt, từ đó giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, kiên định chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội.