Kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu pháp luật các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự việt nam (Trang 48 - 50)

có đăng ký quyền sở hữu phải tham gia vào hợp đồng hoặc thỏa thuận vay, mượn, thuê tài sản dân sự và sau

1.2.5.Kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu pháp luật các nước trên thế giớ

trên thế giới

Qua nghiên cứu, phân tích tội lạm xâm phạm sở hữu của các quốc gia trên thế giới như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Thụy Điển và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chúng tơi có thể đưa ra một số nhận định như sau:

Một là, các dấu hiệu định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

được pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định nằm trong các dấu hiệu của tội lừa đảo. Cũng chính vì vậy, khơng có sự phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các dấu hiệu pháp lý hình sự như ở pháp luật hình sự Việt Nam. Cách quy định này cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng:

Ưu điểm: Xác định cấu thành tội phạm chủ yếu dựa vào mặt chủ quan

của tội phạm nên việc định tội danh đối với người phạm tội sẽ mang lại hiệu quả hơn vì cơ quan tiến hành tố tụng khi khởi tố, truy tố, xét xử dễ áp dụng và xác định tính chất của tội phạm. Trong việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ không bị ràng buộc, giới hạn bởi một vài hành vi cụ thể nào; có nghĩa là việc chứng minh tội phạm và bảo vệ quyền sở hữu của công dân được bảo đảm hơn.

Khuyết điểm: Cách quy định các dấu hiệu chung nhất nên nội dung

của quy phạm mang tính pháp lý cao, địi hỏi phải người đọc, nghiên cứu, tìm hiểu phải có trình độ pháp lý nhất định thì mới có thể hiểu được; mỗi quy định cần phải có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến một hệ thống

các văn bản "cồng kềnh". Điều này gây khó khăn cho người dân nắm bắt, thực thi pháp luật, sẽ làm cho người dân khó nhận biết được các dạng hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự để phịng tránh; việc giải thích tuyên truyền pháp luật địi hỏi cần có trình độ hiểu biết "sâu" về pháp luật.

Hai là, hình phạt áp dụng để trừng phạt người phạm tội lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự các nước trên thế giới tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng có mang một đặc điểm chung là khơng phân biệt hình phạt chính và hình phạt phụ khi áp dụng. Việc áp dụng hình phạt dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội và trên sự phù hợp với hậu quả đã gây ra. Nhà làm luật quy định loại hình phạt cụ thể cho từng mức độ phạm tội nhưng mỗi khơng xác định khung hình phạt tương ứng với mức độ phạm tội.

Ưu điểm: Xác định rõ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải

nhận khi xâm phạm quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ. Dễ trong việc áp dụng quy định để đưa ra trách nhiệm hình sự và trừng phạt người phạm tội.

Khuyết điểm: Hình phạt mang tính áp đặt, chưa thể phòng hết tất cả

các trường hợp xảy ra trong việc xác định hậu quả và đưa ra chế tài "phù hợp với hậu quả" do tội phạm gây ra. Khơng có sự phân biệt cụ thể giữa các mức độ tội phạm khác nhau để trích dẫn, áp dụng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự việt nam (Trang 48 - 50)