Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế” ppt (Trang 27 - 31)

II. Khái luận về hiệu quả trong kinh doanh dulịch quốc tế

2. Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh

2.1. Khái nim.

Hiệu quả theo quan điểm của lý thuyết hệ thống là một phạm trù phản ánh yêu cầu các quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này hoạt động theo nhiều phương thức sản xuất xã hội, vì vậy phạm trù này cũng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất xã hội. Ở đâu và lúc nào, con người cũng muốn hoạt

động có hiệu quả nhất.

Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa nguồn lực đầu ra và nguồn lực đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có đểđạt được kết qủa kinh doanh cao nhất các chi phí thấp nhất.

Khác với các ngành kinh tế quốc dân khác khi nói tới hiệu quả du lịch ta phải xét trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội thể hiện ý chí góp phần bảo vệ xã hội, tằng cường sức khoẻ cho người dân lao

động từ đó tăng tuổi thọ và khả năng làm việc cho nhân dân. Hiệu quả xã hội của du lịch còn thể hiện ở mức đóng góp của xã hội, khả năng làm việc của các dân cư vùng du lịch, nâng cao hiểu biết về xã hội, mức độ bảo vệ tài nguyên môi trường.

Hiệu quả kinh tế: thể hiện ở mức độ tận dụng các yếu tố sản xuất và các tài nguyên du lịch trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ramột khối lượng hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch và chi phí ít nhất và nhằm bảo vệ môi trường.

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan kết quả sản xuất và chi phí sản xuất. Còn đối với hoạt

động kinh doanh du lịch, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế được thực hiện qua mục tiêu đảm bảo thu nhập (bằng cả ngoại tệ và bản tệ) cao nhất với chi phí lao động sống và lao động vật hoá thấp nhất (Trong điều kiện kinh tế có lợi nhuận cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân).

2.2. Phân loi hiu qu kinh doanh du lch quc tế.

Tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu khác nhau người ta phân hiệu quả du lịch quốc tế thành các loại khác nhau.

* Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. * Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.

- Hiệu quả trước mắt: đánh giá hiệu quả phục vụ với một lượng khách du lịch nhất định trong một thời gian nhất định (thường dưới 1 năm) và thu về

một số ngoại tệ (hay bản lề) lớn hơn chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này thường áp dùng cho các nhà doanh nghiệp có khả năng phục vụ thấp, thu hồi vốn nhanh và hoạt động không ổn định.

- Hiệu quả lâu dài: Cũng như hiệu quả trước mắt song dược xác định trong thời gian dài hơn (thường trên 1 năm). Chỉ tiêu này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt dộng ổn định và có khả năng mở rộng thị

trường.

*Hiệu quả tổng thể và hiệu quả bộ phận.

- Hiệu quả bộ phận: là hiệu quả được xác định trên từng thị trường khách mà công ty phục vụ trong tổng thể các thị trường.

- Hiệu quả tổng thể: là tổng thể các hiệu quả bộ phận, là hiệu quả được tính cho toàn hệ thống.

- Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này chúng ta chỉ quan tâm tới các phân loại đầu tiên tức là hiệu quả được chia thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tất cả mọi thành phần kinh tế tham gia vào nền sản xuất xã hội là phải quan tâm tới hai tiêu thức trên, tuỳ thuộc vào từng thành phần kinh tế mà tỷ trọng hai tiêu thức này khác nhau. Với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty ttrách nhiệm hữu hạn, các công ty nước ngoài thì hiệu quả kinh tế được chú trọng hơn hiệu quả xã hội còn đố với các doanh nghiệp nhà nước thì hiệu quả

xã hội được đề cao hơn.

Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh (doanh thu) và chi phí bỏ ra đểđạt được các kết quả đó. Có thể diễn đạt khái niệm hiệu quả kinh doanh như sau:

+ Về tương đối. Hiệu quả kinh doanh: H= CF DT Trong đó : H là hiệu quả kinh doanh.

DT là doanh thu của hoạt động kinh doanh (thường trong 1 năm). CF chi phí cần thiết đê thực hiện hoạt động kinh doanh.

+ Về mặt tương đối. H = DT - CF

Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói đến hiệu quả kinh doanh là phải nói đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Dựa vào những mục tiêu và chiến lược kinh doanh của nghành đó mặc dù có ít, không có hay thua thiệt về hiệu quả kinh tế nhưng bù lại vẫn đạt hiệu quả xã hội thì vẫn cói là đạt hiệu quả

kinh doanh.

Như vậy là hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế nói tiêng hay hiệu quả

kinh doanh nói chung đều được xem xét trên bảng tổng thể hai mặt kinh tế và xã hội vào được tính theo công thức.

Hq = Hkt + Hxh

Hkt là hiệu quả kinh tế

Hxh là hiệu quả xã hội.

2.3. S cn thiết ca vic nâng cao hiu qu kinh doanh du lch quc tế. tế.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh không phải là mối quan tâm của mỗi cá nhân, một doanh nghiệp hay một ngành kinh tế nào đó mà là mối quan tâm của, toàn bộ các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đạt được hiệu quả

kinh doanh cũng đánh dấu một bước phát triển của nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tăng cường biệp pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lại càng có ý nghĩa quan trọng. Sự phát triển chung của toàn bộ các nghành kinh tế sẽ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam gần hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và thế giới. Tất cả các công cuộc đổi mới thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đóa làm tăng

được hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh cũng thể hiện về mặt chất lượng của toàn bộ công tác quản lý và đảm bảo tạo ra kết quả cao nhất của hoạt

động kinh doanh.

Với hoạt động du lịch quốc tế, hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ tổ

chức, quản lý, xây dựng các chiến lược phát triển của một quốc gia đối với hoạt động du lịch cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế.

Chúng tôi đã biết được vai trò của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế

quốc dân. Chính vì thế càng hiểu rõ mức độ quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế. Du lịch phát triển sẽ kích thích các ngành kinh tế khác phát triển như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, các ngành dịch vụ bao gồm các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử bảo tồn được các ngàng nghề truyền thống. Du lịch phát triển cũng góp phần cải thiện cán cân thành toán quốc tế, tăng thu ngoại tệ và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hiệu quả kinh doanh du lịch mang lại còn có vai trò quan

trọng trong việc tái xây dựng nền kinh tế, cải thiện trang thiết bị máy móc , phương tiện kinh doanh.

Đạt được hiệu quả kinh doanh trong du lịch quốc tế cũng chính là tiết kiệm các nguồn lực, nguồn nguyên liệu cho xã hội, là cơ sở để các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng uy tín và mở rộng các quan hệ quốc tế.

Đối với người lao dộng thì hiệu quả lao động (lương và phúc lợi xã hội) là động cơ thúc đẩy kích thích người lao động làm cho người lao động hăng hái yên tâm làm việc và ngày càng quan tâm đến hiệu quả ông việc, trách nhiệm của mình tới công ty và có thể ngày càng đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp phát triển của công ty.

Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp du lịch và đất nước. Để đạt được hiệu quả cao công ty phải hoàn thành các mục tiêu và phương hướng đề ra trong từng thời kỳ phù hợp với công ty và phù hợp với bối cảnh đất nước.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế” ppt (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)