MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XĨA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em luận văn ths pháp luật và quyền con người 001 (Trang 37)

tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hƣởng tới các quyền cơ bản của trẻ. Bên cạnh đó, nó cịn gây ra những hậu quả cho cộng đồng và xã hội, cho sự phát triển bền vững của quốc gia, bởi trẻ em chính là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc.

1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XĨA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM LAO ĐỘNG TRẺ EM

1.3.1. Mục đích

Lao động trẻ em hiện nay đang là vấn đề toàn cầu, diễn ra ở mọi quốc gia và khu vực. Bên cạnh đó, lao động trẻ em xuất phát từ nhiều ngun nhân: bối cảnh gia đình, nghèo đói, bất ổn về chính trị và xã hội, tồn cầu hóa… Do đó, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là vấn đề vô cùng phức tạp và không thể giải quyết đƣợc một cách nhanh chóng mà cần sự phối hợp, kiên trì và nỗ lực của các quốc gia, các tổ chức trên toàn thế giới.

Hành động để chống lại lao động trẻ em có cơ sở từ pháp luật quốc tế về lao động và chủ yếu trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, Công ƣớc số 138 về tuổi lao động tối thiểu và Công ƣớc số 182 về cấm và hành động ngay lập tức nhằm xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Chính sách của ILO đƣợc củng cố bởi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, để vƣợt qua những trở ngại đối với việc đạt đƣợc giáo dục cho mọi ngƣời và thực hiện Kế hoạch toàn cầu hành động phù hợp để loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Mục đích trƣớc tiên của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là loại bỏ các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em. Đây là mục tiêu cần ƣu tiên hành động ngay lập tức, đƣợc xác định trong Cơng ƣớc của ILO về các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em năm 1999 (số 182). Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, cần xác định những công việc gây tổn hại về thể chất, tâm lý, nhận thức, đạo đức và không thể chấp nhận đƣợc với trẻ em và đƣa ra các biện pháp cụ thể về hồn thiện pháp luật, về chính sách kinh tế, xã hội có liên quan, đồng thời xây dựng các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả các biện pháp trên.

Mục đích tiếp theo là bảo vệ trẻ em lao động khỏi những tác động xấu. Điều này cần thiết có một hệ thống pháp luật quy định rõ ràng về cơ chế quản lý lao động trẻ em, các tiêu chuẩn về lao động trẻ em nhƣ độ tuổi tối thiểu, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… Đây là những biện pháp trƣớc tiên có thể giúp kiểm sốt và ngăn ngừa lao động trẻ em.

Bên cạnh đó, cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhƣ nâng cao giáo dục cho trẻ em, chính sách xóa đói giảm nghèo... Bậc giáo dục cơ sở cần đƣợc miễn phí ở tất cả các quốc gia, cần cải thiện hệ thống giáo dục một cách triệt để, từ cơ sở hạ tầng tới chất lƣợng giáo dục, cắt giảm chi phí đào tạo nhằm tăng tỷ lệ trẻ em đƣợc tới trƣờng. Trẻ đƣợc tới trƣờng thay vì phải tham gia

làm việc, trẻ cũng đƣợc giáo dục những kiến thức cơ bản, học nghề, tập nghề… Đây là biện pháp không chỉ giúp giảm thiểu, ngăn ngừa lao động trẻ em mà còn giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quốc gia trong tƣơng lai. Chính sách xóa đói giảm nghèo đƣợc thực hiện tốt cũng làm giảm một cách đáng kể tình trạng lao động trẻ em vì đây là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này.

Mục đích lâu dài của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là khơng cịn lao động trẻ em trên toàn thế giới. Đây là mục đích cộng đồng quốc tế đều đang hƣớng tới và đƣợc nêu ra ngay tại điều 1 Công ƣớc số 138 của ILO. Trẻ em khơng cịn phải tham gia làm việc với thời gian kéo dài, trong những môi trƣờng độc hại làm ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ. Các quyền cơ bản của trẻ cũng đƣợc đảm bảo: quyền đƣợc học tập, quyền vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, thực sự rất khó khăn và mất nhiều thời gian cùng nỗ lực mới có thể đạt đƣợc mục tiêu này.

Để đạt đƣợc các mục đích kể trên, cần có sự phối hợp giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và cả các cá nhân trên tồn thế giới, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trị của chính phủ.

1.3.2. Ý nghĩa

Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em có ý nghĩa vơ cùng lớn đối với việc phát triển toàn diện của trẻ, sự phát triển quốc gia và tiến bộ xã hội.

Đối với bản thân trẻ: Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em giúp trẻ không phải tham gia làm các công việc ảnh hƣởng tới sức khỏe, tâm lý, đạo đức của trẻ. Trẻ đƣợc phát triển bình thƣờng và đƣợc đảm bảo các quyền cơ bản. Trẻ đƣợc tới trƣờng ít nhất là ở bậc giáo dục cơ sở và có cơ hội học đƣợc những kiến thức nền tảng cần thiết, giúp ích cho sự phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong tƣơng lai.

ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia. Lao động trẻ em đƣợc loại bỏ, các em có cơ hội đƣợc học tập nhiều hơn, cả giáo dục cơ bản và học nghề, tập nghề. Điều này có ý nghĩa trong việc nâng cao trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc. Đây là yếu tố giúp kinh tế phát triển về lâu dài. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa nghèo đói và lao động trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ, ngăn ngừa và loại bỏ đƣợc lao động trẻ em sẽ làm giảm tỷ lệ nghèo đói trong tƣơng lai.

Trẻ em là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Trẻ em đƣợc chăm sóc, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển tồn diện cũng chính là đầu tƣ cho sự phát triển tƣơng lai của đất nƣớc.

Bên cạnh đó, nhƣ đã phân tích trên đây, lao động trẻ em dễ dẫn tới các hậu quả xấu cho xã hội, trẻ không đƣợc giáo dục dễ sa ngã phạm tội hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội. Lao động trẻ em có nhiều hình thức, trong đó có cả bn bán trẻ em, sử dụng hay lôi kéo trẻ em tham gia vào các hành vi phạm tội… Nếu không loại bỏ đƣợc các hình thức lao động trẻ em này, các tội phạm có liên quan sẽ ngày càng gia tăng và khó kiểm sốt. Vì vậy, loại bỏ lao động trẻ em có ý nghĩa rất lớn đối với đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Trẻ em là chủ thể, thế hệ đại diện cho sự phát triển của thế giới trong tƣơng lai. Do đó, trẻ em cần đƣợc tạo mọi điều kiện có thể để đảm bảo các quyền cơ bản và phát triển toàn diện. Ngăn ngừa và loại bỏ lao động trẻ em đóng vai trị rất lớn trong mục tiêu này. Cần nhận thức đầy đủ và cụ thể về mục đích, ý nghĩa của ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em để đƣa ra các biện pháp hiệu quả và kịp thời nhằm loại bỏ lao động trẻ em trong một tƣơng lai khơng xa. Đây cũng chính là mục tiêu theo đuổi chung của nhân loại.

Kết luận Chƣơng 1

Lao động trẻ em hiện nay là vấn đề của nhiều quốc gia. Lao động trẻ em không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với bản thân trẻ mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển của cộng đồng, xã hội và quốc gia. Lao động trẻ em bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu nhƣ: nghèo đói, hồn cảnh gia đình, giáo dục, yếu tố truyền thống văn hóa, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội… và đặc biệt là khn khổ pháp luật về lao động trẻ em còn chƣa hồn chỉnh dẫn tới tình trạng lao động trẻ em gia tăng và khó kiểm sốt. Do đó, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em đang là mục tiêu cộng đồng quốc tế hƣớng tới. Tuy nhiên, khơng thể xóa bỏ ngay lập tức lao động trẻ em, cần phải xác định các mục tiêu ƣu tiên nhằm tiến tới loại bỏ lao động trẻ em trong tƣơng lai, đó là xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và tiến hành các biện pháp bảo vệ trẻ em lao động một cách triệt để nhất. Để đạt đƣợc các mục đích kể trên, cần có sự phối hợp giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và cả các cá nhân trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trị của chính phủ.

Chương 2

KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM

2.1. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM

2.1.1. Khái quát các văn bản pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em

2.1.1.1. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945

Hiến chƣơng Liên hợp quốc đƣợc ban hành ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945. Đây là văn kiện quốc tế rất quan trọng, không chỉ là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng thành lập Liên hợp quốc mà còn là văn kiện ghi nhận sự bảo vệ quyền con ngƣời trên phạm vi toàn cầu.

Điều 1 của Hiến chƣơng xác định mục đích của Liên hợp quốc là:

Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hố và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tơn trọng các quyền con ngƣời và tự do cho tất cả mọi ngƣời không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo [14]. Hiến chƣơng kêu gọi tất cả các nƣớc cùng phối hợp hành động với Liên hợp quốc để đạt đƣợc việc tôn trọng và thực hiện quyền con ngƣời trên phạm vi toàn cầu, trong đó có quyền trẻ em.

2.1.1.2. Bộ luật quốc tế về nhân quyền

Khái niệm “Bộ luật quốc tế về nhân quyền” là thuật ngữ chỉ tập hợp ba văn kiện quốc tế cơ bản trên lĩnh vực này, đó là Tun ngơn tồn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Cơng ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (hai cơng ƣớc này cùng đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua năm 1966). Ngồi ra, theo

một số tài liệu, các nghị định thƣ bổ sung của hai công ƣớc cơ bản về quyền con ngƣời năm 1966 cũng là những bộ phận cấu thành của bộ luật này.

* Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948

Ngày 10-12-1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời (gọi chung là Tuyên ngôn). Đây là văn kiện đầu tiên của bộ luật quốc tế về quyền con ngƣời, áp dụng cho tất cả mọi ngƣời, khơng phân biệt vì bất cứ yếu tố gì.

Mục tiêu cuối cùng của Tuyên ngôn là làm cho tất cả các cá nhân, các tổ chức xã hội, các quốc gia, dân tộc nỗ lực tôn trọng và thúc đẩy việc thực hiện các quyền con ngƣời.

Tuyên ngôn gồm 30 điều quy định về các quyền và một điều quy định về bảo vệ Tun ngơn. Trong đó, điều 25 quy định “Phụ nữ và trẻ em cần được

chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” [15].

Điều 29 của Tuyên ngôn đề cập tới nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng, theo đó khi thực hiện các quyền và tự do của bản thân mình, mỗi cá nhân phải bảo đảm là việc đó khơng ảnh hƣởng đến việc hƣởng thụ các quyền, tự do của ngƣời khác hoặc làm tổn hại đến những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội hay lợi ích chung của cộng đồng. Việc quy định nghĩa vụ này cũng có ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa lạm dụng, bóc lột trẻ em, vì đây là hành động ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các quyền cơ bản của trẻ.

* Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

Cơng ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực từ ngày 23- 3-1976, gồm 53 điều. Việt Nam đã gia nhập Cơng ƣớc này vào ngày 24-9-1982.

Tồn bộ các điều từ điều 6 đến điều 27 của Công ƣớc quy định về các quyền cụ thể của con ngƣời trong lĩnh vực dân sự và chính trị. Trong đó có các quyền đƣợc bảo vệ không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch; bị lao động bắt buộc hay cƣỡng bức; quyền đƣợc tôn trọng và bảo đảm tính mạng, danh dự,

nhân phẩm… của tất cả mọi ngƣời, bao gồm cả trẻ em. Điều 24 Công ƣớc này đề cập đến quyền của trẻ em đƣợc gia đình, xã hội và Nhà nƣớc bảo hộ. Đây là những tiền đề rất quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức xâm hại, bóc lột và lạm dụng.

* Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966

Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có hiệu lực từ ngày 03-01-1976. Việt Nam đã gia nhập Công ƣớc này vào ngày 24-9-1982.

Một trong các nguyên tắc của Công ƣớc là chú trọng đến việc đảm bảo các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thƣơng, bao gồm cả trẻ em.

Điều 10 Công ƣớc khẳng định:

Cần áp dụng những biện pháp bảo vệ và trợ giúp đặc biệt đối với mọi trẻ em và thanh thiếu niên mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì các lý do xuất thân hoặc các điều kiện khác. Trẻ em và thanh thiếu niên cần đƣợc bảo vệ để khơng bị bóc lột về kinh tế và xã hội. Việc thuê trẻ em và thanh thiếu niên làm các cơng việc có hại cho tinh thần, sức khoẻ hoặc nguy hiểm tới tính mạng, hay có hại tới sự phát triển bình thƣờng của các em phải bị trừng trị theo pháp luật. Các quốc gia cần định ra những giới hạn về độ tuổi mà việc thuê lao động trẻ em dƣới hạn tuổi đó phải bị pháp luật nghiêm cấm và trừng phạt [16].

2.1.1.3. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989

Trong số các cơng ƣớc của Liên hợp quốc có liên quan đến lao động trẻ em, Công ƣớc về quyền trẻ em có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Công ƣớc đƣợc Liên hợp quốc thơng qua ngày 20-11-1989, có hiệu lực từ ngày 02-9- 1990 và là điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời của Liên hợp quốc có số lƣợng quốc gia thành viên cao nhất từ trƣớc đến nay. Việt Nam là nƣớc đầu

tiên ở châu Á và là nƣớc thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ƣớc này. Công ƣớc về quyền trẻ em là công ƣớc đầu tiên đề cập khá toàn diện và đầy đủ đến các quyền trẻ em theo xu hƣớng tiến bộ. Nó xác định một tập hợp các quyền và tự do của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực, nhằm mục đích bảo đảm sự sống cịn, phát triển tồn diện và bảo vệ trẻ em trƣớc các nguy cơ bị xâm hại. Công ƣớc này vừa là cơ sở lý luận, vừa là công cụ bổ trợ hữu hiệu cho các văn kiện cơ bản của ILO về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.

Các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho Công ƣớc là:

(a) Trẻ em cũng là những con ngƣời, có vị thế bình đẳng với ngƣời lớn về phƣơng diện chủ thể của quyền;

(b) Tất cả trẻ em trên thế giới đều đƣợc hƣởng các quyền quy định trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em luận văn ths pháp luật và quyền con người 001 (Trang 37)