Những bài học cho Việt Nam về tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM trong bố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ Phần Việt Nam (Trang 28 - 47)

bối cạnh hội nĥp

- Tạo một môi trường kinh doanh tiền tệ công bằng, mang tính thị trường để tăng cường năng lực cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM trong quá trình tự do hóa theo một lộ trình có kiểm soát, bao gồm: cải cách lãi suất nhằm đưa các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường; tự do hoá lãi suất thị trường liên ngân hàng; dỡ bỏ các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ; tiến tới tự do hoá lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Tiến trình này sẽ từng bước giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của NHTM, giúp các NHTM trong nước tăng cường tính chủ động trong kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh.

- Ngòai ra, Chính phủ cũng cần có những biện pháp để hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính của các NHTM như: tăng vốn cho các NHTM để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế; xử lý nợ xấu của các NHTM QD; khuyến khích các NHTM bán một phần cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngòai như một biện pháp tăng vốn, tăng cường năng lực quản lý, tiếp thu công nghệ mới; nâng cao công tác kiểm tra, giám sát năng lực quản trị, năng lực tài chính của các NHTM theo thông lệ quốc tế.

1.2.3.2.2 Về phía các Ngân hàng thương mại:

Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ để chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi nhuận. Các sản phẩm dịch vụ này phải được thực hiện thành một chiến lược kiên quyết, triệt để, trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng như điểm yếu của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với NHTM nước ngòai. Bên cạnh đó, tạo được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm mới đến với khách hàng, từ đó mở rộng thị phần. Việc phát triển các sản phẩm mới không loại trừ sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của NHTM nước ngòai tại nước sở tại nhưng NHTM trong nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia để phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu lên một cách khái quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và NHTM riêng, những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa trên chính những đặc điểm của các NHTM và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng nhìn nhận lại tình hình thị trường tài chính Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO và đưa ra một tham khảo về tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc trong giai đoạn chuẩn bị và sau khi gia nhập WTO để các NHTM Việt Nam có thể xem xét như một bài học kinh nghiệm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VN 2.1.1 Quá trình hình thành ngân hàng thương mại nói chung

Ngân hàng thương mại hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển cùa nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Khi qui mô các hoạt động kinh tế gia tăng, họat động giao thương mua bán hàng hóa được mở rộng đặc biệt là ngoại thương đã làm phát sinh những nhu cầu mới như: nhu cầu chuyển đổi các loại tiền tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho hoạt động thương mại. Kết quả của quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng mức tiết kiệm và nhu cầu vốn để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là cơ sở cho sự ra đời và sự phát triển của Ngân hàng thương mại. Trong thời kì đầu, khoảng thế kỉ 15 đến thế kỉ 18, các ngân hàng thương mại còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế và phát hành giấy bạc ngân hàng.Sang thế kỉ 18 lưu thông hàng hóa ngày càng mở rộng và phát triển. Việc các ngân hàng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng vượt quá tầm kiểm soát đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, gây tác hại lớn cho nền kinh tế xã hội. Điều này đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước và dẫn đến sự phân hóa ngân hàng: Ngân hàng phát hành, sau này phát triển thành Ngân hàng trung ương; và hệ thống các Ngân hàng thương mại chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán cho nền kinh tế đây là cầu nối đề những người có vốn và những người cần vốn trong xã hội gặp nhau.

Thời kì đầu, các ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động như nhận tiền gởi không kì hạn hoặc có thời hạn ngắn, cho vay ngắn hạn và thực hiện các dịch vụ thanh toán. Về sau, Ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ huy động vốn với thời gian dài hơn, thực hiện các khỏan tín dụng trung và dài han và đầu tư tài chính. Cùng với sự ra đời của thị trường tài chính, để thích ứng với môi trường mới, ngân hàng thương mại kinh doanh phát triển theo hướng tổng hợp, với nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng. Điều này đã góp phần thực hiện điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế xã hội cùa các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Theo xu hướng phát triển đó, ngân hàng thương mại tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau như ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại tư nhân, ngân hàng thương mại liên doanh; chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam

Khu vực ngân hàng – tài chính (NH-TC) được hợp thành bởi các bộ phận như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Phần dưới đây sẽ lược lại quá trình hình thành và phát triển của khu vực

NH-TC của Việt Nam.

Hệ thống NH-TC Việt Nam trước thời kỳ “đổi mới” 1986

Thống trị hệ thống ngân hàng Đông Dương suốt thời kỳ Pháp thuộc là Ngân hàng Đông dương do Pháp thành lập vào đầu nửa sau thế kỷ 19. Giai đoạn 1945 -1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt, đan xen bởi những vùng tự do thuộc chính quyền cách mạng kiểm soát và những vùng bị Pháp chiếm đóng. Theo đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng ở trong tình trạng chia cắt.

Tháng 5 năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tiền thân của NHNN Việt Nam ngày nay) được thành lập. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Hoà bình được khôi phục năm 1954 đã dẫn tới sự cấu trúc lại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống NH-TC ở miền Bắc1 đã trở thành cỗ máy phục vụ chủ yếu cho khu vực kinh tế nhà nước - cấp tín dụng cho các xí nghiệp quốc doanh, và một phần cho khu vực kinh tế tập thể - các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Sau ngày đất nước tái thống nhất, hệ thống ngân hàng Việt Nam được điều hành một cách thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Cải cách khu vực ngân hàng sau 1986 và sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay  Cuộc cải cách hệ thống ngân hàng được thực hiện trong suốt gần ba thập kỷ, được đặc trưng

bằng việc hình thành một hệ thống ngân hàng 2 cấp, gồm NHNN - đóng vai Ngân hàng Trung ương, và 4 ngân hàng thương mại nhà nước chuyên doanh độc lập. Với việc ra đời của 2 pháp lệnh về ngân hàng (sau này là 2 luật về ngân hàng), một hệ thống pháp luật về ngành Ngân hàng đã được xây dựng nhằm tạo lập những khuôn khổ pháp lý ban đầu cho sự vận hành của hệ thống ngân hàng mới.

 Sau gần 3 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: (i) Giai đoạn đầu 1990 - 1996 là sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn đầu “bung ra” của thời kỳ chuyển đổi2 (ii) Giai đoạn tiếp theo từ 1997 tới nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng.

 Thực tế cho thấy một sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, bắt đầu từ diện rộng - số lượng và loại hình, chuyển sang theo chiều sâu - năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro, số và chất lượng sản phẩm/dịch vụ ngân hàng, hiệu quả kinh doanh, với mức độ tập trung hoá ngày càng cao nhờ ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của công nghệ tin học và khoa học quản lý vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Trong sự phát triển chung của khu vực ngân hàng tại Việt Nam, cho tới khoảng cuối năm 1994, các thị trường tiền gửi, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường tín phiếu kho bạc, thị trường trái phiếu,… lần lượt ra đời. Trong những năm gần đây, các thị trường này, ở

những mức độ khác nhau, đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận. NHNN, với tư cách là người tổ chức, quản lý và là thành viên tham gia thị trường, đã tạo lập nên những công cụ cần thiết và phù hợp nhằm thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia. Tính đến nay, đã có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chưa kể một số lượng đáng kể các TCTD phi ngân hàng và một hệ thống gần 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cùng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm NH-TC

2.2 Năng lực cạnh tranh của NHTM VN:

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, ngành ngân hàng rất chú trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng cũng rất cố gắng trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm để cung cấp cho xã hội. Đây là một xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào thế giới và các ngân hàng trong nước đang phải đối phó với sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Trình độ công nghệ cũng có những bước cải thiện giúp hiện đại hoá các phương tiện thanh toán. Hệ thống máy rút tiền tự động ATM đem đến nhiều tiện ích trong cuộc sống.

- Quy mô vốn chủ sở hữu:

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô vốn trong thời gian qua, nhưng đến nay chỉ có khoảng 14 ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn trên 3.000 tỷ VND, số còn lại dưới 3.000 tỷ VND, có một số ngân hàng chỉ đạt được mức 1.000 tỷ VND.

Bảng 1: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTMCP tính đến 31/12/2009 (Đơn vị tính : tỷ VND)1

STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

Nhóm ngân hàng có vốn điều lệ >= 3000 tỷ đồng

1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương 12100

2 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 8800

3 Ngân hàng Á Châu 7814

4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 6700

5 Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 5400

1

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_N am

6 Ngân hàng Quân Đội 5300

7 Ngân hàng Đông Nam Á 5068

8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3653

9 Ngân hàng Liên Việt 3650

10 Ngân hàng An Bình 3482

11 Ngân hàng Đông Á 3400

12 Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa 3399

13 Ngân hàng Hàng hải Việt Nam 3000

14 Ngân hàng Nhà Hà Nội 3000

Nhóm ngân hàng có vốn điều lệ >= 2000 tỷ đồng

1 Ngân hàng Phương Nam 2568

2 Ngân hàng Quốc tế 2400

3 Ngân hàng Bắc Á 2120

4 Ngân hàng Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 2117

5 Ngân hàng Đại Dương 2000

6 Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu 2000

7 Ngân hàng Phương Đông 2000

8 Ngân hàng Miền Tây 2000

9 Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội 2000

Nhóm ngân hàng có vốn điều lệ >= 1000 tỷ đồng

1 Ngân hàng Phát triển Nhà TPHCM 1550

2 Ngân hàng Việt Á 1515

3 Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 1500

4 Ngân hàng Bảo Việt 1500

5 Ngân hàng Đại Tín 1500

6 Ngân hàng Nam Á 1252

7 Ngân hàng Tiên Phong 1250

8 Ngân hàng Đại Á 1000

9 Ngân hàng Đệ Nhất 1000

10 Ngân hàng Gia Định 1000

11 Ngân hàng Kiên Long 1000

12 Ngân hàng Nam Việt 1000

13 Ngân hàng Việt Nam Thương tín 1000

15 Ngân hàng Mỹ Xuyên 1000

Qua số số liệu trên cho thấy vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn còn cách biệt rất lớn so với mức vốn của một ngân hàng, một tập đoàn tài chính ở mức trung bình của nước ngoài.

Bảng 2: Quy mô vốn của một số ngân hàng nước ngoài năm 2006 (Đơn vị tính: triệu USD)2

Ngân hàng Vốn chủ sở hữu

Citigroup 112.537

JP Morgan Chase 107.211

HSBC 98.226

Mitsubishi UFJ Financial Group 83.281 Mizuho Finacial Group 52.243

- Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR): theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN

Hệ số an toàn vốn của NHTMVN trong thời gian qua được cải thiện đáng kể, nhưng hiện nay vẫn còn một số ngân hàng có CAR dưới 8%.

Bảng 3: CAR của một số ngân hàng giai đoạn (2005- 2007) (Đơn vị tính : %) 3

Ngân hàng 2005 2006 2007

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 9,57 12,28 12,25

Ngân hàng Á châu 12,1 10,89 16,19

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 15,4 11,82 11,07

Ngân hàng Đông Á 8,94 13,57 14,36

Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ an toàn vốn bình quân của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến cuối năm 2008 ở mức 9,7% so với 2007 là 8,9%. Nhưng so với hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trong khu vực châu Á, CAR của Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn thấp. CAR năm 2007, khu vực châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, khu vực Đông Á là 12,3%.

Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, các Ngân hàng thương mại Việt Nam, phải tiếp tục nâng cao CAR để đạt được mức tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế là 8%. Xu hướng chung trên thế giới là phải nâng hệ số này cao hơn nữa. Nhiều nước trong khu vực đã đạt 12% từ lâu và chưa dừng ở đây, còn ở các nước phát triển còn khuyến nghị cao hơn, tiêu chuẩn Basel II đặt ra mức là 15%.

- Chất lượng tài sản có:

Chất lượng tài sản có của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là đang thay đổi theo chiều

2

http://en.wikipedia.org/wiki/bank

3

hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu (nợ thuộc nhóm 3,4,5) có khuynh hướng giảm đi.

Bảng 4: Chất lượng tài sản có tính bình quân của các Ngân hàng thương mại Việt Nam4

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ lệ (Nợ xấu / tổng dư nợ)

4,74 % 2,85 % 2,98 % 2,48 % 1,38 %

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ Phần Việt Nam (Trang 28 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)