THƯỞNG NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM
Khoản 3, Điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố
giác tội phạm" [19]. Như vậy vấn đề bảo mật thông tin và bảo vệ, khen thưởng người tố giác tội phạm đã được Bộ luật tố tụng hình sự xác định, đó là đòi hỏi khách quan và rất thực tế. Trong bối cảnh tình hình hiện nay vấn đề bảo vệ người tố giác tội phạm là hết sức cần thiết vì trên thực tế, khơng ít những trường hợp người đã tố giác tội phạm bị đe dọa, chửi bới, hành hung, trù dập… Trong khi đó Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa có một điều luật nào quy định các biện pháp cụ thể mà Cơ quan điều tra phải áp dụng để bảo vệ người đã tố giác tội phạm. Để thực hiện tốt quy định của pháp luật về bảo vệ người tố giác tội phạm từ thực tiễn cho thấy Cơ quan điều tra cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Một là: Cần phải giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc
của người đã tố giác tội phạm, nhất là những người đã tố giác tội phạm về ma túy, tội phạm hoạt động bảo kê theo kiều "xã hội đen" vì trên thực tế nhóm tội phạm này sẵn sàng dùng "Luật rừng" để trả thù người tố giác tội phạm do chúng đã thực hiện.
Hai là: Trong trường hợp người đã tố giác tội phạm tham gia tố tụng
với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó mà bị người thân thích hoặc bị can đe dọa hành hung vì đã tố giác tội phạm do chúng thực hiện thì Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn thích hợp để ngăn chăn tội phạm và bảo vệ người tố giác tội phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Ba là: Trong trường hợp người đã tố giác tội phạm mà bị người thân
thích hoặc bị can, bị cáo xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp khác của người đã tố giác tội phạm thì Cơ quan điều tra phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kịp thời để bảo vệ người tố giác tội phạm.
Thời gian gần đây, rất nhiều vụ phạm pháp hình sự diễn ra với quy mơ, tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân.
Cũng trong tình hình ấy, đã có nhiều mơ hình phịng chống tội phạm có hiệu quả hình thành trong nhân dân, ngày càng xuất hiện nhiều người dũng cảm đấu tranh, cung cấp thông tin tố giác tội phạm cho cơng an, góp phần nhanh chóng điều tra, phá các vụ án. Điều đó cho thấy phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã thật sự đi vào lòng dân, nhận được sự ủng hộ và cộng đồng trách nhiệm của rộng rãi nhân dân. Để kịp thời khen thưởng, động viên người đã dũng cảm tố giác tội phạm nhất là tố giác các tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Cơ quan điều tra cần phối hợp với các cơ quan chức năng có hình thức khen thưởng động viên kịp thời cả tinh thần và vật chất nhằm thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an tồn xã hội. (Báo chí vừa qua đưa tin về tấm gương anh Nguyễn Xuân Việt, tài xế taxi, đã kịp thời cung cấp thông tin quý giá giúp cơ quan cơng an tìm ra thủ phạm vụ bắt cóc trẻ em gây xơn xao dư luận tại Bệnh viện Phụ sản trung ương. Bộ Công an, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng khen và thưởng số tiền cả trăm triệu đồng cho công an các đơn vị, địa phương của Hà Nội. Thế nhưng trường hợp anh Việt chỉ có Cơng an Hà Nội tặng giấy khen và số tiền... 250.000 đồng cho thành tích cung cấp thơng tin q giá này. Trong khi đó, gia đình em bé tặng tới 5 triệu đồng cảm ơn anh Việt. Vậy trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của lực lượng cơng an thì khen thưởng lớn như thế có quá cần thiết? Nếu chúng ta khơng có sự khen thưởng, động viên tương xứng, kịp thời đối với những người dân có cơng lao trong đấu tranh phịng chống tội phạm thì việc xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc sẽ không dễ dàng đạt được mục đích. Sẽ có ai dám tiếp tục dũng cảm, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe tham gia cơng việc khó khăn này?).