Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 46 - 54)

danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử

Điều 196 BLTTHS năm 2003 qui định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:

Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.

Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố [34].

Có thể dễ dàng nhận thấy một điều là qui định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Điều 196 BLTTHS năm 2003 chỉ là sự ghi nhận lại qui định của Điều 170 BLTTHS năm 1988 kết hợp với việc luật hóa phần hướng dẫn tại Thơng tư liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 của TANDTC và VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số qui định trong BLTTHS năm 1988. Thực chất, qui định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự khơng có gì thay đổi. Theo Điều 196 BLTTHS năm 2003 thì Tịa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi phạm tội mà VKS đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Quy định này thể hiện một vấn đề pháp lý cơ bản, đó là Tịa án chỉ được xét xử một vụ án hình sự với một (hoặc nhiều) bị cáo cụ thể khi có đủ các điều kiện sau đây.

2.1.1.1. Chủ thể mà Tòa án đưa ra xét xử phải là bị cáo đã bị Viện kiểm sát truy tố

Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS, Tòa án chỉ được xét xử đối với những bị cáo về những hành vi phạm tội của họ đã bị VKS truy tố. Điều đó có nghĩa là Tịa án khơng được xét xử thêm bị cáo chưa được VKS truy tố. Giới hạn xét xử là giới hạn bị cáo, giới hạn hành vi của bị cáo bị VKS truy tố. Ngoài bản cáo trạng của VKS cùng cấp thì khơng có một cái gì là cơ sở pháp lý để Tòa án xét xử, cho dù đó là ý kiến của Tịa án cấp trên, chỉ thị của cấp ủy hay quyết định của chính quyền địa phương. Cũng vì quyết định truy tố bằng cáo trạng của VKS gửi sang Tòa án là cơ sở pháp lý duy nhất để mở phiên tòa xét xử, và hơn thế nữa. Tịa án là cơ quan xét xử chứ khơng phải là "bên buộc tội" trong phiên tòa, nên Tịa án khơng thể xét những người ngồi diện VKS truy tố, hoặc xử những người bị VKS truy tố với tội danh và điều luật nặng hơn trong cáo trạng.

Trường hợp vụ án có đồng phạm mà vì lí do nào đó, người đồng phạm chưa bị VKS truy tố thì Tịa án cũng khơng có quyền xét xử đối với những đồng phạm đó.

Nếu trong quá trình xét xử tại phiên tòa mà HĐXX phát hiện ra người phạm tội mới cần phải điều tra thì HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003). Điều này, có điểm tốt là khơng làm xấu đi tình trạng của bị cáo và đảm bảo được quyền bào chữa của bị cáo, nhưng cũng có nghĩa là Tòa án đã củng cố chứng cứ và thực hiện chức năng buộc tội cho VKS và bị VKS hạn chế hoạt động xét xử.

Như vậy, quy định này dẫn đến việc Tòa án thực hiện không đúng chức năng xét xử; đồng thời làm suy yếu chức năng công tố của VKS, tạo kẽ hở để lọt tội phạm, làm nảy sinh nhiều vi phạm pháp luật khác.

2.1.1.2. Tòa án chỉ được xét xử những hành vi của bị cáo đã được Viện kiểm sát truy tố

Cáo trạng là văn bản tố tụng thể hiện quan điểm của VKS về việc truy tố người phạm tội và hành vi tội phạm do họ thực hiện và đó cũng là cơ sở để Tịa án mở phiên tòa xét xử. Như vậy, Tòa án chỉ xét xử những hành vi của bị cáo đã được VKS truy tố, còn những hành vi chưa bị VKS truy tố thì Tịa án khơng được xét xử.

Hành vi phạm tội bị truy tố (bao gồm số lượng và tính chất của hành vi) khơng phải là hành vi chung chung mà là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được qui định trong Bộ luật Hình sự. Do đó, hành vi của bị cáo bị truy tố là những hành vi được qui định thành những tội danh cụ thể của Bộ luật Hình sự [3, tr. 12].

Theo qui định tại Điều 166 BLTTHS năm 2003, cáo trạng là một trong bốn quyết định VKS có thể ban hành sau khi đã kết thúc giai đoạn điều tra. Khoản 1 Điều 167 BLTTHS năm 2003 qui định:

Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng [3].

Có thể nói, bản cáo trạng là văn bản tố tụng thể hiện quan điểm chính thức của VKS về tội danh của bị can. Nhưng đó khơng phải là quan điểm bất biến bởi nhận thức là cả một quá trình lâu dài. Sau khi ra quyết định truy tố, nếu thấy có một trong những căn cứ qui định tại Điều 107 BLTTHS hoặc khi có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo qui định tại

Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 BLHS thì VKS có quyền rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án (khoản 1 Điều 169 và Điều 181 BLTTHS) và nhiều trường hợp khác có sự thay đổi cơ bản về tội danh nhưng Tịa án khơng có quyền quyết định…

Vấn đề đặt ra ở đây là, sau khi thẩm vấn tranh luận tại phiên tòa nhận thấy hành vi của bị cáo phạm một tội khác hoặc cần áp dụng tội danh nặng hơn tội mà VKS truy tố thì Tịa án có được xét xử khơng? Hoặc trước khi mở phiên tòa, Tòa án đã trao đổi với VKS thay đổi cáo trạng nhưng VKS không đồng ý và trong phiên tịa sau q trình thẩm vấn cơng khai, HĐXX nhận thấy có đủ cơ sở kết luận bị cáo phạm tội như tội danh mà Tòa án đã đề nghị VKS thay đổi nhưng vì giới hạn của Điều 196 mà Tịa án vẫn phải tuyên theo tội danh mà VKS đã truy tố. Điều 196 cũng khơng nói đến việc Tịa án có thể quy thêm tội danh đối với hành vi bị truy tố hoặc định tội danh nặng hơn. Như vậy, là vơ hình chung VKS đã quyết định cho Tịa án về tội danh chứ khơng phải Tịa có quyền quyết định tội danh. Vì vậy, cần xác định:

Thứ nhất, việc xét xử chỉ bị giới hạn trong phạm vi hành vi mà bị cáo

bị truy tố, tức là tổng thể những hành vi trong thực tế mà bị cáo đã thực hiện xâm phạm về thể xác, về kinh tế, sở hữu, về trật tự an toàn xã hội… VKS phải quy tội danh để có căn cứ điều tra, truy tố; Tuy nhiên, với những hành vi mà bị cáo bị truy tố thì Tịa án có quyền xét xử theo tội danh mà Tòa án xác định theo chức năng xét xử của mình. Quyền của Tòa án trong định tội danh cũng giống như trong trường hợp chưa đến mức phải xử lý về hình sự hoặc VKS đề nghị mức hình phạt nhưng Tịa án có thể xử phạt nhẹ hơn hay nặng hơn mức mà VKS đề nghị.

Thứ hai, những hành vi của bị cáo có thể cấu thành một tội danh này

hoặc một tội danh khác, ví dụ: VKS truy tố về tội danh giết người (Điều 93 BLHS) nhưng Tịa thấy có căn cứ xét xử cả về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Hoặc VKS truy tố về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh (Điều 95 BLHS), giết người do phịng vệ chính đáng (Điều 96) nhưng Tịa án nhận thấy là tội giết người thường (Điều 95 BLHS) nhưng không được quyết định dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba, BLHS quy định mỗi tội danh là một điều luật nhưng cùng

khách thể có những tội danh khác nhau, Tịa có thể xử theo tội danh nhẹ hơn hoặc nặng hơn (như trong trường hợp không xử tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng mà xử theo tội giết người).

Thứ tư, dù xử theo tội danh nào thì các hành vi của bị cáo thuộc về tội

danh đó đều phải được thẩm vấn, tranh luận tại phiên tòa và được lý giải trong bản án; đồng thời, VKS cịn có quyền kháng nghị phúc thẩm, bị cáo và những người có quyền, lợi liên quan có quyền kháng cáo đối với bản án. Vì vậy, đây là những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án.

2.1.1.3. Tịa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Đây là một trong bốn quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sau thời gian nghiên cứu hồ sơ theo qui định của pháp luật. Quyết định đưa vụ án ra xét xử thể hiện quan điểm của Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa là vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp mình, có đủ căn cứ để đưa ra xét xử.

Nếu như giới hạn xét xử đối với những bị cáo được xác định một cách rõ ràng trong quyết định truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử thì giới hạn xét xử đối với hành vi của bị cáo lại phức tạp hơn rất nhiều.

Trong nội dung này, chúng tơi xin trình bày thêm về cách hiểu thế nào là những hành vi theo tội danh mà VKS đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử? Về vấn đề này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 4/2006. Theo tác giả, một người

hoặc một số người có thể thực hiện nhiều hành vi khách quan. Vì vậy, khi xác định giới hạn xét xử sơ thẩm cần phân biệt các trường hợp cụ thể sau:

Thứ nhất, nếu chỉ có một người phạm tội và thực hiện một hành vi

khách quan thì việc xác định hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đưa ra xét xử căn cứ vào hành vi người phạm tội thực hiện với hành vi mà VKS truy tố về một tội danh được qui định trong BLHS và Tòa án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc xét xử. Ví dụ: Nguyễn Thế Hào có giấy phép lái xe ô tô hợp lệ, điều khiển xe ơ tơ đầu kéo biển kiểm sốt 16L- 2058 kéo theo rơmóc biển kiểm soát 16R-2386 chở nguyên vật liệu xây dựng cho cơng ty TNHH VIC có trụ sở tại khu công nghiệp Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đang lưu thông trên đường từ Nghệ An về Hải Phòng, khi đi qua ngã tư giao nhau trên đường quốc lộ do phóng nhanh đã đâm vào ông Vũ Hồng Quang đang đi xe đạp vào ngã tư theo hướng cắt ngang đường, hậu quả ông Quang ngã văng khỏi xe đập mặt xuống đường, chết do chấn thương sọ não.

Viện kiểm sát truy tố hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng của người khác của Nguyễn Thế Hào về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ " theo Khoản 1 Điều 202 BLHS và Tòa án cũng quyết định đưa Nguyễn Thế Hào ra xét xử về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Khoản 1 Điều 202 BLHS là đúng với giới hạn xét xử được qui định tại Điều 196 BLTTHS.

Thứ hai, trường hợp tuy chỉ có một người phạm tội nhưng lại thực

hiện nhiều hành vi khách quan thì việc xác định hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử chỉ căn cứ vào hành vi mà VKS truy tố về một tội danh được qui định trong BLHS và Tòa án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc xét xử. Ví dụ: Phạm Ngọc Long có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản và cố ý gây thương tích, nhưng VKS

nhân dân huyện K chỉ truy tố Long về tội "cố ý gây thương tích" mà khơng truy tố Long về tội "cố ý làm hư hỏng tài sản" thì TAND huyện K khơng được xét xử Long về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Nếu Tịa án thấy VKS khơng truy tố Long về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là bỏ lọt tội thì chỉ có thể quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, nhưng VKS vẫn không truy tố bổ sung thì Tịa án chỉ có thể khởi tố vụ án hình sự hoặc kiến nghị trong bản án, hoặc kiến nghị bằng văn bản với VKS cấp trên trực tiếp để VKS cấp trên xem xét việc không truy tố của VKS cấp dưới đối với Long về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản mà khơng có quyền xét xử thêm về tội "cố ý làm hư hỏng tài sản" đối với Phạm Ngọc Long.

Thứ ba, trường hợp chỉ có một người phạm tội mà người này thực

hiện nhiều hành vi khách quan và tất cả những hành vi khách quan đó VKS chỉ truy tố về một tội, nhưng trong các hành vi mà VKS truy tố có hành vi cấu thành tội phạm khác với tội mà VKS truy tố thì Tịa án được xét xử tất cả những hành vi mà VKS truy tố nhưng không được kết án tất cả các hành vi đó về một tội danh và cũng không được kết án thêm tội danh mà VKS không truy tố. Ví dụ: Vũ Quang Huy bị VKS truy tố về tội "tham ô tài sản" vì đã năm lần cùng với Trần Văn Thế chiếm đoạt 800 triệu đồng của cơ quan, nhưng Tòa án thấy hành vi của Huy chỉ đồng phạm với Thế về tội tham ô tài sản ba lần với khoản tiền là 500 triệu đồng, còn hai lần là hành vi thiếu trách nhiệm để Thế chiếm đoạt khoản tiền 300 triệu đồng. Trong trường hợp này, Tòa án vẫn xét xử cả năm hành vi (năm lần) nhưng chỉ được kết án Huy về tội đồng phạm tham ô khoản tiền 500 triệu đồng về ba hành vi nhưng không được kết án Huy thêm tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước" về khoản tiền 300 triệu đồng.

Nếu trong thời gian chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa, Thẩm phán hoặc HĐXX phát hiện được việc VKS truy tố không đúng thì trả hồ sơ vụ án để VKS điều tra bổ sung, thay đổi bản cáo trạng để truy tố Huy thêm tội

"thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước" về khoản tiền 300 triệu đồng.

Nếu VKS không đồng ý thay đổi cáo trạng mà vẫn truy tố như cũ thì kiến nghị VKS cấp trên xem xét chứ khơng được tuyên bố Huy không phạm tội tham ô tài sản về khoản tiền 300 triệu đồng. Vì nếu tun bố Huy khơng phạm tội tham ô tài sản về khoản tiền 300 triệu đồng và bản án có hiệu lực pháp luật thì khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự Huy về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản nhà nước hay tội phạm khác về khoản tiền 300 triệu đồng.

Thứ tư, trường hợp có nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm

tội thì việc xác định giới hạn việc xét xử cũng tương tự như trường hợp một người thực hiện một hành vi phạm tội.

Nếu có người nào chưa bị VKS truy tố thì Tịa án trả hồ sơ vụ án để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 46 - 54)