Kiến nghi hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Trang 83 - 92)

D) Trường hợp không được hưởng giới hạn trách nhiệm

3.2. Kiến nghi hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng

chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng

Từ các nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng pháp luật và xem xét các định hướng, có thể đi tới một số kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện hơn nữa các qui định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.

Kiến nghị thứ nhất: Thống nhất hóa các quy định pháp luật của Việt

Nam và quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng trong chừng mực có thể.

Vận chuyển hàng không là một lĩnh vực mang nhiều yếu tố quốc tế. Vì vậy các quy định pháp luật được lựa chọn áp dụng bao gồm không chỉ các quy định pháp luật quốc gia mà còn cả nột hệ thống các điều ước quốc tế. Nếu có sự khác biệt quá lớn giữa các hệ thống pháp luật thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong q trình áp dụng. Do đó yêu cầu đặt ra là cần thống nhất hóa các quy định pháp luật trong nước và quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.

Tuy nhiên mỗi quốc gia đều có chủ quyền, có hệ thống pháp luật, Nhà nước riêng… Việc thống nhất hoàn toàn giữa quy định pháp luật trong nước và quốc tế là điều khơng thể. Đó là lý do mà việc thống nhất hóa các quy định chỉ là trong chừng mực có thể. Để có thể thống nhất như vậy trước hết phải phân tích các khác biệt của mỗi quốc gia trong tổng thể và trong lĩnh vực cụ thể. Có như vậy chúng ta mới có thể hội nhập một cách có hiểu quả mà khơng bị hịa tan trong cộng đồng quốc tế. Riêng trong lĩnh vực vận chuyển hàng khơng thì việc khơng thống nhất là không thể, nhưng rõ ràng đối với vận chuyển hàng không nội địa ta cũng có những đặc thù. Chẳng hạn cần phát triển thêm nhu cầu vận chuyển hàng khơng nên cần có những qui định thích hợp hơn.

Kiến nghị thứ hai: Đảm bảo tính hệ thống của các quy định pháp luật.

Riêng về lĩnh vực hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng đã có rất nhiều quy định pháp luật điều chỉnh. Từ những quy định chung nhất về hợp đồng vận chuyển trong Bộ luật Dân sự 2005, về hoạt động vận chuyển mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 2005 đến những quy định cụ thể trong luật chuyên ngành (Luật Hàng không dân dụng 2006), yêu cầu đặt ra là cần có sự thống nhất chặt chẽ điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.

Nếu như ở kiến nghị thứ nhất đặt ra vấn đề thống nhất các quy định pháp luật trong nước và quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng thì ở giải pháp thứ hai có sự thu hẹp về phạm vi thống nhất các quy định pháp luật trong nước. Cả hai giải pháp này đều hướng chung đến một kết quả là tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho hoạt động vận chuyển hàng không phát triển, góp phần chung vào sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Kiến nghị thứ ba: Cần phải thực hiện để tạo đà cho hoạt động vận

chuyển hàng khơng phát triển đó là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người có thể hiểu hơn về loại hình hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.

Khác với một số loại hợp đồng phổ biến khác như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê nhà… Đây là một loại hợp đồng không được nhiều người biết đến trên thực tế. Do những đặc trưng của loại hình vận chuyển này nên mấy người đã từng tham gia giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng (lập vận đơn hàng khơng). Chính vì vậy việc tun truyền giới thiệu về loại hình hợp đồng này ra công chúng là rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho việc thực hiện hợp đồng trên thực tế không bị bỡ ngỡ, sẽ được thuận lợi hơn.

Kiến nghị thứ tư: Tranh chấp trong lĩnh vực hợp đồng vận chuyển

hàng hóa bằng đường hàng khơng là khá phức tạp. Vì vậy cần được quan tâm thực hiện nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực này.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng là lĩnh vực mang nhiều yếu tố quốc tế. Vì vậy tranh chấp trong lĩnh vực này là khá phức tạp. Việc nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này của các thẩm phán và các trọng tài kinh tế là một việc làm cần được quan tâm một cách đúng đắn. Hơn nữa, trong tương lai loại hình vận chuyển này sẽ ngày càng được lựa

chọn nhiều hơn. Theo đó sẽ có nhiều tranh chấp hơn nữa xảy ra trong lĩnh vực này. Vì vậy cần đào tạo, nâng cao kỹ năng của các thẩm phán, trọng tài để có thể giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các tranh chấp xảy ra.

Kiến nghị thứ năm: Khi vận chuyển một hàng hóa người ta có thể chỉ

chọn đơn thuần một loại hình vận chuyển hàng khơng nhưng cũng có thể kết hợp nhiều phưng thức vận chuyển khác nhau (vận chuyển đa phương thức). Trong nền kinh tế tồn cầu khơng ngừng phát triển như hiện nay thì tất yếu vận chuyển đa phương thức sẽ là phương thức vận chuyển được lựa chọn với tần suất rất lớn trong tương lai. Vì vậy giải pháp đặt ra là cần xây dựng ngay những quy định pháp luật cụ thể liên quan, tạo điều kiện cho loại hình vận chuyển đa phương thức (mà có một khâu trong đó là vận chuyển hàng khơng) phát triển.

Kiến nghị thứ sáu: cần sửa đổi về mảng hợp đồng vận chuyển hàng

hóa bằng đường hàng khơng được quy định trong Luật HKDD 2006 như sau: + Thứ nhất, về thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển, Luật Hàng không dân dụng 2006 quy định trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa kể từ khi nhận hàng tới khi người chuyên chở giao hàng. Quy định về trách nhiệm của người chuyên chở hàng không về mặt thời gian và không gian như vậy vừa quá rộng lại vừa khơng rõ ràng. Như đã nói, nơi nhận hàng và nơi giao hàng có thể là cảng hàng khơng, có thể là một nơi nào khác và cũng có thể là kho của người giao hàng. Trong trường hợp phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa từ kho đến kho, thì trách nhiệm của người chuyên chở hàng rộng, điều này chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam, khi cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ của Việt Nam chất lượng còn chưa cao, gây khó khăn cho người vận chuyển hàng không với việc giao hàng từ cửa đến cửa. Mặt khác, các Công ước quốc tế về vận tải hàng không đều quy định thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không từ sân bay đến sân

bay. Vì thế, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 cũng nên quy định là người chuyên chở hàng không chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa như Cơng ước Warsaw 1929 đã quy định là: người chuyên chở hàng khơng chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển bằng máy bay.

+ Thứ hai, Luật Hàng không dân dụng 2006 quy định bốn trường hợp

miễn trách cho người vận chuyển. Xu hướng ngày nay, khi quy định trách nhiệm của người chuyên chở, các công ước quốc tế thường không quy định trách nhiệm và một số miễn trách cho người vận chuyển, vì điều này dẫn đến nhiều tranh chấp khi thực hành. Bởi vì, khi có tổn thất xảy ra, muốn quy kết trách nhiệm cho người vận chuyển, người ta phải xem điều đó có thuộc trách nhiệm và ngoài miễn trách của người vận chuyển hay không. Tranh chấp sẽ không thể giải quyết được nếu sự cố xảy ra có ngun nhân khơng được quy định (liệt kê) trong luật, hoặc không rõ là có được quy định trong luật hay không.

Tại nội dung này, khi quy định trách nhiệm của người vận chuyển, Luật hàng không nên dựa trên nguyên tắc suy đốn lỗi. Tức là, tổn thất về hàng hóa do lỗi của người nào, người đó phải chịu. Người vận chuyển mắc lỗi, họ phải bồi thường, ngược lại họ thốt trách nhiệm.

+ Thứ ba, trong Luật Hàng khơng dân dụng 2006 cần phải bổ sung đó là đối tượng khiếu nại, khởi kiện. Như trên đã trình bày, khi tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không xảy ra, bên cạnh việc xác định chủ thể, thời hạn khiếu nại, khởi kiện, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì việc xác định đối tượng khiếu nại, khởi kiện cũng là rất cần thiết. Chính vì vậy, Luật Hàng khơng dân dụng 2006 cần phải bổ sung thêm vấn đề này để thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng. Và đồng thời cũng để phù hợp với quy định trong các điều ước quốc tế về vấn đề này.

+ Thứ tư, vận chuyển hàng hóa là một khâu quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa. Đặc biệt với những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì vận chuyển hàng hóa có thể nói là một điều khoản quan trọng khơng thể thiếu trong hợp đồng, hoặc có thể lập thành một hợp đồng riêng biệt. Chính vì vậy, theo tơi việc quy định cụ thể về vận chuyển hàng hóa nói chung và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng nói riêng trong đạo luật về thương mại (bộ luật quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa) là rất cần thiết. Hơn nữa, việc quy định về vận chuyển hàng hóa trong luật thương mại đã được rất nhiều quốc gia thực hiện thành công. Thiết nghĩ Việt Nam học tập theo là hoàn toàn phù hợp.

Kiến nghị thứ bảy: Tại Luật Hàng không dân dụng 2006 đã bỏ đi quy

định ưu tiên phát triển hàng khơng quốc gia, đối xử bình đẳng giữa các hãng, các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta nhận thấy việc cạnh tranh giữa Vietnam Airlines và Jet Star, cũng như các hàng khác rõ ràng là khơng bình đẳng. Luật đã được ban hành, quy định đã được đưa ra tuy nhiên cơ chế quản lý cạnh tranh trong vận tải hàng không vẫn chưa được xác lập. Điều này dẫn đến việc xử lý các tình huống cạnh tranh khi phát sinh khơng có cơ sở thực hiện. Chính vì lỗ hổng này của Luật đã khiến cho việc thực thi nó trên thực tế trở nên rất khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần phải ban hành ngay một Nghị định hướng dẫn thi hành về cơ chế quản lý cạnh tranh trong vận tải hàng không. Đây là một tiền đề để giải quyết tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực này, và đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc “đối xử bình đẳng giữa các hãng, các thành phần kinh tế” được thực hiện trên thực tế.

Theo số liệu thống kê, trong số 85 triệu dân Việt Nam thì chỉ khoảng hơn nửa triệu người là từng bước chân lên máy bay và nếu tiếp tục phát triển như hiện nay thì đến năm 2020 hàng khơng sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế

xã hội. Việc quy định giá trần trong giá cước vận chuyển nội địa được đưa vào trong Luật Hàng không dân dụng 2006 đã và đang hạn chế cạnh tranh bất lợi cho mơ hình hàng khơng giá rẻ, vì mơ hình này chỉ phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp được quyền định đoạt giá trên quy luật cung - cầu. Theo quy định này, các hãng chỉ có quyền bán rẻ nhưng khơng có quyền tăng giá ngay cả giai đoạn “cao điểm”, thị trường “lệnh đầu”. Mơ hình hàng khơng giá rẻ

theo tôi là một mơ hình rất hay, cần được tiếp tục tạo điều kiện phá triển. Chính vì vậy cần phải có sự sửa đổi hay xóa bỏ đi quy định về mức giá trần trong vận chuyển nội địa - một quy định hạn chế của Luật Hàng không dân dụng 2006.

Nước ta đã gia nhập WTO, chính vì vậy tình trạng độc quyền trong kinh doanh vận chuyển hàng không không thể tiếp tục tồn tại. Nhà nước nên mở cửa sớm bằng việc xây dựng các quy định pháp luật đúng đắn và cần thiết. Nếu ngay từ bây giờ khơng để dân ta tham gia thì khi hội nhập chúng ta chỉ có thể ngồi nhìn người nước ngồi gặt hái thành công ngay trên “thửa ruộng” của mình.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế quốc tế khơng ngừng vận động và phát triển thì việc hệ thống pháp luật phải liên tục được điều chỉnh để phù hợp với xu thế chung là một tất yếu. Với lượng hàng hóa lưu thơng trao đổi ngày càng tăng lên với mục tiêu an tồn, nhanh chóng, tiện nghi thì phương thức vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong thời gian hiện nay và tương lai sẽ luôn là phương thức vận tải quan trọng và được lựa chọn số một. Ý thức tầm quan trọng này, mới đây Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật HKDD 2006. Đây là văn bản luật được đánh giá là mang tính hội nhập cao và cùng với các văn bản luật khác nó đã tạo nên một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, trở thành một nền tảng vững chắc, tạo động lực mới để ngành hàng không phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước vươn lên khẳng định vị thế trong q trình hội nhập cộng đồng hàng khơng dân dụng và thế giới.

Nhận thấy được tầm quan trọng của lĩnh vực này tôi đã quyết định chọn đây là đề tài khóa luận của mình. Với bài khóa luận nghiên cứu tổng quan về những nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng không và hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, tôi hy vọng sẽ phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn về phương thức vận chuyển này. Và với những phân tích về thực trạng, giải pháp cho hệ thống pháp luật về hàng khơng dân dụng sẽ góp phần giúp cho nền pháp luật về lĩnh vực này luôn phù hợp với thời đại và khơng ngừng hồn thiện.

Hơn bất cứ một phương tiện vận chuyển nào khác, hàng không sẽ tăng trưởng trên quy mơ tồn cầu. Sự tăng trưởng của vận tải hàng không sẽ đặt ra vấn đề cần phải xem xét tính tương thích của các quy định pháp lý có liên quan. Chính vì điều này, tơi hy vọng sẽ có những nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng và

các lĩnh vực khác có liên quan. Những nghiên cứu này sẽ dẫn đến việc hòa đồng luật quốc tế vào luật quốc gia, góp phần tạo mơi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)