Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
2.3. Thực trạng và chiến lƣợc phát triển đô thị
2.3.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua đặc biệt từ sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp hầu hết các tuyến đường nội thị, nâng cao mật độ lưu thông. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chung của một đô thị lớn, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp thiết của thành phố, do đó trong những năm tới thành phố vẫn chủ trương tiếp tục đầu tư, hoàn thiện từng bước hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.
- Đường hàng không : Sân bay Đà Nẵng là sân bay hỗn hợp quân sự và
dân sự, có diện tích đường bao là 1.100ha, diện tích phần sân bay là 850ha,
59
trong đó diện tích phần dân sự là 37ha. Sân bay Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn yêu cầu cho các loại máy bay cỡ lớn hoạt động. Sân bay Đà Nẵng cách trung tâm thành phố 5km có vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng Việt Nam tại khu vực Miền trung, là điểm trợ giúp quản lý điều hành bay. Do vị trí sân bay nằm ngay trong thành phố nên có nhiều thuận lợi cho hành khách, nhưng lại gây trở ngại cho cuyoocj sống dân cư xung quanh, cũng như việc phát triển mở rộng thành phố và xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường đô thị khi thành phố phát triển đúng tầm, đặc biệt là tiếng ồn.
- Đường bộ : Mạng lưới đường bộ
Quốc lộ 1A : Là tuyến chạy dọc Bắc Nam, đoạn qua thành phố Đà Nẵng từ đèo Hải Vân- Hòa Phước dài 35,5km, đóng vai trò giao lưu liên tỉnh, qua hai đầu mối ngã ba Huế và ngã ba Hòa Cầm.
Quốc lộ 14B : Từ cảng Tiên Sa chạy dọc theo quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, qua cầu Tuyên Sơn chạy theo đường Cách Mạng Tháng 8 đến ngã ba Hòa Cầm, Túy Loan, Hòa Khương, daif32km. Đay là tuyến đường nối thành phố Đà Nẵng đi Tây Nguyên và nối Đà nẵng với hệ thống đường bộ xuyên Á đi Campuchia, Thái Lan...
Tỉnh lộ : Bao gồm tỉnh lộ 601,602,604,605 với tổng chiều dài 83,8km đã được nâng cấp, mở rộng.
Mạng lưới đường nội thị : Có tổng chiều dài 268km phần lớn đã được nâng cấp sửa chữa đảm bảo giao thông nội thị. Còn lại một số ít tuyến đường đang nâng cấp sửa chữa mở rộng.
Đường giao thông nông thôn: Gồm Huyện lộ có tổng chiều dài 69km, đường xã 84km và đường nông thôn có tổng chiều dài 272km. Hầu hết đã được thâm nhập nhựa, riêng đường nông thôn đã được bê tông hóa khoản 90%.
60 - Đường sắt:
Đường sắt Bắc- Nam qua Đà Nẵng dài 36km, gồm 03 ga chính : Ga Kim Liên : Nằm ở nam đèo Hải Vân là ga kỹ thuật và lập tàu.
Ga Lệ Trạch: Nằm ở xã Hòa Tiến phía Nam thành phố, cũng là ga kỹ thuật và lập tàu.
Ga Đà Nẵng là ga khu đoạn với 3 chức năng : Hành khách, hàng hóa, kỹ thuật và lập tàu.
- Đường thủy:
Đường sông : Thành phố Đà Nẵng hiện có 60km đường sông có thể lưu thông vận chuyển nhưng cũng chỉ ở các khu vực không thuận tiện về đường bộ và mang tính tự phát. Các sông có khả năng vận chuyển gồm : Sông Hàn, sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Túy Loan.
Đường biển: Thành phố Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để phát triển hệ thống cảng biển và cảng sông. Cụm cảng Đà Nẵng bao gồm cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn mang tính tổng hợp và có vai trò quan trọng trong khu vực, đảm bảo năng lực vận chuyển nội địa và xuất nhập khẩu trong khu vực ra nước ngoài.
Tóm lại : Thành phố Đà Nẵng có đầy đủ các loại hình giao thông gồm : đường hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ, có khả năng khai thác lớn và có hiệu quả, đồng thời với vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng sẽ dễ dàng phát triển và hòa nhập vào hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế.
Mặc dù mạng lưới đường bộ trong thành phố phát triển tương đối tốt, nối liền các vùng kinh tế miền núi, trung du, ven biển, các khu du lịch với trung tâm đô thị thành phố, nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, do tốc độ đô thị hóa cao và sức ép của việc tăng dân số tự nhiên, cơ học như hiện nay,
61
dẫn đến mật độ lưu lượng xe lớn. Vấn đề quỹ đất cũng như kinh phí lớn dành để mở rộng, nâng cấp, làm mới thêm hệ thồng giao thông trong tương lai là điều không thể tránh khỏi.
2.3.3. Chiến lƣợc phát triển đô thị
Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội của miền trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, là thành phố cảng biển, là đầu mối quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viến thông và tài chính- ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá- thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền trung và cả nước.
Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố là thuận lợi nhờ vào lợi thế đang phát triển và nhiều loại đất có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như sự đồng thuận của người dân trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, một số đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng cũng có điều kiện tham gia chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do có nhiều ưu thế hơn so với các tỉnh trong vùng, nên phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ đều đặt trụ sở tại Đà Nẵng để cung ứng dịch vụ không những cho Đà Nẵng mà còn cho các tỉnh trong vùng. Dựa vào tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sẽ thuận lợi để phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố từ “ Công nghiệp, xây dựng- dịch vụ- nông
62
nghiệp “ sang “ Dịch vụ- Công nghiệp, xây dựng- Nông nghiệp “, nhằm phát huy lợi thế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Phát triển đô thị, phát triển kinh tế- xã hội phải theo quy hoạch và gắn với bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, đi đôi với việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân bằng cách tạo việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí, thu hẹp khoảng cách giữa giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Chú trọng đầu tư công cộng cho khu vực nông thôn, miền núi, làm cho đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng.
Khai thác sử dụng đất một cách triệt để có hiệu quả cho các mục đích sử dụng đất. Từ nay đến năm 2020 và xa hơn, phấn đấu cơ bản đưa toàn bộ quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng. Việc bảo vệ, sử dụng đất tiết kiệm, chuyển đổi hợp lý cơ cấu sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thành phố một cách ổn định và bền vững.
Quá trình đô thị hoá tại thành phố Đà Nẵng đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, dân cư thành phố sẽ phát triển vươn ra các khu công nghiệp, thương mại, du lịch mới, đồng thời một số khu vực nông thôn cũng được đô thị hoá. Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị, định hướng đô thị thành phố về lâu dài, thành phố sẽ phát triển không gian đô thị theo hướng mở rộng thành phố về phía Nam, phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam. Phát triển các đô thị vệ tinh ở vùng ngoại thành tại các thị trấn, trung tâm xã, cụm xã...
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội cũng cần hạn chế việc lấy đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất Lúa để sử dụng vào mục đích khác, nhằm
63
đảm bảo một phần chiến lược an ninh lương thực, thoả mản nhu cầu nông dân cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và giải quyết lao động nông thôn.
Dành một quỹ đất hợp lý ưu tiên phát triển dịch vụ, du lịch, hình thành các khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng một cách có hiệu quả quỹ đất và cơ sở hạ tầng, gắn việc phát triển dịch vụ, du lịch với việc nâng cao nhận thức, trình độ dân trí của nhân dân.
Xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng phải tiến hành đồng bộ trong quá trình hình thành và mở rộng đô thị, có tính đến kết hợp với cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hoá- xã hội của nhân dân.
Bảo vệ và chăm sóc vốn rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường đất, đảm bảo cho rừng có đủ chức năng phòng hộ, sản xuất, giữ vững độ che phủ của rừng ở mức 60%.
Khai thác sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm có hiệu quả và không ngừng làm giàu cho đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường đất, môi trường thiên nhiên, điều chỉnh dân việc sử dụng đất cho hợp lý tiến đến chấm dứt những bất hợp lý trong quản lý sử dụng đất.
Thành phố cũng đã triển khai hàng trăm dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, các khu đô thị, khu tái định cư với hạ tầng hiện đại, quy mô lớn, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thí hoá. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đầu tư mạnh mẽ cho y tế, giáo dục, quốc phòng- an ninh.... Trong mối liên kết vùng, Đà Nẵng đã và đang là địa bàn thu hút đầu tư nước ngoài lớn của khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Thành phố Đà Nẵng đầu tư nguồn lực để phát triển kinh tế biển; sớm xây dựng chiến lược quốc gia
64
về du lịch biển; phát triển chuỗi đô thị ven biển; đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010- 2015 ra Quyết nghị về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế- xã hội và quốc phòng, an ninh như sau:
- Tập trung nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng : Dịch vụ- Công nghiệp- Nông nghiệp.
Phát triển dịch vụ đa dạng, với tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP, phấn đấu sớm trở thành một trong bốn trung tâm thương mại- dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài. Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố
Phát triển các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là khu công nghệ cao và khu công nghiệp công nghệ thông tin. Tiếp tục mở rộng không gian đô thị theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị. Rà soát, bổ sung quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị thành phố đến 2025, đặc biệt là quy hoạch phát triển giao thông- vận tải. Chú trọng tổ chức không gian đô thị phù hợp, hài hoà với thiên nhiên và bảo đảm phát triển bền vững. Đầu tư tập trung những công trình kết cấu hạ tầng then chốt như: Cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi mới, Cầu Nguyễn Hữu Thọ, Nhà ga sân bay quốc tế ( đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng), Cảng Tiên Sa ( giai đoạn 2), Cảng Liên Chiểu (giai đoạn 1), Nhà ga xe lửa mới, đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh ( đoạn Nam Đông- Tuý Loan ), tuyến Hành lang Kinh tế Đông- Tây từ Cảng Đà Nẵng đến cửa khẩu Nam Giang, các tỉnh lộ DDT601, DDT604 và
65
các đường vành đai khác; các khu đô thị mới Tây Bắc, Đa Phước, Nam Cẩm Lệ; khu đô thị sinh thái Hoà Xuân gắn với khu liên hợp thể thao; quần thể du lịch sinh thái Sơn Trà, Bà Nà- Suối Mơ, Trung tâm hành chính thành phố, dự án khu phức hợp thương mại- dịch vụ cao tầng tại địa điểm sân vận động Chi Lăng hiện nay.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị theo hướng hiện đại, kiên quyết không để xảy ra ùn tắc giao thông, giải quyết cơ bản vấn đề ngập úng cục bộ. Hoàn thành xây dựng nhà máy cấp nước Hoà Liên, phấn đấu 100% dân số nội thành và 95% dân số nông thôn được cấp nước sạch. Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý chất thải; phấn đấu tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 100%. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, giảm dần phương tiện giao thông cá nhân trong nội thành; nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, bãi đỗ xe ngầm; đẩy nhanh hiện đại hoá hạ tầng viễn thông, truyền hình tại khu vực trung tâm thành phố.
Phát triển vận tải hành khách công cộng, hệ thống trạm dừng nghỉ, bến xe, nhà ga, hệ thống điều khiển giao thông theo quy hoạch. Tạo bước chuyển đáng kể trong thực hiện Đề án xây dựng “ thành phố môi trường“. Phấn đấu đến năm 2015, hầu hết cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch, 85% cơ sở hiện có đạt các tiêu chuẩn cơ bản về môi trường; các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đẩy mạnh việc trồng cây xanh, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 50%.
Tóm lại, chiến lược phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng là xây dựng thành phố trở thành một đô thị lớn của cả nước; là trung tâm kinh tế- xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước.
66
CHƢƠNG 3 :NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ẢNH HƢỞNG TỚI MÔ HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÀ NẴNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng tới mô hình thi hành pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại Đà Nẵng lý và sử dụng đất đai tại Đà Nẵng
Chế độ đất đai được xác định là sở hữu toàn dân. Nhà nước thay mặt nhân dân thể hiện vai trò, chức năng của người đại diện chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối. Với vai trò đó, Nhà nước thực hiện chức năng sở hữu thông qua việc thực hiện 03 quyền của chủ sở hữu. Việc quản lý đất đai được thực hiện thống nhất, toàn diện nhưng có sự phân công, phân cấp từ Trung ương đến địa phương, theo đó Nhà nước quản lý đất đai thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy : Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều điểm bất cập, nhiều nội dung chồng chéo và chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong quá trình thực hiện, Luật Đất đai 2003 đã bộc lộ khá nhiều bất cập, vướng mắc cần phải sửa đổi để đảm bảo phù hợp với thực tiễn cuộc sống. (trong báo cáo rà soát Luật Đất đai của UBND