5- Kết cấu của luận văn:
2.1.3- Điều kiện chuyển đổi
Nghị định 95/2006/NĐ-CP quy định những DNNN thuộc diện chuyển đổi là doanh nghiệp mà thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn và những doanh nghiệp có mức vốn điều lệ không thấp hơn 30 tỷ đồng đối với Công ty Nhà nước độc lập hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty, của Công ty mẹ và 500 tỷ đồng đối với công ty mẹ. Còn tại Nghị định 25/2010/NĐ-CP quy định thì ngoài những doanh nghiệp Nhà nước
cần nắm giữ 100% vốn thì những doanh nghiệp mà có vai trò đặc biệt quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ, thông tin của tổng công ty, tập đoàn mà tổng công ty, tập đoàn cần nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng là đối tượng thuộc diện chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên; bên cạnh đó Nghị định 25/2010/NĐ- CP còn quy định thêm những doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa triển khai thực hiện cổ phần hóa hoặc đang thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần nhưng dự kiến đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền cũng phải chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên. Có thể thấy Nghị định 25/2010/NĐ-CP quy định rộng hơn về điều kiện chuyển đổi so với Nghị định 95/2006/NĐ-CP, với mục đích chuyển tất cả các DNNN sang hoạt động theo luật chung là Luật Doanh nghiệp. Quy định này là phù hợp, làm cơ sở xác định những doanh nghiệp nào cần có vốn
Nhà nước, những doanh nghiệp nào không cần thì chuyển sang cho tư nhân kinh doanh, như vậy hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi sẽ hiệu quả hơn. Còn đối với những doanh nghiệp phải tiến hành cổ phần hóa nhưng chưa tiến hành được cũng phải chuyển sang công ty TNHH một thành viên và sau đó sẽ phải tiếp tục cổ phần hóa theo lộ trình vì cổ phần hóa là một quá trình cần có nhiều thời gian nếu các doanh nghiệp không chuyển đổi thì khi Luật doanh nghiệp Nhà nước hết hiệu lực sẽ không có cơ sở pháp lý để áp dụng