Từ thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất tại Hà Nội, ta có thể đưa ra những đánh giá khái quát chung về thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ này trên cả nước như sau: theo Báo cáo tổng kết quả thi hành Luật Đất đai, năm 2011, liên quan đến cho thuê đất, trên cả nước thực hiện việc cho thuê đất đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và bước đầu phát huy nguồn lực của đất đai trong phát triển của đất nước với kết quả chung như sau: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56 nghìn ha (chỉ
chiếm 0,22%), trong đó đất nơng nghiệp 30 nghìn ha (53,57%), đất phi nơng nghiệp 26 ha (46,43%);
Về việc lập quy hoạch, kế hoạch: Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Việc cho thuê đất đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo tiền đề để kinh tế nông thôn phát triển và làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, tiết kiệm hơn.
Nhận thức về vị trí, vai trị của cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền đã được nâng lên; tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong việc cho thuê đất đến nay đã giảm. Việc lấy ý kiến người dân, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phát huy tính dân chủ, minh bạch, tăng cường sự giám sát của người dân, hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý đất đai. Các tỉnh đã đề ra nhiệm vụ quản lý chặt chẽ tài nguyên đất theo quy hoạch và quy định của pháp luật đề ra.
Về thẩm quyền cho thuê đất: Bộ máy giúp việc cho UBND các cấp
triển khai việc cho thuê đất ngày càng hoàn thiện hơn. Trong những năm qua, hầu hết các tỉnh đều đều đã thành lập và kiện toàn tổ chức, bộ máy của Sở Tài ngun và Mơi trường với đủ các phịng, ban chức năng, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai. Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Phịng Tài ngun và Mơi trường.
Hầu hết các xã, phường, thị trấn trong cả nước đều đã có cán bộ địa chính; nhiều cơ sở do khối lượng cơng tác quản lý đất đai lớn đã hợp đồng thêm từ một đến năm cán bộ, có địa phương thành lập ban địa chính thuộc Ủy ban nhân dân phường.
Về trình tự, thủ tục cho thuê đất: Trình tự, thủ tục cho thuê đất đã
được thực hiện theo đúng quy định; đã từng bước khắc phục tình trạng cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng. Đất được cho thuê về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phịng - an ninh;
Chính sách đất đai đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thể chế trong Luật Đất đai và các Luật khác có liên quan; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ được áp dụng hình thức Nhà nước Việt Nam cho thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư;
Thủ tục hành chính trong việc cho thuê đất đã được cải cách theo hướng đơn giản hoá hồ sơ; rút ngắn thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trình tự, thời gian thực hiện cho thuê đất giải quyết được quy định chi tiết trong Luật Đất đai hiện hành đã góp phần làm minh bạch, công khai trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (Theo Báo cáo tổng kết quả thi hành Luật Đất đai, năm 2011 – Bộ Tài nguyên và Môi trường)[5].
Về giá đất khi cho th đất
Nhìn chung, chính sách về giá đất thời gian qua đã liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai, từng bước phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội và là cơ sở để từng bước giải quyết tốt hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng thời góp phần hạn chế tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất.
Nguồn thu từ đất đai cho ngân sách nhà nước tăng qua các năm (năm 2002 là 5,5 nghìn tỷ đồng, năm 2005 đạt gần 18 nghìn tỷ đồng, năm 2006 đạt gần 21 nghìn tỷ đồng, năm 2007 đạt gần 37 nghìn tỷ đồng, năm 2008 đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, năm 2009 đạt gần 47 nghìn tỷ đồng và năm 2010 đạt 67 nghìn tỷ đồng).
Hệ thống chính sách thuế đối với đất đai đã được quy định tương đối đầy đủ, có nhiều đổi mới phù hợp với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Việc điều tiết thu nhập đối với các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thơng qua chính sách thuế chuyển quyền sử dụng đất, đã hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, kinh doanh nhất là sản xuất nông nghiệp.
Việc xây dựng bảng giá đất hàng năm đã được các địa phương chú trọng và được thực hiện chi tiết đến từng huyện, xã, có nơi đến từng thửa đất, làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính thuế, lệ phí và các khoản thu tài chính khác.
Nguyên tắc xác định giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác lập và triển khai thực hiện, bước đầu làm lành mạnh hóa các quan hệ đất đai, là cơ sở để giải quyết tốt hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng thời góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất.