Chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 35 - 39)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Chủ thể của hợp đồng là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, có chủ quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó.

Theo quy định tại Luật thương mại 2005 và NĐ 35 chủ thể hợp đồng NQTM gồm bên nhận quyền và bên nhượng quyền, tuy nhiên theo Đ290- LTM thì có thể còn xuất hiện thêm chủ thể thứ ba "bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận quyền thứ cấp) nếu được sự đồng ý của bên nhượng quyền, khi đó bên nhận lại quyền sẽ có các quyền và

nghĩa vụ như bên nhận quyền theo quy định pháp luật". Tuy nhiên quy định này không có nghĩa là trong mọi trường hợp bên nhượng quyền sẽ hạn chế được quyền này của bên nhận quyền, mà chỉ khi xảy ra một trong các trường hợp sau bên nhượng quyền mới có quyền từ chối (K3.Đ15.NĐ35):

- Bên dự kiến chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận quyền chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng NQTM.

- Bên dự kiến chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của bên nhượng quyền trực tiếp.

- Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống NQTM hiện tại.

- Bên dự kiến nhận quyền chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của bên nhận quyền theo hợp đồng NQTM.

- Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận quyền chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay thế cho bên nhận quyền.

Việc quy định các trường hợp bên nhượng quyền có quyền từ chối việc bên nhận quyền nhượng lại quyền cho bên thứ ba đã làm hạn chế quyền của bên nhận quyền và mở rộng quyền hạn của bên nhượng quyền. Ngược lại quy định này cũng giúp bên nhượng quyền kiểm soát được hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền cũng như toàn bộ hệ thống nhượng quyền thương mại.

Đ5 và Đ6 NĐ35 quy định cụ thể điều kiện trở thành chủ thể đối với các thương nhân theo đó muốn trở thành bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, thương nhân đó phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Hệ thống nhượng quyền kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 1 năm; trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận

quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

- Đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền.

- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không thuộc đối tượng cấm kinh doanh; nếu thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

Theo các quy định này thì điều kiện đặt ra đối với thương nhân nhượng quyền khá khắt khe và phức tạp. Trong khi đó, đối với bên nhận quyền thì điều kiện rất đơn giản, thương nhân đó chỉ cần có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại là có thể kinh doanh NQTM.

Thực chất mục đích của các yêu cầu khắt khe được đặt ra đối với bên nhượng quyền là để cho bên nhận quyền, ở một mức độ nhất định nào đó, tránh khỏi nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro trong kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị "quyền thương mại" hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền. Với lợi thế có sẵn đó, trong quan hệ với bên nhận quyền, bên nhượng quyền sẽ nhận được một khoản vốn không nhỏ thu được từ khoản phí nhượng quyền mà bên nhận quyền phải trả. Chính vì vậy mà đến lượt mình, pháp luật thương mại cần thiết phải thiết kế một hệ thống các điều kiện cơ bản mà một doanh nghiệp nhượng quyền phải đáp ứng khi muốn kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. Trong đó, có hai điều kiện cơ bản mà pháp

luật quy định đối với bên nhượng quyền là: hình thức tồn tại và thời gian hoạt động của bên nhượng quyền. Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam và các nghị định hướng dẫn thi hành luật này không có quy định nào đặt ra các điều kiện về mặt hình thức tồn tại của thương nhân đối với bên nhượng quyền thương mại, mà chỉ cần có dấu hiệu của một loại chủ thể đặc biệt được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại [11]. Trong khi đó, pháp luật của một số nước yêu cầu bên nhượng quyền bắt buộc phải là doanh nghiệp, mọi hình thức tồn tại khác của thương nhân đều không được phép tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại. Về thời gian hoạt động của bên nhượng quyền trong lĩnh vực dự định sẽ nhượng quyền là một khoảng thời gian luật định. Theo pháp luật Việt Nam thì thời gian tối thiểu quy định đối với hoạt động của bên nhượng quyền trước khi thực hiện nhượng quyền là một năm. Khoảng thời gian một năm theo quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối ngắn. [11] Trong khoảng thời gian này, tên thương mại và các công nghệ đặc trưng của thương nhân không phải lúc nào cũng đã được hình thành một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, với tư cách là một lĩnh vực hoạt động thương mại mới mẻ, nhượng quyền thương mại phải được tạo mọi điều kiện để phát triển một cách tương đối tự do và nhanh chóng. Vì vậy, quy định khoảng thời gian ngắn để nhận biết giá trị "quyền thương mại" của bên nhượng quyền cũng là một trong những cách thức tiếp cận có ý nghĩa của pháp luật thương mại Việt Nam.

Pháp luật thương mại Việt Nam không đề cập tới điều kiện bắt buộc về mặt hình thức tồn tại cho bên nhận quyền. Điều này có phần phù hợp với điều kiện của Việt Nam bởi trên thực tế, hầu hết các "quyền thương mại" được nhượng ở Việt Nam chủ yếu chỉ được thiết lập dưới các dạng nhà hàng, quán ăn nhanh với quy mô tương đối nhỏ hẹp, nằm trong khả năng có thể điều khiển được của hộ kinh doanh cá thể, thậm chí là cá nhân kinh doanh. Bên

nhận quyền phải có tư cách độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư; đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 35 - 39)