0,5
2 Những từ ngữ, hình ảnh thơ tái hiện vẻ đẹp của vùng quê “Bên kiasông Đuống” thuở yên bình: lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ gà sông Đuống” thuở yên bình: lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
- Hướng dẫn: nêu được 1 ý cho 0,25 điểm; 2 ý cho 0,5 điểm.
0,5
3 * Biện pháp nghệ thuật đối lập trong đoạn thơ trên:
Đối lập giữa những hình ảnh quê hương “Bên kia sông Đuống” tươi đẹp thuở bình yên với quê hương đau thương trong hiện tại chiến tranh...
* Tác dụng:
Diễn tả cụ thể, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ và niềm đau của tác giả trước hiện tại quê hương mình bị giặc tàn phá...; đồng thời tạo nhịp điệu và âm hưởng da diết cho đoạn thơ.
Hướng dẫn: nêu đủ, đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
0,5
0,5
4 Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước thể hiện trong đoạn thơ: hiện trong đoạn thơ:
- Đó là tình yêu sâu sắc, thiết tha của một người con đi xa hướng về nguồn cội trong hoàn cảnh quê hương bị giặc giày xéo.
- Tình cảm ấy được thể hiện trong nỗi nhớ và niềm tự hào về miền quê vốn êm đềm, trù phú, giàu giá trị văn hóa; trong nỗi đau xót khi hình dung quê hương bị kẻ thù tàn phá.
0,5
Hướng dẫn: nêu đủ, đúng mỗi ý trên cho 0,5 điểm.
II LÀM VĂN 7.00
1 Viết đoạn văn về hậu quả do chiến tranh gây ra đối với đời sống
con người
2.00
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành...
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ:
Chiến tranh gây ra những hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của con người và sự phát triển chung của cả thế giới.Cụ thể:
- Về vật chất: Chiến tranh tàn phá mọi thành quả lao động và kiến thiết, tàn phá môi trường sống,... khiến con người phải sống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật.
- Về tinh thần: Chiến tranh để lại những vết thương tinh thần không thể chữa lành; khiến con người sống trong đau khổ, mất mát, sợ hãi, kinh hoàng, chia li, tan vỡ và những xung đột gay gắt...
( Nêu được dẫn chứng thuyết phục...)
Hướng dẫn: nêu được mỗi ý trên cho 0,5 điểm; nếu hs diễn đạt không rõ và gọn ý thì không cho điểm tối đa.
1.00
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp
0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
2 Cảm nhận đoạn trích “ Thạch trận dàn bày ...Thế là hết
thác”; từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân được thể hiện trong đoạn trích.
5.00
vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn trích
“ Thạch trận dàn bày ...Thế là hết thác”; phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0.50
Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà, đoạn trích .
Hướng dẫn chấm:
-Giới thiệu tác giả: 0,25 điểm
-Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm
2. Cảm nhận đoạn văn: 2.5
Đoạn văn khắc họa hình tượng sông Đà hung bạo và vẻ đẹp người lái đò qua cuộc chiến đấu với thác nước sông Đà. Cụ thể:
a. Sông Đà:
- Hung bạo, dữ dằn như một lũ tướng dữ quân tợn, một thứ kẻ thù tàn bạo và nham hiểm với con người...
- Đó cũng chính là vẻ đẹp hùng vĩ như “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc được khám phá bởi người nghệ sĩ Nguyễn Tuân.
b. Người lái đò:
- Dũng cảm, hiên ngang đối mặt với sông Đà, bình tĩnh và can đảm chống chọi với những “ngón đòn hiểm độc nhất” của sông Đà như một chiến binh bất khuất...
- Dày dạn kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường sông Đà, những động tác chèo đò chính xác, thành thạo và dũng mãnh như một dũng tướng tài ba chỉ huy trận chiến với thác đá sông Đà...
vun vút xuyên qua hơi nước, lướt trên sóng thác sông Đà đầy kiêu hãnh và ngoạn mục...
Một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác băng ghềnh, một người lao động giỏi giang trên sông nước, với tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước; làm chủ công việc, có thể chế ngự thiên nhiên để bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người.
c. Đánh giá, nhận xét chung về đoạn trích:
- Nghệ thuật đối lập, liệt kê, so sánh, liên tưởng từ ngữ và hình ảnh sinh động, hấp dẫn...
- Đoạn văn đã khắc họa hình tượng sông Đà hung bạo - sức mạnh của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà con người cần chinh phục.Trên nền thiên nhiên ấy là hình tượng người lái đò trí dũng và tài hoa- đại diện cho người dân lao động miền Tây Bắc với vẻ đẹp tâm hồn như “chất vàng mười đã qua thử lửa”. Qua đó nhà văn thể hiện cảm hứng ngợi ca Tây Bắc, ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong thời kì mới.
Hướng dẫn chấm:
- Ý a: 0,75điểm; ý b: 1,25 điểm; ý c: 0,5 điểm.
3. Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích: hiện trong đoạn trích:
0.5
* Đoạn trích đã thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo của Nguyễn Tuân:
* Cụ thể:
- Khám phá và khắc họa hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu tính thẩm mĩ: sông Đà với tính cách dữ dội, nham hiểm...; người lái đò với những phẩm chất trí dũng, tài hoa, nghệ sĩ, xuất sắc trong nghề nghiệp của mình. Đặc biệt, hình tượng ông đò - người lao động bình dị mà rất đỗi phi thường, trong tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước, làm chủ cuộc đời còn thể hiện nét đổi mới tích cực trong tư tưởng của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng Tám.
lộ kho từ vựng phong phú ; vốn hiểu biết sâu sắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau; sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liên tưởng độc đáo, thú vị...
Hướng dẫn chấm: mỗi ý * cho 0,25 điểm
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp
0.25