NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH(5) (Trang 31 - 36)

CÁC DOANH NGHIỆP

Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội:

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và đối với môi trường chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lượng tương tự như chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lượng lao động và chất lượng đời sống.

Ở những nước châu Âu, người ta có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng - an toàn lao động - môi trường). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vượt khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội, mở rộng sổ tay chất lượng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường. Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách.

Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường thì ai cũng biết. ISO (International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường. Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.

Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau:

 An toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể.

 Quyền lợi tối thiểu của người lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thể.

Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác. Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tổ chức quốc tế tham gia hội nghị của WC SR. Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hướng dẫn ISO 26000 sẽ được công bố vào năm 2010. Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO 26000 chỉ là một tiêu chuẩn hướng dẫn nên không thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp.

Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự.

Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm xã hội như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA 1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức).

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Để hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đưa ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn khác vừa nêu trên.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội của mình. Trong khi đó quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội là hai chính sách sẽ mau chóng đưa nước ta sớm lên hàng một quốc gia công nghệ hiện đại. Hy vọng giải thưởng "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009" của VCCI sẽ tạo được tiếng vang và thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham dự.

Những điểm cần lưu ý khi áp dụng Trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử:

Thực hiện "Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Việt Nam" là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế nhiều khi có sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau. Bởi vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, để áp dụng Trách nhiệm xã hội vào các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau:

 Trước hết cần khẳng định là việc gắn tiêu chuẩn lao động với thương mại quốc tế đã không được thừa nhận tại WTO cũng như các diễn đàn quốc tế khác. Bởi vậy, các CoC không phải là các công ước quốc tế, cũng không phải thoả thuận giữa chính phủ với chính phủ mà chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (bên bán và bên mua hàng hoá, dịch vụ).

 Các CoC không thay thế, không đứng trên luật quốc gia. Việc thực hiện các CoC ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia.

 Phần lớn nội dung của CoC dựa trên các công ước và thông lệ quốc tế (ví dụ ILO) và luật quốc gia. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở các CoC là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này (các công ty bạn hàng hay công ty đánh giá độc lập).

 Việc thực hiện các CoC là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, có thể một công ty bạn hàng nước ngoài nào đó quy định việc thực hiện một bộ CoC nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương mại thì đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, không phải là sự bắt buộc từ phía chính phủ sở tại cũng như chính phủ nước nhập hàng.

 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, chủ yếu ngay tại

nơi làm việc. Đó cũng chính là quá trình chuyển từ mối quan tâm thuần tuý đến tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp, của mỗi nền kinh tế sang mối quan tâm đến sự phát triển mà mỗi doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

 Việc thực hiện các quy định thể hiện thể hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các CoC là một khoản chi phí mang tính cất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp cuả doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã bán sản phẩm.

 Nếu CSR và CoC được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện CSR chính là một việc làm mà các bên đều có lợi:

Thứ nhất : là uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên.

Thứ hai: là quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được bảo đảm tốt hơn.

Thứ ba: là việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn. Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội chính là việc cụ thể hoá một số quy định chính của Bộ luật Lao động và một số văn bản luật pháp khác chứ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải lấy chứng chỉ nào đó. Việc đi lấy một chứng chỉ của một bộ tiêu chuẩn cụ thể nào đó sự lựa chọn và tự quyết định của doanh nghiệp trong quan hệ với bạn hàng.

Cơ sở luật pháp, hệ thống thiết chế của Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu của CSR hay của các CoC sao cho phù hợp với luật pháp của Việt Nam và hài hoà lợi ích của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH(5) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w