Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam (Trang 67 - 71)

2.6. BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KIẾN TRÚC

2.6.1. Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

2.6.1.1 Các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

khoa học và nghệ thuật rất phức tạp và xảy ra thƣờng xuyên với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Theo quy định tại Điều 28 LSHTT thì các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm; - Mạo danh tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không đƣợc phép của tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không đƣợc phép của đồng tác giả đó;

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

- Sao chép tác phẩm mà không đƣợc phép của tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trƣờng hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lƣu trữ trong thƣ viện với mục đích nghiên cứu;

- Làm tác phẩm phái sinh mà không đƣợc phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đƣợc dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trƣờng hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho ngƣời khiếm thị;

- Sử dụng tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút,thù lao,quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ những trƣờng hợp đƣợc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao nhƣ tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chƣơng trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trƣờng mà không làm sai ý tác

giả, không nhằm mục đích thƣơng mại; sao chép tác phẩm để lƣu trữ trong thƣ viện với mục đích nghiên cứu; biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dƣới bất kỳ hình thức nào; ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đƣa tin thời sự hoặc để giảng dạy; chụp ảnh,truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh,mỹ thuật ứng dụng đƣợc trƣng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho ngƣời khiếm thị; nhập khẩu bản sao tác phẩm của ngƣời khác để sử dụng riêng (quy định tại khoản 1 Điều 25 của LSHTT);

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trƣng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phƣơng tiện kỹ thuật số mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

- Xuất bản tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; - Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dƣới hình thức điện tử có trong tác phẩm;

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

hành thì hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học rất đa dạng. Tác phẩm kiến trúc là một loại hình của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học vì vậy hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc cũng rất đa dạng và bao gồm các dạng pháp luật quy định nêu trên.

2.6.1.2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Trƣớc khi LSHTT đƣợc ban hành các văn bản pháp luật không quy định cụ thể các căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nên trong nhiều trƣờng hợp việc xác định hành vi xâm phạm gặp khó khăn, vƣớng mắc do thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng. Từ khi LSHTT và các văn bản hƣớng dẫn đƣợc ban hành thì các căn cứ xác định hành vi xâm phạm và yếu tố xâm phạm quyền tác giả đƣợc quy định cụ thể trong LSHTT và Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều và Điều 7 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc khi có đủ các căn cứ sau đây: Đối tƣợng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tƣợng đang đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; có yếu tố xâm phạm trong đối tƣợng bị xem xét; ngƣời thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là ngƣời đƣợc pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của LSHTT và hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Việc xác định tác phẩm đƣợc bảo hộ đƣợc thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của LSHTT. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây: Bản sao tác phẩm đƣợc tạo ra một cách trái phép; tác phẩm phái sinh đƣợc tạo ra một cách trái phép; tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc

chiếm đoạt quyền tác giả; phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép và sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép. Tuy vậy, trong pháp luật Việt Nam hiện hành chƣa có các quy định riêng về xác định các vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc vì vậy việc xác định các vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đƣợc thực hiện căn cứ vào các quy định này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)