1.3. HỆ THỐNG TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN
1.3.1. Khái luận chung về hệ thống Toà án nhân dân ở Việt Nam
1.3.1. Khái luận chung về hệ thống Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay hiện nay
Toà án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nƣớc cộng hoà XHCN Việt Nam. Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nƣớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Hiện nay, hệ thống toà án ở nƣớc ta bao gồm: Toà án nhân dân tối cao;
Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Các toà án quân sự (bao gồm toà án quân sự trung ƣơng; các toà án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng; các toà án quân sự khu vực);
Các toà án khác do luật định.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt.
Là cơ quan trong hệ thống tƣ pháp, toà án có những đặc thù so với các cơ quan khác trong hệ thống này, đó là:
- Toà án, ngƣời đại diện của quyền lực tƣ pháp khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội.
Toà án chủ yếu đóng vai trò là một bộ máy “quyền lực” bởi vì thông qua quyền lực tƣ pháp mà pháp luật tác động đến những quan hệ xã hội. Đây là phƣơng tiện chủ yếu trong việc giải quyết các trƣờng hợp xung đột giữa các quan hệ pháp luật
- Toà án phải có vị trí độc lập. Khi xét xử toà án có trách nhiệm áp dụng đúng đắn pháp luật nhà nƣớc, không bị ràng buộc bởi bất cứ tác động nào, các cơ quan nhà nƣớc khác không có quyền can thiệp. Nguyên tắc này không có nghĩa là toà án biệt lập với các cơ quan khác của nhà nƣớc, bởi toà án vẫn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền lợi hợp pháp của nhân dân.
- Những ngƣời làm công tác xét xử phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý rất cao, đủ khả năng để giải quyết các vấn đề rất phức tạp nhƣ xác định tội phạm và ngƣời phạm tội và áp dụng hình phạt, phán quyết các tranh chấp, các sự kiện liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
- Xét xử là hoạt động sáng tạo trong áp dụng pháp luật, đòi hỏi tƣ duy ở trình độ cao của ngƣời thẩm phán. Họ phải nhận thức một cách sâu sắc hệ thống đồ sộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, kể cả pháp luật của các quốc gia khác khi có liên quan và pháp luật quốc tế, đồng thời cần phải có năng lực và kinh nghiệm xét xử.
- Hoạt động xét xử luôn luôn bị giới hạn bởi những quy định khắt khe của pháp luật tố tụng về chứng cứ, về thời hạn, về độ chính xác của bản án.
- Trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của toà án lại càng đƣợc khẳng định. Vì toà án chính là cơ quan thực thi quyền tƣ pháp trong bộ máy nhà nƣớc và việc thực thi quyền này lại ảnh hƣởng trực tiếp tới mục tiêu và các giá trị của công cuộc xây dựng nhà nƣớc.
Toà án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của nhà nƣớc và nền công lý của chế độ, đồng thời thể hiện chất lƣợng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tƣ pháp trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.