Vƣớng mắc của quy định ph p luật về năng lự ồi thƣờng thiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân (Trang 90)

3.1. Vƣớng mắc của quy định ph p luật về năng lự ồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân ngoài hợp đồng của cá nhân

Quy định về năng lực BTTHNHĐ của cá nhân trải qua các giai đoạn lịch sử, đƣợc các nhà làm luật quan tâm và thể chế hóa vào các văn bản pháp luật. Trong quá trình giải quyết các vụ việc trong thực tiễn đời sống, chế định này đã cho thấy sự phù hợp nhất định, phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của các cơ quan áp dụng pháp luật, góp phần tích cực vào công tác ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra, đảm bảo quyền và lợi ích cho mọi chủ thể. Mặc dù BLDS 2015 đã có nhiều điểm đổi mới, tiến bộ về vấn đề này nhƣng khi áp dụng những quy định đó vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, không khả thi, gây khó khăn cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, dẫn đến hiệu quả giải quyết các vụ việc chƣa cao, vẫn còn tồn động, tốn kém thời gian và tiền bạc. Xuất phát từ việc nhìn nhận những điểm bất cập, tình hình cụ thể đối với thực trạng áp dụng pháp luật, tác giả xin nêu ra một số vƣớng mắc để từ đó có giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về năng lực BTTHNHĐ của cá nhân:

Thứ nhất, Khoản 1 Điều 586 BLDS 2015 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Tức là, ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên, bao gồm cả đối tƣợng mất năng lực hành vi dân sự, cứ gây thiệt hại thì phải tự bồi thƣờng. Lại đối chiếu xuống khoản 3 Điều luật này:

… Ngƣời mất năng lực hành vi dân sự (…) gây thiệt hại mà có ngƣời giám hộ thì ngƣời giám hộ đó đƣợc dùng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để bồi thƣờng; nếu ngƣời đƣợc giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thƣờng thì ngƣời giám hộ phải bồi thƣờng bằng tài sản của mình; nếu ngƣời giám hộ chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong việc

Dễ dàng thấy sự không thống nhất trong cùng một Điều luật.

Thứ hai, xác định hậu quả pháp lý trongtrường hợp cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại phải tự bồi thường thiệt hại mà không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường thiệt hại.

Hiện nay, BLDS 2015 vẫn chƣa có sự điều chỉnh về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp này, cho nên ngƣời bị thiệt hại sẽ phải chịu rủi ro không đƣợc đền bù thiệt hại.

Thứ ba, chưa có sự quy định rõ ràng về thời điểm xác định độ tuổi và tài sản

Thời điểm xác định độ tuổi của cá nhân để truy cứu trách nhiệm BTTHNHĐ là hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với ngƣời chƣa thành niên, điều này có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt để xác định trách nhiệm thuộc về ngƣời chƣa thành niên hay cha, mẹ, ngƣời giám hộ. Cũng nhƣ thời điểm xác định độ tuổi, việc quy định về thời điểm xác định tài sản của ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cũng ảnh hƣởng rất lớn đến quyền và lợi ích của ngƣời bị thiệt hại.

Thứ tư, quy định chưa thống nhất trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà còn cha, mẹ, đồng thời đang được giám hộ

Trƣờng hợp này thì nên áp dụng theo quy định tại khoản 2 hay là khoản 3 Điều 586 BLDS 2015. Theo khoản 2 thì người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại sẽ thuộc về cha, mẹ; Còn ngƣời từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại sẽ thuộc về chính họ. Trong khi theo khoản 3 thì ngƣời chƣa thành niên gây thiệt hại có ngƣời giám hộ thì trách nhiệm bồi thƣờng lại thuộc về ngƣời giám hộ (nếu nhƣ ngƣời đƣợc giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thƣờng hoặc ngƣời giám hộ không chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong việc giám hộ). Nhƣ vậy, cùng đối tƣợng gây thiệt hại nhƣng chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng lại đƣợc quy định khác nhau ở 2 Điều khoản.

Thứ năm, chưa có quy định điều chỉnh rõ ràng đối với trường hợp người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại.

Pháp luật dân sự chƣa có quy định khi đối tƣợng này gây thiệt hại mà vẫn còn cha, mẹ nhƣng cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; Cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu ngƣời giám hộ thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại sẽ thuộc về ai khi xảy ra hành vi trái pháp luật của con mình. Trƣờng hợp ngƣời đƣợc giám hộ không còn cha, mẹ; Không xác định đƣợc cha, mẹ hoặc có cha, mẹ nhƣng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; Cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời ngƣời giám hộ lại chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong việc giám hộ thì ngƣời bị thiệt hại phải chịu rủi ro vì yêu cầu bồi thƣờng không đƣợc thực hiện.

Thứ sáu, quy định chưa hợp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý

Khoản 1 Điều 599 BLDS 2015 quy định “Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải

bồi thường thiệt hại xảy ra” là chƣa hợp lý. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, hành vi

của ngƣời chƣa thành niên trong thời gian học tập tại nhà trƣờng không chỉ là kết quả của quá trình giáo dục của nhà trƣờng, mà còn chịu ảnh hƣởng từ phía gia đình, mà trong đó vai trò của cha, mẹ rất quan trọng.

Cũng tại Điều 599 BLDS 2015, khoản 3 quy định:

Trƣờng học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thƣờng nếu chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong quản lý; trong trƣờng hợp này, cha, mẹ, ngƣời giám hộ của ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thƣờng.

Dễ thấy, Điều khoản này chƣa quy định rõ ràng về việc cha, mẹ, ngƣời giám hộ phải bồi thƣờng bằng tài sản của mình hay lấy tài sản của ngƣời gây thiệt hại để bồi thƣờng. Điều này dẫn đến tình trạng khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn, hoặc gây ra sự thiếu đồng bộ khi áp dụng pháp luật trên thực tế.

Thứ bảy, chưa có quy định khi xảy ra trường hợp người phải bồi thường chết sau khi gây thiệt hại.

Nếu nghĩa vụ để lại không mang tính nhân thân thì ngƣời đƣợc hƣởng di sản thừa kế của ngƣời chết để lại sẽ thừa kế cả nghĩa vụ về tài sản này theo quy định của pháp luật về thừa kế và các chế định liên quan. Còn nếu ngƣời bồi thƣờng chết mà không có ngƣời thừa kế hoặc ngƣời thừa kế từ chối nhận di sản; Hay có ngƣời thừa kế nhƣng ngƣời đã chết không để lại tài sản gì thì phải giải quyết nhƣ thế nào đối với thiệt hại đã xảy ra?

Thứ tám, chưa có quy định cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người phải bồi thường rơi vào tình trạng không thể hoặc không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi sau khi gây ra thiệt hại, hoặc khi gây thiệt hại, người này đang ở trong trạng thái này, tuy nhiên chưa bị Tòa án tuyên bố mất năng lực

hành vi dân sự, hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Về mặt nguyên tắc, ngƣời gây thiệt hại vào thời điểm chƣa bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Do đó mà theo quy định của Điều 586 BLDS 2015 thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trong khi trên thực tế ở thời điểm gây thiệt hại, họ đã không thể, không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và hậu quả của hành vi đó, nên cũng không có khả năng gánh chịu trách nhiệm dân sự. Vậy quy định nhƣ thế nào đối với trƣờng hợp này mới hợp lý để bù đắp tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại là vấn đề cần phải nghiên cứu.

Thứ chín, quy định về trách nhiệm BTTHNHĐ trong trường hợp người dùng chất kích thích gây ra

Giống nhƣ quy định tại Điều 615 BLDS năm 2005, Điều 596 BLDS năm 2015 cũng không đề cập đến trƣờng hợp một ngƣời vô ý dùng chất kích thích làm cho ngƣời khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi gây thiệt hại. Chẳng hạn, bác sĩ kê nhầm thuốc cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân bị rối loạn nhận thức gây thiệt hại cho ngƣời khác. Trong trƣờng hợp này, rõ ràng ngƣời sử dụng chất kích

thích có lỗi vô ý nên không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo khoản 2 Điều 596 BLDS 2015 “Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Đối với ngƣời gây thiệt hại, bản thân họ không có nhận thức tại thời điểm gây thiệt hại, đồng thời họ không có lỗi trong việc sử dụng chất kích thích dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, nên nếu buộc họ phải bồi thƣờng cũng không phù hợp, hơn nữa cũng không có cơ sở. Tuy nhiên, nếu ngƣời bị thiệt hại không đƣợc bồi thƣờng sẽ không phù hợp với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật này cũng nhƣ các nguyên tắc chung của Luật dân sự.

Thứ mười, khó khăn khi áp dụng điều kiện buộc người giám hộ bồi thường. Để áp dụng điều kiện buộc ngƣời giám hộ phải bồi thƣờng thì ngƣời gây thiệt hại phải là ngƣời đƣợc giám hộ. Theo quy định của pháp luật dân sự, một ngƣời không có khả năng nhận thức và đƣợc Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì mới đƣợc coi là ngƣời đƣợc giám hộ. Quy định này là phù hợp tuy nhiên có nhƣợc điểm là sẽ ủng hộ sự vô trách nhiệm của ngƣời thân ngƣời mất khả năng nhận thức và buộc ngƣời bị thiệt hại chịu rủi ro từ sự vô trách nhiệm này. Vì ngƣời không có khả năng nhận thức gây thiệt hại mà chƣa đƣợc Tòa án tuyên bố ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời giám hộ sẽ thoát khỏi các quy định về trách nhiệm của ngƣời giám hộ.

3.2. Ki n nghị ho n thiện ph p luật về năng lự ồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân

Để bảo vệ quyền, lợi ích của ngƣời bị thiệt hại cần xác định rõ những hạn chế, bất cập và tìm hiểu các giải pháp khắc phục, qua đó góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về chế định BTTHNHĐ nói chung và năng lực BTTHNHĐ của cá nhân nói riêng. Qua nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài, tác giả xin đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định năng lực BTTHNHĐ của cá nhân:

Thứ nhất, nên quy định thống nhất lại Điều 586 BLDS 2015 về năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân. Cần sửa đổi khoản 1 Điều 586 BLDS 2015 thành

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”.

Thứ hai, bổ sung quy định đối với trường hợp cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại phải tự bồi thường thiệt hại mà không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường thiệt hại thì phải xử lý như thế nào?

Nên bổ sung quy định về tính lãi suất đối với khoảng thời gian mà ngƣời phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chƣa bồi thƣờng, hoặc bồi thƣờng chƣa đủ, chẳng hạn lãi suất bồi thƣờng chậm này sẽ tính bằng với lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Quy định bổ sung này sẽ thúc đẩy khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngƣời phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, đảm bảo quyền và lợi ích của ngƣời bị thiệt hại.

Thứ ba, thời điểm xác định độ tuổi và tài sản nên được quy định rõ ràng. Nhƣ đã phân tích ở mục 2.2.1, để đảm bảo nguyên tắc thiệt hại đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời, theo tác giả nên quy định xác định độ tuổi vào thời điểm gây thiệt hại, nhằm tạo điều kiện cho nạn nhân sớm đƣợc bồi thƣờng. Bởi càng xét tuổi muộn thì khả năng áp dụng chế định này càng ít và do đó ngƣời bị thiệt hại không có nhiều cơ hội yêu cầu áp dụng chế định mà chúng ta đang nghiên cứu để quy trách nhiệm cho cha, mẹ của ngƣời gây thiệt hại khi ngƣời gây thiệt hại không có hay không có đủ tài sản.

Còn đối với việc xác định tài sản, nên xác định tại thời điểm bồi thƣờng là hợp lý nhất. Bởi nếu xác định tài sản tại thời điểm có hành vi trái pháp luật nhƣ đối với việc xác định độ tuổi thì phải quay lại quá khứ để xác định tài sản, điều này là rất khó khăn. Mặt khác, mục đích cuối cùng là để ngƣời bị thiệt hại đƣợc bồi thƣờng, nên quan trọng là tại thời điểm giải quyết bồi thƣờng, ngƣời có nghĩa vụ bồi thƣờng có khả năng về tài chính hay không.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định điều chỉnh trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà còn cha, mẹ, đồng thời đang được giám hộ.

Cần sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên còn cha, mẹ, đồng thời có ngƣời giám hộ gây ra, để tạo tính thống

nhất, chặt chẽ với các trƣờng hợp còn lại. Đồng thời tránh gây ra mâu thuẫn giữa khoản 2 và khoản 3 của Điều 586 BLDS 2015.

Thứ năm, cần quy định rõ ràng hậu quả pháp lý trong trường hợp người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại.

Nên quy định chi tiết khi đối tƣợng này gây thiệt hại mà vẫn còn cha, mẹ nhƣng cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; Cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu ngƣời giám hộ thì cha, mẹ vẫn phải bồi thƣờng thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con mình gây ra.

Trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc giám hộ không còn cha, mẹ; không xác định đƣợc cha, mẹ hoặc có cha, mẹ nhƣng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời ngƣời giám hộ lại chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong việc giám hộ thì ai sẽ là ngƣời bồi thƣờng thiệt hại? Cần đƣa ra quy định cụ thể về thứ tự ngƣời nào có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với những trƣờng hợp này.

Thứ sáu, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý.

Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa đủ mƣời lăm tuổi trong thời gian trƣờng học trực tiếp quản lý cần đƣợc quy định là trách nhiệm liên đới của cả hai bên nhà trƣờng và cha, mẹ. Tránh tình trạng phó thác việc giáo dục trẻ em cho một bên nào. Bởi vậy, khoản 1 Điều 599 cần bổ sung thành: “Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)