Xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam. (Trang 82)

3. Kết cấu của luận văn

3.1. NHU CẦU CẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ

3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế

Với chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với quá trình đổi mới, Việt Nam đã từng bước tiến hành hội nhập quốc tế và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Việt Nam chủ trương tiếp tục hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn, nhằm tạo tác động lớn hơn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Có thể thấy vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số là một yêu cầu quan trọng góp phần thúc đẩy vấn đề thực thi bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động sáng tạo của người dân Việt Nam nhằm phát huy nội lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.

Đây có thể được coi là một bước đột phá về mặt nhận thức của Nhà nước ta trên lĩnh vực này, mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền tác giả vốn được coi là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu tài sản trí tuệ, loại tài sản vô hình đang ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo trong giá trị của hàng hóa.

Yêu cầu phát triển phát triển nền kinh tế tri thức của nước ta đòi hỏi phải đẩy mạnh hội nhập quốc tế về vấn đề bảo hộ quyền tác giả và bảo bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số; tận dụng các cơ hội do tiến trình toàn cầu mang lại về vốn, tri thức, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý... nhằm nâng cao năng lực nội sinh về sáng tạo khoa học công nghệ và văn học nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam. (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)