CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỐI TƢỢNG CHỨNG MINH TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 33 - 37)

đƣợc phân tích cụ thể ở phần sau.

1.3. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỐI TƢỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

1.3.1. Đặc điểm tâm – sinh lý của ngƣời chƣa thành niên.

Ngƣời chƣa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 đến dƣới 18 là ngƣời đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất và tinh thần. Con ngƣời đứng trƣớc những thay đổi hình thái đột ngột, nhƣ cao vổng lên, sức mạnh cơ bắp, kinh nguyệt, di tinh, vỡ giọng, v.v…, tất nhiên sẽ dẫn đến hành loạt những biến động tâm lý. Vì ở thời kỳ quá độ nên đặc trƣng tâm lý còn vƣơng chút trẻ con lại có những mầm mống mới nhú của tâm lý ngƣời lớn. Tâm lý thời kỳ này có 4 đặc điểm chung nhƣ sau:

Một là, đây là thời kỳ phát triển mạnh cả về thể lực và trí lực. Về trí tuệ thì tƣ duy trù tƣợng logic đƣợc phát triển mạnh, khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng đƣợc nâng cao. Về thể lực thì, thân hình lớn vổng lên, chuyển hóa trong cơ thể mạnh mẽ, tinh lực dồi dào, hiếu động luôn chân luôn tay, tựa nhƣ toàn thân nơi nào cũng dƣ thừa sức lực, nhất là trong những hoạt động tranh đua, cùng với sự tự ý thức hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, tạo nên sự bất kham, mọi trƣờng hợp đều muốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân. Tóm lại, thời kỳ này đã thể hiện đầy đủ ngƣời thanh niên có lý tƣởng, có lòng tiến thủ và dồi dào sức khỏe.

Hai là, ở tuổi này, có sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính tình, rất không ổn định, rất dễ chuyển từ cực này sang cực kia. Nhƣng chƣa có nhận thức đấy đủ với tính phức tạp của xã hội, chƣa hiểu thấu tính hợp lý và tính khả thi trong hành vi của bản thân, cũng chƣa xác lập đƣợc một nhân sinh quan đúng đắn, nguyện vọng và thực hiện không sao thống nhất đƣợc, nên dẫn đến những sao động rất lớn trong tính tình.

Ba là, đây là thời kỳ phát triển cá tính. Ở thời kỳ này đã bắt đầu có cảm nghĩ mình là ngƣời lớn. Khả năng tự kiềm chế dần đƣợc nâng cao, hành vi thiếu tự chủ dần giảm bớt, biết khống chế hành vi của mình theo khuôn phép của xã hội. Nhƣng nếu so với ngƣời thành niên thì đối tƣợng này dễ bị ảnh hƣởng bởi hoàn cảnh bên ngoài, bởi tính nết, tình cảm. Đây là thời kỳ quan trọng để phát triển tính cách và ý thức đạo đức.

Bốn là, tâm lý phức tạp. Trong quá trình trƣởng thành, tâm lý ngƣời chƣa thành niên thƣờng phát triển không thăng bằng, nếu không chỉ dẫn kịp thời và đúng đắn, sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Theo tuổi đời tăng lên và phạm vi giao tiếp xã hội mở rộng, khát vọng mình phải độc lập ngày càng mãnh liệt, muốn thoát khỏi ràng buộc của gia đình và nhà trƣờng, tự mình chi phối mọi việc, nhƣng không thể tự lập, vẫn phải dựa dẫm vào gia đình, nhất là về mặt kinh tế. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong bản thân ngƣời chƣa thành niên: mâu thuẫn giữ nhu cầu sinh hoạt giới tính (tình dục) với đạo đức, pháp luật; mâu thuẫn giữa lý tƣởng và hiện thực; mâu thuẫn giữa lòng ham hiểu biết biết với trình độ nhận thức.

Năm là, ngƣời chƣa thành niên có tâm lý tiếp thu những điều mới mẻ và dễ bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng bên ngoài; bị lôi kéo bởi bạn bè. Môi trƣờng sống, hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng học tập, vui chơi có vai trò quyết định rất lớn trong việc hình thành tính cách ngƣời chƣa thành niên. Chính bởi đặc điểm tâm lý này mà không ít ngƣời chƣa thành niên bị đám bạn lôi kéo, bị lợi dụng và dần trở nên hƣ hỏng.

Với những đặc điểm tâm sinh lí của ngƣời chƣa thành niên nhƣ vậy cho nên ngƣời chƣa thành niên dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng và trở thành tội phạm. Do đó, thực tế đòi hỏi Bộ luật tố tụng hình sự cần phải có những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên sao cho phù hợp với lứa tuổi, với những đặc điểm tâm – sinh lí của họ. Có nhƣ vậy, mới có thể đạt tới nhiệm vụ của tố tụng hình sự đặt ra trong giáo dục công dân tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội.

1.3.2. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Nhƣ đã nêu trên, ngƣời chƣa thành niên là ngƣời đang ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi do bị tác động mạnh của điều kiện bên ngoài. Chính bởi vậy, khi giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên ngoài việc tuân thủ các quy định về thủ tục giải quyết vụ án nói chung còn phải tuân theo các quy định về thủ tục tố tụng đặc thù cho loại án này.

Chính sách hình sự của Nhà nƣớc Việt Nam đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời chƣa thành niên là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để ngƣời chƣa thành niên nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Với lý do này pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã có những quy định về thủ tục tố tụng riêng dành cho ngƣời chƣa thành niên khi họ là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có một chƣơng riêng (Chƣơng XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với vụ án mà ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Ta có thể thấy, các quy định về thủ tục tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên có những đặc trƣng so với thủ tục tố tụng áp dụng đối với ngƣời thành niên. Những đặc trƣng này thể hiện ở các quy

định về tiêu chuẩn của ngƣời tiến hành tố tụng, về đối tƣợng phải chứng minh, về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, về việc bào chữa, việc tham gia của gia đình, nhà trƣờng và tổ chức xã hội vào tố tụng cũng nhƣ công tác xét xử và thi hành án. Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định các quyền tố tụng và bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án đƣợc khách quan, toàn diện, đúng pháp luật đối với đối tƣợng này.

Nhƣ vậy, có thể thấy vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên có đặc trƣng riêng so với các vụ án thông thƣờng. Chính bởi vậy, cần thiết phải có quy định riêng về đối tƣợng chứng minh trong các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời ngƣời thành niên.

1.3.3. Sự công bằng, khách quan khi giải quyết vụ án hình sự

Nếu nhìn theo cách quy định về thủ tục tố tụng, việc áp dụng hình phạt,… đối với vụ án ngƣời chƣa thành niên phạm tội đa phần chúng ta đều thấy đƣợc tính chất khoan hồng của pháp luật hình sự Việt Nam với đối tƣợng này. Song, nếu chúng ta nhìn theo một khía cạnh khác, chúng ta sẽ thấy những quy định đó là nhằm bảo đảm sự công bằng cho ngƣời chƣa thành niên. Bởi, họ là những ngƣời phát triển chƣa đầy đủ cả về thể chất và tinh thần nên nếu chúng ta áp dụng các quy định tố tụng chung đối với họ sẽ là một điều không công bằng, không khách quan. Do đó, khi giải quyết vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội, ngoài những đối tƣợng chứng minh chung, chúng ta thì còn phải chứng minh thêm các vấn đề nhƣ: tuổi, trình độ phát triển thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành niên; Điều kiện sinh sống và giáo dục của ngƣời chƣa thành niên; Khi ngƣời chƣa thành niên thực hiện tội phạm có hay không có ngƣời thành niên xúi giục.

Ngƣời chƣa thành niên đang ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và đôi khi còn bị tác

động mạnh mẽ của những điều kiện bên ngoài, do ở lứa tuổi đó họ chƣa phát triển đầy đủ về thể chất cũng nhƣ về tâm sinh lý, trình độ nhận thức cũng nhƣ kinh nghiệm sống của họ còn bị hạn chế, khả năng tự kìm chế chƣa cao… nên họ dễ bị ngƣời khác dụ dỗ, kích động, thúc đẩy vào việc phạm tội và thông thƣờng là ý thức phạm tội của họ chƣa cao còng nhƣ chƣa chắc chắn nên cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ thành ngƣời có ích cho xã hội… chính sách hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên chủ yếu là giáo dục giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa thành niên thì cần phải chứng minh làm rõ thêm những nội dung nhƣ đã nêu ở đoạn trên mới có thể giải quyết vụ án một cách đúng đắn, công bằng, khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)