Biện pháp củaNhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ pdf (Trang 30 - 41)

Biện pháp quan trọng nhất có tính chiến lược và lâu dài là Nhà nước phấn đấu để Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế

Giới (WTO). Chừng nào chua là tành viên WTO thì khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam còn yếu và luôn bị đe doạ. Chỉ khi đã là thnàh viên của WTO thì mới có điều kiện tự do thương mại và tăng cạnh tranh của hàng Việt Nam.

Trong phân tích ở chương II cho thấy, một trong những khó khăn trong quá

trình xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam

là năng lực cạnh tranh còn thấp. Nguyên nhân có tính bao trùm cản trở khả năng

cạnh tranh hàng nông sản là do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối lượng phân tán nhỏ bé, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá cả cao… Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhà nước cũng đã có những giải pháp nhằm

phát huy lợi thế và tăng cường sức cạnh tranh để tạo ra hàng nông sản xuất khẩu

đáp ứng nhu cầu về mọi mặt và đa dạng của khách hàng trên thị trường Mỹ.

- Qui hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo vùng nguyên liệu có chất

lượng cao gắn với hệ thống tiêu thụ phục vụ chế biến xuất khẩu. Phát triển

và mở rộng nguồn hàng nông sản xuất khẩu, mục tiêu chủ yếu là khai thác hết tiềm năng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam không chỉ có qui mô lớn

mà còn phong phú về chủng loại.

- Nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, trước mắt cũng

như lâu dài cần tập trung cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, tạo ra những

giống có năng suất, chất lượng cao phục vụ chế biến và xuất khẩu. Ví dụ: Như đối với cây cà phê, do chất lượng hiện nay không đồng đều, cần thực

hiện chương trình lai ghép cải tạo rộng lớn trong sản xuất, thay thế cơ bản

diện tích số cây cho năng suất thấp quả nhỏ và bị bệnh rỉ mắt bằng cây đầu

dòng đã được đánh giá tốt, bên cạnh đó nghiên cứu tạo giống cà phê chè và giống lai mới có chất lượng để tăng thêm giá trị và chất lượng cà phê tạo sức

cạnh tranh trên thị trường. Đối với các loại trái cây, rau, củ, quả… bên cạnh đầu tư phát triển giống cây cho chất lượng tốt, thực hiện nhập khẩu giống cây dưới sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Đài Loan…

- Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến bảo quản (giải pháp về công nghệ). Để

nâng cao sức cạnh tranh cần thiết phải phải lập chương trình “ Hỗ trợ đổi

mới công nghệ trong nông nghiệp nói chung, đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu nói riêng”. Tập chung chủ yếu vào khâu thu hoạch, bảo quản,

chế biến, với những công nghệ hiện đại. Đẩy mạnh chế biến tinh và tinh chế

nông sản, đa dạng hoá sản phẩm chế biến. Trước hết là nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, đồng thời xây dựng một số nhà máy mới tại vùng nguyên liệu, áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến và đa dạng hoá các sản

chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ để đáp ứng thị trường, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm , không ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác thông tin và xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ

cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Mỹ là một thị trường mới đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin thị trường

và xuất khẩu hàng nông sản vào Mỹ. Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh

nghiệp về vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện hệ thống thông tin, tăng cường trao đổi thông tin, tăng cường trao đổi thông tin với các tổ chức kinh tế-thương mại và bạn hàng trong nước. Phối

hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước (Văn phòng Chính phủ, Bộ Thương

Mại, Bộ Kế Hoạch đầu tư, Bộ ngoại giao…) các doanh nghiệp Việt Nam ( đang

hoạt động xuất khẩu và muốn tham gia hoạt động xuất khẩu) trong việc khai thác

thông tin chiến lược của quốc gia để đáp ứng nhu cầu thông tin thị trường Mỹ cho

các cơ quan hoạch định chính sách.

Để nâng cao hiệu quả thông tin về thị trường Mỹ, trước hết cần hình thành

các tổ chức, mạng lưới có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác

nhau. Các nguồn thông tin này chủ yếu thông qua Thương vụ của Việt Nam tại

Mỹ, từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác. Hình thức thu thập thông tin có thể qua Internet, thư điện tử, qua sách báo, tạp chí… Cần xử lý các thông tin thu thập được, để hình thành các thông tin chính xác phục vụ cho các đối tượng khác nhau như nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và đặc biệt cho các

doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản. Chất lượng của thông tin cùng tính chính

xác kịp thời là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công tác hoạt động

thông tin. Các thông tin phải cung cấp cho các đối tượng cần thiết theo con đường

ngắn nhất với giá cả phải chăng, mặt khác, đối với một số thông tin nhất định Nhà

nước có thể cung cấp cho các đối tượng theo hình thức bao cấp.

Thông qua cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại hỗ trợ các doanh

nghiệp tiếp cận và mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình ở thị trường Mỹ, như

khảo sát thị trường, tham gia Hội chợ triển lãm, tiếp xúc doanh nghiệp.

Mỗi Bộ ngành của Chính phủ xây dựng trang Web để Marketing các mặt

Nâng cao vai trò của cơ quan Thương vụ Việt Nam ở Mỹ đóng vai trò trong việc giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện hoạt động kinh

doanh trên thị trường Mỹ đúng pháp luật và tập quán sở tại, nghiên cứu và thu thập

các thông tin, tài liệu về tiến bộ và đổi mới khoa học công nghệ nhằm giúp các

doanh nghiệp Việt Nam cải tiến hàng hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

KẾT LUẬN

Mỹ là một thị trường tiềm năng với nhiều đặc điểm nổi bật như :

o Hệ thống luật kinh doanh của Mỹ rất phức tạp vì ngoài luật liên bang, còn có luật của từng bang. Cho nên muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ cần phải có

sự am hiểu nhất định về hệ thống luật của Mỹ và phải có những bước đi thận

trọng chính xác

o Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới , hàng năm nhập khẩu hàng hoá hơn 1.300

tỷ USD , hàng nhập khẩu rất đa dạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ rất cao vì đa số các nước có nền kinh tế

hàng hoá phát triển như EU, Nhật, các nước ASEAN, Trung Quốc… đều lấy

Mỹ làm thị trường chủ lực để thâm nhập .

Thâm nhập thành công ở thị trường Mỹ, sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam hội

nhập thành công ở khu vực và toàn cầu.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản

Việt Nam vào thị trường Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp đã có những thành công trong việc đưa hàng nông sản vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các

doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế khi kinh doanh trên một thị trường mới như

Hoa Kỳ. Hy vọng, trong thời gian tới bằng sự nỗ lực của mình cùng với những

biện pháp của nhà nước các doanh nghiệp sẽ có những bước tiến mới vững chắc

trên thị trường Mỹ.

Do nội dung của đề tài rất rộng cả về mặt lý thuyết và thực tế, thời gian tìm hiểu và lượng kiến thức còn giới hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những

thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và giúp đỡ của

thầy cô giáo cùng các bạn quan tâm để hoàn thiện nghiên cứu đề tài này tốt hơn . Qua đây em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở khoa Thương mại trường Đại Học Quản Lý Kinh Doanh đã tận tình giúp đỡ em. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận

tâm của thầy giáo Trần Văn Chu đã hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành luận văn

PHỤ LỤC

QUI CHẾ TỐI HUỆ QUỐC:

Qui chế tối huệ quốc hay trong Luật Thương Mại Mỹ gọi là Quan hệ buôn

bán bình thường – Normal Trade Relation (NTR) được hiểu theo hai cách :

Cách 1: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các

quan hệ kinh tế – thương mại đã hoặc sẽ dành cho Bên tham gia kia hưởng một cách không điều kiện.

Cách 2: Hàng hoá di chuyển từ một Bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của Bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức

thuế và các tổn phí cao hơn, không chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng

hoá nhập khẩu từ nước thứ ba khác.

Tuy nhiên, trong Hiệp định Thương Mại Việt –Mỹ về Qui chế tối huệ quốc,

khoản 1 Điều 1 Chương 1 nêu rõ: “Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho

hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của Bên kia sự đối xử

không kém thuận lợi hơn xự đối xử dành cho hàng hoá tương tự có xuất xứ tại

hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ nước thứ ba nào khác trong tất cả các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vấn đề có liên quan tới:

A. Mọi loại thuế quan và chi phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc

nhập khẩu hay xuất khẩu bao gồm cả các phương pháp tính các loại thuế quan và phí đó.

B. Phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu và việc chuyển tiền quốc tế của các khoản thanh toán đó.

C. Những qui định và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả

những qui định về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và

chuyển tải.

D. Mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián tiếp

vào hàng nhập khẩu.

E. Luật, qui định và các yêu cầu có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá trong thị trường nội địa.

CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN ƯU ĐÃI PHỔ CẬP

Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập- Generlized System Preferential, viết tắt là

GSP, cũng được coi là một dạnh chế độ MFN vì: mục tiêu của việc áp dụng GSP

cũng như qui chế MFN là thực hiện giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hàng hoá để

tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển.

Tuy nhiên, Chế độ GSP có những điểm khác biệt cơ bản sau đây so với

MFN:

 GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan của các nước công nghiệp phát

triển dành cho các nước chậm phát triển và đang phát triển, nhằm giúp các nước nâng cao tính cạnh tranh về giá (do được thuế nhập khẩu

thấp) khi đưa hàng hoá vào các nước công nghiệp phát triển.

 Thường mức thuế nhập khẩu qui định với chế độ GSP chỉ bằng 50%

so với mức thuế qui định với MFN, nhiều nước trong đó có Mỹ áp

dụng mức thuế GSP bằng 0.

 GSP chỉ áp dụng cho hàng công nghiệp đã qua chế biến có xuất xứ tại

nước được hưởng.

 Chế độ GPS mang tính không cam kết, có thời hạn và điều kiện được hưởng. Trong khi đó, đa số chế độ MFN mang tính vĩnh viễn, và sau

khi được các Bên thoả thuận thì qui chế MFN mang tính không điều

kiện.

 GSP là ưu đãi thuế quan mang tính một chiều, trong khi đó, MFN mang tính có đi có lại.

 Điều kiện để hàng hoá nhập khẩu được hưởng ưu đãi GPS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng phải mang hàm lượng xuất xứ (tuỳ theo qui định của từng

nước được hưởng)

- Điều kiện về vận tải hàng hoá.

- Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Việt Nam chưa được hưởng GPS của Mỹ. Trong Hiệp Định Thương Mại

Việt – Mỹ chỉ mới đề cập đến chế độ MNF. Mặc dù Khoản 8 Điều 3 Chương I của

Hiệp Định có nêu: “Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi

GPS”, nhưng đến khi nào được hưởng thì phải do sự nỗ lực đàm phán và vận động

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở MỸ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.

Theo Hiệp Hội cà phê Mỹ (NCA), trong năm 1997 có 100 triệu người Mỹ

tiêu thụ cà phê thì năm 1998 con số này đẫ lên đến 108 triêụ người. Trong đó, chỉ

riêng giới thanh niên tuổi từ 20 đến 29 đã có trên 50% số người thường xuyên sử

dụng cà phê, chính vì vậy số quán cà phê đã tăng nhanh chóng từ năm 500 quán trong năm 1991 lên khoảng 10000 quán trong năm 2000.

Số lượng tiêu thụ cà phê tính trên đầu người vào khoảng 4-5 kg/năm, trung

bình gần 2 cốc/ một ngày. Riêng cà phê ngon, mức tiêu thụ trong năm 2000 tăng

lên đến 9%, so với chỉ có 3% cách đó 5 năm(1995). Nếu so với mức tiêu thụ cà phê của thế giới thì Hoa Kỳ được xếp vào nước có mức tiêu thụ cao nhất, bằng 1/2 các nước Châu Âu cộng lại có thể thấy qua bảng sau:

Tình hình tiêu thụ cà phê.

Đơn vị: Triệu bao, bao 60 ký.

Thị trường tiêu thụ Vụ 1999-2000 Vụ 2000-2001 Thế giới 102,6 103,8 Châu Âu 44,9 45,8 Tỷ lệ so với thế giới 43,76% 44,12% Hoa Kỳ 18,6 18,5 Tỷ lệ so với thế giới 18,13% 17,82% Tỷ lệ so với Châu Âu 41,43% 40,39% Nguồn: F.O.Licht

Về địa lý, miền Tây nước Mỹ tiêu thụ cà phê loại đặc biệt nhiều hơn hẳn, sau đó mới đến miền Đông Bắc nước Mỹ.

Về cơ cấu mặt hàng cà phê tiêu thụ ở Mỹ cũng có những loại khác biệt nhau như:

+ Miền Nam và Đông Bắc sử dụng nhiều cà phê pha phin Cappuceino.

+ Cà phê pha phin Espresso được tiêu thụ nhiều ở khắp cả nước.

+ Riêng cà phê lạnh được tiêu thụ mạnh ở các trường học của Mỹ.

NHỮNG CƠ HỘI THUẬN LỢI CỦA VIỆT NAM KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT

NAM – HOA KỲ KHI CÓ HIỆU LỰC .

Thứ nhất:Thuế nhập khẩu bình quân sẽ giảm 30 – 40% khi Việt Nam đưa

định có thể tăng nhanh doanh thu số xuất khẩu ở những mặt hàng nông sản được

giảm thuế mạnh.

Thứ hai: Môi trường kinh doanh và đầu tư được cải thiện, tăng khả năng thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hút vốn đầu tư chẳng những của các doanh nghiệp Mỹ, mà còn thu hút vốn đầu tư

từ các quốc gia khác, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất

và chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu.

Vì trước Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, hàng hoá của Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ không được hưởng Qui chế tối huệ quốc. Cho nên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn sản xuất hàng hoá để xuất khẩu sang thị trường

Mỹ không muốn đầu tư vào Việt Nam. Khi Hiệp định có hiệu lực thì hàng hoá xuất

khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ được hưởng MFN, thì vấn đề còn lại ở đây

là tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư mà Việt Nam đã cam kết thực hiện theo

tinh thần của Hiệp định.

- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để dòng vốn đầu tư của các thành phần

kinh tế có điều kiện sinh lời như nhau.

- Ổn định và đảm bảo tính minh bạch hệ thống pháp lý để xây dựng một môi trường kinh doanh có thể dự đoán được.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ pdf (Trang 30 - 41)