BÀI TẬP CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài tập tổng hợp kế toán quản trị (Trang 28 - 38)

5) Lập dự toán tiền mặt qua các tháng trong quý và cả quý

BÀI TẬP CHƯƠNG

Bài 1:

Báo cáo thu nhập trong tháng 10 tại công ty M&N như sau:

Đvt: 1.000 đồng Cộng Phân xưởng 1 2 3 Doanh thu 2.000.000 1.000.000 640.000 360.000 Trừ biến phí 1.148.600 676.000 332.000 140.600 Số dư đảm phí 851.400 324.000 308.000 219.400 Trừ định phí Lương 108.000 39.600 35.200 33.000 Tiện ích 12.400 5.200 4.000 3.200

Quảng cáo riêng 178.000 64.000 54.000 60.000

Quảng cáo chung phân bổ 50.000 25.000 16.000 9.000

Chi phí thuê nhà xưởng 76.000 32.000 24.000 20.000

Khấu hao tài sản tại PX 72.000 24.000 30.000 18.000

Bảo hiểm 15.800 4.600 8.000 3.200

Chi phí quản lý chung 108.000 36.000 36.000 36.000

Pbổ Chi phí tại PX phụ 162.000 54.000 54.000 54.000

Cộng định phí 782.000 284.400 261.200 236.400

Lãi ròng 69.400 39.600 46.800 (17.000)

Yêu cầu:

1. Tính toán và cho biết ý nghĩa các chỉ tiêu sau đây:

a. Tỉ lệ số dư đảm phí của từng phân xưởng và chung cho công ty

b. Đòn bẩy kinh doanh của từng phân xưởng và chung cho công ty

c. Doanh số hòa vốn của công ty.

2. Một số thông tin về các phân xưởng như sau:

a. Nếu PX 3 bị bỏ đi thì chi phí tiện ích giảm được 1.400 hàng tháng

b. Các phân xưởng đều ở chung trong một tòa nhà được thuê và trả tiền thuê cố định

trang: 29

c. Chỉ có 1 nhân viên của PX 3 là ông A (có mức lương hàng tháng là 2.000) đã làm

việc nhiều năm tại PX 3 sẽ được chuyển sang phân xưởng khác, những người khác sẽ phải nghỉ việc nếu 3 bị bỏ.

d. Toàn bộ tài sản của PX 3 sẽ được chuyển sang các PX khác và 3/4 chi phí bảo hiểm của PX 3 sẽ giảm được nếu 3 bị bỏ

e. Nếu PX 3 bị bỏ thì 1 công nhân sản xuất phụ bị sa thải, Lương và các khoản phụ

cấp khác của anh ta là 1.800/tháng

Hãy trình bày tính toán để quyết định nên bỏ phân xưởng 3 hay không nếu:

(1)Không có dự kiến sử dụng mặt bằng của PX 3.

(2)Dự kiến cho đơn vị khác thuê lại phần mặt bằng này với giá 96.000 hàng tháng. 3. Trở lại số liệu ban đầu. Một số phương án được đưa ra để cải thiện tình hình thu nhập cho

công ty trong tháng 11 như sau:(Các phương án này độc lập với nhau)

a. Phương án 1: Tăng thêm 30.000 quảng cáo riêng cho PX 1 và ước tính doanh thu

SP này sẽ tăng thêm 10%.

b. Phương án 2: Đầu tư thêm máy móc cho phân xưởng 2. Điều này sẽ làm định phí

của PX tăng thêm 20.000 hàng tháng nhưng biến phí sẽ giảm được 5%.(Doanh thu đạt đuợc không đổi)

c. Phương án 3: Giữ nguyên mọi điều kiện chỉ thay đổi kết cấu hàng bán như sau: 1

:45%; 2 :28% và 3 chiếm 27% trên tổng mức doanh số cũ.

Hãy xét tính hiệu quả của tất cả các phương án này để quyết định nên áp dụng hay không. Riêng phương án 3 hãy lập báo cáo thu nhập thể hiện từng PX và chung cho công ty theo tổng số tiền và tỉ lệ phần trăm. Tính doanh số hòa vốn và số dư an toàn cho công ty. So sánh với báo cáo thu nhập cũ và nhận xét.

Bài 2:

Công ty Be Bé hiện đang nhận được các đơn đặt hàng về những loại sản phẩm với các thông tin như sau Sản phẩm X Sản phẩm Y Sản phẩm Z Đơn giá bán 160 180 240 Biến phí đơn vị 80 70 120 Định mức nguyên liệu (kg/sp) 8 10 30 Định mức giờ máy (h/sp) 2 10 6 Số lượng đặt hàng (cái) 4.000 6.000 3.000

trang: 30 1. Hãy cho biết nên chấp nhận những sản phẩm nào với số lượng bao nhiêu trong từng

trường hợp dưới đây nếu biết công ty đang có khó khăn về nguyên liệu, tổng số nguyên

liệu có thể huy động được cho những sản phẩm này là

a. 200.000kg

b. 152.000kg

c. 58.000kg

2. Hãy cho biết nên chấp nhận sản xuất những sản phẩm nào với số lượng bao nhiêu trong

trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn về số giờ công lao động sử dụng. Tổng số

giờ công lao động có thể huy động dùng để sản xuất những sản phẩm X, Y và Z là: a. 90.000 giờ công

b. 40.000 giờ công c. 20.000 giờ công

Bài 3

Công ty Nam Hà đang sản xuất 2 sản phẩm X và Y có giá bán lần lượt là 500.000 đồng/ sản phẩm X và 300.000đồng/ sản phẩm Y. Biến phí lần lượt lần 350.000đ/ sản phẩm X và 220.000đ/ sản phẩm Y. Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất mỗi sản phẩm : 3kg/ sản phẩm X; 1 kg/ sản phẩm Y.

Yêu cầu:

a. Xác định số dư đảm phí của sản phẩm X và sản phẩm Y

b. Nếu công ty bị giới hạn về nguồn nguyên vật liệu thì công ty sẽ ưu tiên sản xuất sản phẩm nào?

c. Thông tin thích hợp trong trường hợp câu b là gì?

Bài 4

Công ty Sasa hiện đang sản xuất một linh kiện với số lượng 50.000 sản phẩm dùng để lắp ráp sản phẩm Y và chi phí như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một sản phẩm: 20.000 đồng

- Chi phí nhân công trực tiếp một sản phẩm: 15.000 đồng

- Biến phí sản xuất chung một sản phẩm 10.000 đồng

- Định phí sản xuất chung: 250.000.000 đồng

trang: 31 a. Một nhà cung cấp bên ngoài đề nghị bán linh kiện cho công ty với giá 47.000đ/sản phẩm. Nếu công ty Sasa mua ngoài thì định phí có thể tránh khỏi chiếm 100% định phí sản xuất chung. Sasa có nên mua linh kiện từ bên ngoài hay không?

b. Tình huống tương tự như câu a nhưng nếu mua ngoài thì định phí có thể tránh được là 50.000.000 đồng. Công ty Sasa có nên mua linh kiện từ bên ngoài hay không?

c. Tình huống tương tự như câu b nhưng với sản lượng linh kiện sản xuất chỉ còn 20.000 sản phẩm, kết quả có thay đổi không? Vì sao?

d. Tình huống tương tự câu b nhưng nếu công ty ngưng sản xuất linh kiện, công ty có thể tận dụng máy móc thiết bị để gia công một sản phẩm cho khách hàng với lợi nhuận là 80.000.000đồng /năm. Theo bạn, công ty Sasa có nên ngưng sản xuất linh kiện để mua ngoài linh kiện theo đề nghị của nhà cung cấp hay không?

Bài 5

Công ty Nam Hào có 2 cửa hàng A và B chuyên kinh doanh sản phẩm X có số liệu hoạt động như sau

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Cửa hàng A Cửa hàng B Công ty

Doanh thu 6.000 8.000 14.000

Biến phí 3.800 4.500 8.300

Định phí bộ phận 1.400 1.500 2.900

Số dư bộ phận 800 2.000 2.800

Định phí quản lý chung của toàn công ty là 1.800.000.000 đồng

Yêu cầu

a. Ban giám đốc công ty đang dự định ngưng hoạt động cửa hàng B. Thông tin thích hợp để

ra quyết định nên hay không nên ngừng kin doanh cửa hàng B là thông tin gì?

b. Với giả định nếu công ty quyết định ngưng kinh doanh cửa hàng B thì toàn bộ định phí bộ phận của cửa hàng B là định phí có thể tránh khỏi và định phí chung toàn công ty không thay đổi thì với quyết định này lợi nhuận toàn công ty có thay đổi không? Với số tiền là bao nhiệu?

c. Nếu quyết định ngưng kinh doanh cửa hàng B làm cho định phí bộ phận giảm toàn bộ và

trang: 32

nghị thuê cửa hàng này với giá thuê 600.000.000 đồng. Công ty Nam Hào có nên ngưng

kinh doanh cửa hàng B để cho thuê hay không? Tại sao?

Bài 6

Công ty E sản xuất phụ tùng ô tô. Công ty muốn tung vào thị trường một loại pin bền được sản xuất dựa vào kỹ thuật mới. Công ty tin rằng trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, loại pin mới mà công ty định tung vào thị trường chỉ có thể định giá tối đa là 65 ngđ/viên. Với giá này, công ty tin chắc rằng sẽ bán được 50.000 viên pin mỗi năm. Để sản xuất và tiêu thụ pin này, đòi hỏi phải đầu tư 2.500.000 ngđ và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) mong muốn là 20%. Tính chi phí mong muốn của một viên pin.

Bài 7

Công ty Lan Anh dự định sản xuất sản phẩm X với tài sản đầu tư 6.000 triệu đồng, sản

lượng tiêu thụ ước tính 30.000 sản phẩm. Biến phí đơn vị là 300 ngàn đồng. Định phí năm dự

kiến 1.500 triệu đồng. ROI mong đợi là 25%. Giá bán sản phẩm tương tự trên thị trường là 350 ngàn đồng.

Yêu cầu

Tính giá bán mục tiêu, so sánh với giá thị trường và xác định chi phí mục tiêu.

Bài 8

Công ty X sản xuất và tiêu thụ sản phẩm B có tài liệu dự kiến như sau: (đvt: 1.000đ)

- Mức sản xuất và tiêu thụ mỗi năm 40.000 sản phẩm

- Nhu cầu vốn đầu tư: 4.500.000

- Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp mỗi sản phẩm 55

- Biến phí nhân công trực tiếp mỗi sản phẩm 25

- Biến phí sản xuất chung mỗi sản phẩm 15

trang: 33

- Định phí sản xuất chung mỗi năm 1.000.000

- Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 800.000

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hợp lý 25%

Yêu cầu:

a. Hãy tính tỷ lệ tăng thêm và lập phiếu tính giá bán đơn vị sản phẩm theo phương pháp toàn bộ

b. Hãy tính tỷ lệ tăng thêm và lập phiếu tính giá bán đơn vị sản phẩm theo phương pháp trực tiếp

c. Giả sử năng lực sản xuất tối đa của doanh nghiệp là 50.000 sản phẩm, có một khách hàng

đề nghị mua 10.000 sản phẩm với giá mua đề nghị là 150/ sản phẩm và thương vụ này không ảnh hưởng đến thị phần hiện tại của doanh nghiệp. Anh/chị hãy cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện thương vụ này hay không?

Bài 9

Công ty Nhật Quang sản xuất sản phẩm A có tài liệu năm 20X1 (đvt: 1.000đ)

- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: 100.000 sản phẩm

- Tổng giá thành sản phẩm 20.000.000

Bao gồm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12.000.000

Chi phí nhân công trực tiếp 5.000.000

Chi phí sản xuất chung 3.000.000

Chi phí hoạt động một năm 3. 400.000

Lợi nhuận mong muốn 3.000.000

- Năng lực sản xuất tối đa mỗi năm 120.000 sản phẩm

Yêu cầu:

trang: 34

b. Giả sử trong năm 20X2 có một khách hàng không thường xuyên đề nghị mua 20.000 sản

phẩm với giá một sản phẩm là 200/ sản phẩm, nhà quản trị quyết định không bán vì cho rằng giá bán chỉ bằng giá thành sản xuất. Như vậy quyết định đó đúng hay sai, tại sao? Để đưa ra quyết định bán hay không thì cần phải có thêm thông tin gì?

c. Giả sử chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biến phí, tiền lương công nhân trả theo thời gian và công nhân sản xuất thêm 20.000 sản phẩm chỉ tăng thêm tiền phụ cấp ngoài giờ 2% chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có 10% biến phí, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có 20% là biến phí, công ty có nên quyết định bán hay không?

Bài 10

Công ty M sản xuất sản phẩm B có tài liệu dự kiến: (đvt: 1.000đ)

- Mức sản xuất và tiêu thụ mỗi năm: 100.000 sản phẩm

- Nhu cầu đầu tư vốn: 15.000.000

- Biến phí nguyên vật liệu 100/ sản phẩm

- Biến phí nhân công trực tiếp 55/ sản phẩm

- Biến phí sản xuất chung 40/ sản phẩm

- Biến phí hoạt động 35/ sản phẩm

- Định phí sản xuất chung hằng năm 4.000.000

- Định phí hoạt động hằng năm 1.500.000

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư 25%

- Giá bán sản phẩm trên thị trường 300/ sản phẩm

Yêu cầu:

a. Giả sử sản phẩm của công ty tương đương với sản phẩm cùng loại trên thị trường, công ty cũng không có thế mạnh hơn đối thủ, giá bán dự kiến của công ty để đạt được tỷ lệ hoàn vốn mong đợi có thể bán được trên thị trường không?

b. Nếu công ty bán bằng giá trên thị trường thì chi phí mục tiêu của công ty là bao nhiêu?

c. Nếu công ty không kiểm soát được chi phí thì tỷ lệ hoàn vốn mong muốn là bao nhiêu?

d. Nếu công ty bán bằng giá trên thị trường và không thể tiết kiệm được biến phí, muốn đạt được tỷ lệ hoàn vốn đầu tư thì phải tiết kiệm bao nhiêu định phí trong một năm?

trang: 35 e. Nếu công ty bán bằng giá trên thị trường, giả sử chi phí hoạt động không thể tiết kiệm

được, muốn đạt tỷ lệ hoàn vốn đầu tư 20% thì chi phí sản xuất sản phẩm là bao nhiêu?

Bài 11

Công ty Hùng Vương kinh doanh dịch vụ sửa chữa có tài liệu sau: (đvt: 1.000đ) Dự kiến chi phí trong năm:

Sửa chữa Kinh doanh phụ tùng

Tiền lương công nhân sửa chữa 400.000

Tiền lương nhân viên quản lý và phục vụ 60.000

Tiền lương nhân viên kinh doanh phụ tùng 30.000

Trích các khoản theo lương 24% tiền lương 24% tiền lương

Chi phí quản lý 170.000 20.000

Khấu hao tài sản cố định 50.000 10.000

Các chi phí bằng tiền 30.000 15.000

Giá mua của phụ tùng 300.000

Bộ phận dịch vụ sửa chữa có 10 công nhân, 3 nhân viên phục vụ và 1 nhân viên quản lý Bộ phận kinh doanh phụ tùng có 2 nhân viên

Mỗi người lao động làm việc 40 giờ mỗi tuần, 50 tuần 1 năm. Dự kiến lợi nhuận 1 giờ lao động trực tiếp sửa chữa là 15

Dự kiến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh phụ tùng là 15% giá mua phụ tùng.

Yêu cầu:

a. Tính giá 1 giờ công lao động sửa chữa

b. Tính tỷ lệ % tăng thêm để tính giá cung cấp phụ tùng

c. Tính giá cho 1 công việc sửa chữa cần 30 giờ công lao động trực tiếp và phụ tùng sử dụng có giá mua là 500.000 đồng.

Bài 12

Xưởng BD cung cấp dịch vụ sửa chữa xe ô tô du lịch với ba bộ phận: bộ phận sửa chữa, bộ phận phụ tùng và phân xưởng quản lý. Xưởng có 30 công nhân với số giờ công làm việc bình quân 2.000 giờ/1 công nhân. Các số liệu dự toán của các phân xưởng như sau:

trang: 36 Đơn giá tiền lương công nhân trực tiếp (1.000đồng/giờ) 30

Các khoản trích theo lương 24%

Giá trị phụ tùng bán trong kỳ kế hoạch (1.000 đồng) 240.000

Lợi nhuận mong muốn cho 1 giờ công (1.000 đồng) 14

Lợi nhuận mong muốn cho 1đồng doanh thu phụ tùng (20%) 20%

Số liệu về chi phí hoạt động

Bộ phận sửa chữa Bộ phận phụ tùng

Lương quản lý bộ phận 120.000 40.000

Lương văn phòng xưởng (phân bổ) 25.000 20.000

Chi phí phục vụ 20.000 5.000

Khấu hao 65.000 10.000

Chi phí khác 10.000

Cộng 240.000 75.000

Yêu cầu

a. Tính đơn giá một giờ công và tỷ lệ tăng thêm tính trên doanh thu bán phụ tùng b. Tính giá dịch vụ của hợp đồng tân trang xe với số giờ công ước tính là 150 giờ

Bài 13

Xí nghiệp M dự kiến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm P. Tài sản cần đầu tư cho sản xuất – kinh

doanh 400.000 sản phẩm P là 2.000.000.000 đồng. Định mức chi phí để sản xuất và tiêu thụ 1 sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16.000 đồng, chi phí nhân công trực tiếp 5.000 đồng, chi phí sản xuất chung 4.000 đồng (trong đó biến phí 1.000 đồng), chi phí bán hàng và quản lý 2.000 đồng (trong đó biến phí 750 đồng). ROI mong muốn là 14%.

Yêu cầu

a. Tính tỷ lệ bổ sung theo 2 phương pháp: dựa trên biến phí và dựa trên giá thành b. Tính giá bán dựa trên các tỷ lệ bổ sung tính từ câu a. So sánh và nhận xét.

Bài 14

Cơ sở Dịch vụ Sửa chữa có 20 công nhân sửa chữa, với mức lương giờ 40.000 đồng. Tiền lương phục vụ quản lý hoạt động sửa chữa ước tính bằng 30% tiền lương trực tiếp. Chi phí khác phục

trang: 37

vụ sửa chữa ước tính 12.000 đồng/1 giờ. Lợi nhuận mong muốn cho 1 giờ sửa chữa là 10.000

đồng. Dự kiến giá trị vật liệu sử dụng trong năm là 1.000.000.000 đồng, tiền lương nhân viên

Một phần của tài liệu Bài tập tổng hợp kế toán quản trị (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)