Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Một phần của tài liệu Đề Cương Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Trang 37 - 42)

• “ Nói đi đôi với làm” là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao cao mới. Người coi đây là nguyên tắc cơ bản này là sự

thống nhất giữa lý luận và thực tiến, nó đã trở thành phương pháp luận trong cuộc sống và là nền tảng triết lý sống hết sức bình dị mà vô cùng sâu sắc của Người. Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh”, khi đề cập tư cách một người cách mênh, Bác đã yêu cầu “ Nói phải đi đôi với làm”. Trong suốt cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục mọi người và chính Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất.

• Nói đi đối với làm không chỉ là nguyên tắc rèn luyện mà còn là cơ sở để phân biệt giữa đạo đức cách mạng với những thứ đạo đức khác: nói mà không làm là đặc trưng của giai cấp bóc lột, lời nói đi đôi với việc làm là đặc trưng của giai cấp bóc lột, lời nói đi đôi với việc làm và thực hiện hành đạo đức làm gương là đạo đức của người cách mạng nói chung. Hồ Chí Minh dạy: “ Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ: “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dân nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”.

• Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, thậm chí nói mà không làm. Ngay sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ “ vác mặt làm quan cách mạng”. Sau này, Người đã nhiều lần bàn dến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên.

• “ Nêu gương về đạo đức” là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Để đạo đức cách mạng thấm sâu, bám chắc vào đời sống xã hộ và trở thành nền tàng tinh thần của nhân dân.

• Nêu gương có ý nghĩa rất lớn trong việc tu dưỡng đạo đức. Trong gia đình thì bố mẹ phải là tấm gương cho con cái, anh chị phải là tấm gương đối với em. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương đối với học trò. Trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước thì những người lãnh đạo phải là tấm gương cho cấp dưới. Trong xã hội, tấm gương của các thế trước đối với các thế hệ sau rất đặc biệt quan trọng. Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dục đạo đức. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nêu gương. Người nói: “ Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Và Người luôn là tấm gương đạo đức mẫu mực về nói đi đôi với làm, tự giác nêu gương.

• Những tấm gương đạo đức được hiểu theo một nghĩa rộng. Có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đọa đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội và những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt, việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy quá trình phổ biến đó.

b)Xây đi đôi với chống.

• Xây là biểu dương, giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới, những tấm gương đạo đức cao đẹp, trong sáng nảy sinh từ các phong trào cách mạng của quần chúng, qua đó khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để mỗi người tự giác trau dồi, rèn luyện.

• Chống là phê phán, lên án, loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô nhân đạo đức đang thường xuyên diễn ra trong cuộc sống.

• Muốn xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho hàng triệu người, cán bộ, đảng viên, các công dân trong các giai cấp tầng lớp khác nhau, thì cùng cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện sai trái, xấu xa, đi ngược lại những yêu cầu của đạo đức mới, những hiện tượng vẫn thường được gọi là tệ nạn, tiêu cực, thoái hóa, biến chất. Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt- xấu, đúng- sai, đạo đức- vô đạo đức vẫn thường đan xen, đối chọi nhau, thông ua hành vi của những con người khác nhau. Chính vì vậy, xây phải đi liền với chống, muốn xây thì phải chống, chống là nhằm mục đích xây.

• Muốn xây dựng cái mới tiến bộ phải chống lại cái cũ lạc hậu. Hơn nữa, theo Hồ Chí Minh: “ Mỗi con người đều có cái thiện và ác trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phấn đấu xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.

• Để xây dựng đạo đức mới, trước hết phải tiến hành việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội, nhất là trong những tập thể, giáo dục, khơi dậy ý thức tự giác trong mỗi con người, để mọi người tự nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình.

• Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai vẫn đang diễn ra. Phải kiên quyết chống lại những tệ nạn như: tham ô, lãng phí, quan liêu..., vừa bằng giáo dục, vừa bằng xử phạt với

•những mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Để xây và chống có hiệu quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Hồ Chí Minh đã phát động rất nhiều phong trào nhằm mục đích xây dựng đạo đức mới.

c)Tu dưỡng đạo đức suốt đời.

• Tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời, gắn với thực tiễn là thể hiện bản chất khoa học, cách mạng của đạo đức mới, đạo đức cách mạng.

• Phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời vì trong mỗi con người đều có phần thiện và ác, tốt và xấu, trong công việc luôn có những cám dỗ vật chất mà nếu không có ý chí, bản lĩnh thì sẽ có lúc vi phạm đạo đức. Bác đã từng khái quát: “ Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa và chủ nghĩa cá nhân”.

• Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ở mỗi người con người cũng như việc xây dựng một nền đạo đức mới trong xã hội không phải là việc đơn giản, có thể hoàn thành ngay trong một sớm một chiều, mà đó phải là một quá trình liên tục, thường xuyên, lâu dài và cực kỳ đau khổ.

• Hồ Chí Minh đã từng nói: ‘”Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngõ càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” Trong mỗi con người cũng như trong toàn xã hội đều có mặt thiện và mặt ác, phần tốt và xấu. Các lực lượng đối lập này thường xuyên phải đấu tranh, giằng co với nhau. Chúng ta phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục. Việc rèn luyện đó không thể chỉ qua một lần, một đợt học tập hoặc thực tế mà xong. Rèn luyện đạo đức là công việc cả đời trong đó thời trẻ đặc biệt quan trọng. Và thực hiện này phải thực sự kiên trì và bền bỉ.

• Rèn luyện đạo đức cách mạng phải dựa trên tinh thần được giác ngộ, sự tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người trên tinh thần tự phê bình và phê bình trong tập thể cùng với sự tác động của dư luận, nhân dân, của định hướng tuyên truyền,giáo dục của Đảng và Nhà nước, trong đó tự phê bình và phê bình là một phương thức rèn luyện đạo đức tốt nhất. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Vấn đề là quyết tâm sửa chữa khuyết điểm đó. “ Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, cần phải thật thà cố gắng sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình. Đá đi đâu cũng mòn. Sắt mài lâu cũng sắc. Ta cố gắng sửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng têm. Đảng viên và cán bộ ngày càng trở nên người chân chính cách mạng. Đảng ngày càng phát triển.” •

CHƯƠNG III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC RÈN LUYỆN, TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CỦA BẢN THÂN VỚI QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG.

Một phần của tài liệu Đề Cương Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w