Đánh giá cơ bản về sáng kiến kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu SKKN Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình” cho học sinh lớp 8 (Trang 34 - 37)

1.1. Nội dung:

- Nội dung đề tài tập trung ở phần rèn luyện kĩ năng lập phương trình: bằng cách luyện tập cho HS biến đổi ngôn ngữ trong để bài thành ngôn ngữ toán học cụ thể, dễ hiểu với phương trình bằng chữ và Hướng dẫn học sinh thực hiện

- Các bài toán minh hoạ là những dạng toán thường gặp (tuy nhiên chưa đầy đủ dạng) và được hướng dẫn rất chi tiết, dễ hiểu nhất để học sinh có thể tự nắm được, tự lập được phương trình và giải được bài toán.

- Những bài tập tương tự GV đưa ra nhằm mục đích giúp học sinh tự rèn thêm ở nhà nhằm nắm kĩ hơn các bài toán GV đã đưa ra ở trên. Tuy nhiên để phát huy hết hiệu quả của nội dung này, GV cần có kế hoạch kiểm tra, nhắc nhở HS tự làm các bài đó ở nhà. (Có thể chữa trong các tiết tự chọn là tốt nhất)

1.2. Ý nghĩa:

Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy 1 năm nay ở trường tôi thật sự đã để lại những ý nghĩa hết sức rõ rệt, cụ thể: - Giúp học sinh thực sự hứng thú, say mê giải toán bằng cách lập phương trình bằng chính khả năng của mình .

- Nắm được yêu cầu của đề bài, hiểu và thực hiện được cách giải nên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, khai thác kiến thức xung quanh đề bài một cách tích cực hơn .

- Học sinh cảm thấy tự tin hơn khi giải toán bằng cách lập phương trình, có đủ cơ sở lý luận để bảo vệ lập luận của mình khi gặp phải ý kiến phản bác của bạn . - Biết tìm tòi và phát hiện một số dạng bài tập liên quan đến các kiến thức đã học.

- Biết thực hiện nhiều hướng giải toán khác nhau sau khi tóm tắt đề toán, để từ đó các em có thể chọn một hướng giải bài toán hợp lý và ngắn gọn nhất .

- Người giáo viên thông qua phương pháp nêu trên cũng có thể làm cho hệ thống câu hỏi trở thành quá trình dẫn dắt học sinh suy luận tìm ra mối liên hệ giữa các đại lượng trong một đề toán, rồi hình thành kỹ năng tư duy để các em độc lập giải quyết vấn đề .

1.3. Hiệu quả

- Khi vận dụng phương pháp tóm đề để giải toán, học sinh khối lớp do tôi giảng dạy rất phấn khởi, tự tin và yêu thích giải toán đố. Tình trạng e ngại dạng toán

này hầu như không còn ở đại đa số học sinh. Do bản thân mội học sinh có thể tự suy nghĩ, phân tích đề bài, hiểu và giải được thật sự với nhiều hướng giải khác nhau thông qua tóm đề mà không cần phải hỏi bài hay xem hướng giải của của bạn ngồi cạnh (đây là lỗi vi phạm phổ biến của học sinh ở trường vào giờ kiểm tra Toán) nên tinh thần và thái độ học tập môn Toán cũng nâng lên rõ rệt .

- Thái độ tự tin của một số học sinh mỗi khi học tổ nhóm hoặc trong giờ luyện tập : vẫn vững vàng giải toán và khẳng định mình đúng khi biết phương trình mình lập được đã khác hẳn với các bạn xung quanh; vì các em đã hiểu rõ một điều: do đặt ẩn số khác nhau nên có thể dẫn đến việc lập được phương trình khác nhau và phần tóm đề luôn luôn là cơ sở lý luận để các em tự kiểm tra và khẳng định phần bài giải của mình .

- Như vậy, từ chỗ học sinh còn lúng túng trong kiến thức và phương pháp, thậm chí còn tỏ thái độ không yêu thích, qua thực tế giảng dạy với những biện pháp tiến hành như trên, học sinh đã giải thành thạo phần giải toán bằng cách lập phương trình ở sách giáo khoa và sách bài tập. Khi đã nắm vững kiến thức, với sự hỗ trợ của phương pháp tóm tắt đề bài, học sinh đã có được sự hứng thú, góp phần khơi dậy niềm say mê trong học tập, từ đó nâng cao được chất lượng trong dạy học bộ môn Toán. Với các bước tiến hành như trên, học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức, làm nền tảng cho những kiến thức mới hơn trong chương trình lớp 9 sắp tới.

1.4. Bài học kinh nghiệm:

- Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ được rút ra từ thực tế 9 năm giảng dạy Toán khối 8. Đây là loại toán khá đa dạng về bài tập, tuy nhiên với khả năng của mình tôi chỉ đưa ra một số dạng đơn giản mà học sinh thường gặp ở chương trình lớp 8. Tôi cũng chỉ đi sâu vào vấn đề nhỏ đó là giúp các em có kỹ năng lập phương trình bài toán được dễ dàng, bởi vì muốn giải được bài toán bằng cách lập phương trình thì phải lập được phương trình, có phương trình đúng thì giải phương trình có kết quả đúng, dẫn đến mới trả lời được điều mà bài toán đòi hỏi.

- Những biện pháp và việc làm của tôi như đã trình bày ở trên, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định tuy nhiên tôi vẫn chưa cảm thấy hài lòng với những kết quả đó. Nếu thực hiện tốt hơn nữa, tôi nghĩ rằng nó cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà ngành đang quan tâm và chỉ đạo. Mặt khác , với cách làm tương tự như trên, chúng ta có thể áp dụng cho một số những chủ đề khác như: Phân tích đa thức thành nhân tử, chứng minh tam giác đồng dạng ....

- Tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm của tôi cũng chỉ là một trong những biện pháp nhỏ trong vô vàn những kinh nghiệm đã được đúc kết qua sách vở, cũng như của quý thầy giáo, cô giáo đi trước và các bạn đồng nghiệp. Do đó, bản thân tôi rất mong được sự góp ý, xây dựng của quý thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp, nhằm giúp tôi từng bước hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình.

Một phần của tài liệu SKKN Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình” cho học sinh lớp 8 (Trang 34 - 37)

w