GIẢI PHÁP CHO BÁ O TRUYỀN HÌNH QUÂN KHU7 VỀ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nghiên cứu công chúng tại Báo Quân khu 7 (Trang 25 - 31)

NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG ĐÍCH

Cùng với tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ đã tạo cho công chúng nhiều cơ hội để tiếp cận với báo chí. Tiện ích của các phương tiện truyền thông mới đã góp phần tạo ra những nhóm công chúng mới với những nhu cầu ngày càng cao hơn. Cùng với việc các cơ quan báo chí nói chung, Báo - Truyền hình Quân khu 7 nói riêng đang phải tự làm mới mình để phục vụ công chúng,

việc nghiên cứu công chúng và vai trò của công chúng đang là một vấn đề rất cần thiết, làm căn cứ để hoạch định hoạt động của các cơ quan báo chí. Một số giải pháp cho Báo - Truyền hình Quân khu 7 về nghiên cứu công chúng đích như sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý đối với báo chí, hoạt động báo

chí. Trên cơ sở nhận thức đúng, cơ quan chủ quản báo chí Báo - Truyền hình Quân khu 7 cần tăng cường sự chỉ đạo, nhất là hoạt động tác nghiệp độc lập của phóng viên. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, cần tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó khắc phục. Cần chú ý đúng mức việc phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng phẩm chất chính trị năng lực chuyên môn đạo đức nghề nghiệp và coi trọng công tác ra soát đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý báo chí. Cử cán bộ đi học chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu công chúng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Hai là, để công tác nghiên cứu công chúng được tiến hành chính xác đạt

hiệu quả cao, Báo - Truyền hình Quân khu 7 cần thành lập Ban Nghiên cứu công chúng để tiếp nhận sự góp ý của độc giả từ đó phân tích những ý kiến của công chúng quan tâm đến những vấn đề mà báo chưa làm được từ đó tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục hạn chế. Báo - Truyền hình Quân khu 7 cần xác định rõ công chúng của mình là ai, họ mong muốn gì, hy vọng gì và chờ đợi điều gì từ phía cơ quan báo chí mình để từ đó có phương án, kế hoạch, phục vụ công chúng của mình một cách hữu hiệu nhất. Tuân thủ tôn chỉ, mục đích và phục vụ đối tượng công chúng se góp phần quan trọng làm nên bản sắc, khẳng định đặc thù của cơ quan báo chí mình.

Ba là, trên cơ sở tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của mình, cần xây dựng chuẩn mực hoạt động cũng như những yêu cầu đối với biên tập viên, phóng viên trong việc bảo vệ uy tín, “thương hiệu” của mình. Việc quy chuẩn hoá các hoạt động, thao tác nghiệp vụ vừa góp phần làm tăng tính chuyên nghiệp của báo chí, vừa củng cố niềm tin của công chúng đối với cơ quan báo chí.

Bốn là, mỗi cuộc điều tra, khảo sát cần lên kế hoạch kĩ lưỡng, chu đáo về mọi mặt, tránh để xảy ra sai sót. Nội dung phù hợp, tập trung đi sâu những vấn đề về nhu cầu thông tin của công chúng để hiểu hơn về công chúng, tăng cường sử dụng những câu hỏi mở để công chúng góp ý vào nội dung và hình thức của báo.

Năm là, thường xuyên thăm dò (thông qua các đợt khảo sát, điều tra xã hội học) nhằm đánh giá thái độ của công chúng với những sản phẩm của cơ quan báo chí. Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần được tiến hành một cách khoa học, định kỳ, có sự đối chiếu so sánh qua mỗi giai đoạn, đặc biệt sau mỗi sự thay đổi, cải tiến của cơ quan báo chí, từ đó có sự điều chỉnh một cách phù hợp và hiệu quả. Có thể tiến hành mỗi năm một lần hoặc hai năm một lần để nắm rõ công chúng hơn. Do đặc thù công chúng chủ yếu là công chúng trong quân đội, các chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự chỉ trong hai năm. Do đó, Báo - Truyền hình quân khu 7 cần có kế hoạch khảo sát hợp lý đối với nhóm đối tượng này.

Sáu là, cần xác định rõ phương hướng phát triển của tờ báo, những định hướng nội dung lớn cần tập trung đề cập phù hợp với hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc xây dựng kế hoạch nội dung và kế hoạch là yếu tố quan trọng để giữ vững sự chủ động, cũng như nâng cao chất lượng tin, bài và kỷ luật làm việc của phóng viên, biên tập viên. Theo đó, cần tiếp tục duy trì, phát triển các chuyên trang, chuyên mục, thường xuyên có tin, bài chất lượng về công tác xây dựng Đảng phù hợp với tính chất của từng loại hình báo chí. Trong đó, tích cực tuyên truyền những mô hình về xây dựng Đảng, những tấm gương sáng về rèn luyện trong đội ngũ cán bộ, đảng viên để nhân rộng và phát huy. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới. Chú trọng tuyên truyền cả ưu điểm và khuyết điểm, cả mặt được và những hạn chế, yếu kém, nhất là giải pháp khắc phục những khuyết điểm, yếu kém,

ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nội dung tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng phải toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

Hệ quả của bước tiến trong công nghệ truyền thông và sự thay đổi đặc tính của công chúng khi đạt tới một trình độ phát triển nhất định, rất có thể là sự hình thành những loại hình truyền thông đại chúng mới, có tính thích ứng cao với nhu cầu của công chúng, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Chính hiện tượng đó se là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự chuyển hướng nhằm đưa ra các quyết định có tính chiến lược của các cơ quan báo chí.

KẾT LUẬN

Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động truyền thông đại chúng trong điều kiện xã hội phát triển cao, việc nghiên cứu phản hồi từ công chúng là rất quan trọng. Nhờ có các kết quả nghiên cứu công chúng mà nhà truyền thông biết được yêu cầu đòi hỏi của họ, hình thành được nội dung và phương pháp thích ứng để trao đổi nội dung các sản phẩm với công chúng xã hội.

Trước đây, các phương tiện truyền thông đại chúng cùng truyền đi một chương trình thông tin, tất cả công chúng đều hưởng thụ. Ngày nay là thông tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ. Các phương tiện truyền thông không thể bắt công chúng thu nhận những điều mình có được mà phải nói với họ về những điều họ đang quan tâm. Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu công chúng là vấn đề trọng tâm của các cơ quan truyền thông. Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ thông tin và tin học phát triển nhanh, các phương tiện thông tin đại chúng đổi mới mạnh me, thay đổi nhanh chóng tạo ra thế cạnh tranh thính giả, khán giả và độc giả. Công chúng vừa là đối tượng phản ánh của báo chí vừa là người đánh giá, thẩm định cuối cùng những thông tin của báo chí. Công chúng không chỉ là người tiếp nhận thông tin thuần tuý mà còn là đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên đông đảo.

Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu công chúng rất lớn. Nó vừa mang tính lý luận khoa học, vừa mang tính thực tiễn cao. Nếu các cơ quan truyền thông bỏ qua không đầu tư cho công tác này thì hậu quả của nó là rất lớn. Do vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin báo chí thì việc nghiên cứu công chúng là một trong những yếu tố, điều kiện không thể thiếu được đối với tất cả các cơ quan báo chí nói chung, Báo - Truyền hình Quân khu 7 nói riêng. Từ nhận thức trên những người làm công tác truyền thông phải có phương án, phương pháp tiến hành sao cho công tác này thật sự có hiệu quả và phải có sự đầu tư thích đáng đối với công tác nghiên cứu công chúng để có được những mùa gặt tốt đẹp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Dững (2018), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dững (2020), Báo chí trong môi trường truyền thông số, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

5. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/tim-hieu-cong-chung-mot-yeu- to-quan-trong-khi-truyen-thong-tin-p24382.html

6. Báo Quân khu 7 online

7. TS. Lê Thu Hà (Chủ biên), Công chúng báo chí, NXB Lao động 8. Tạp chí Cộng sản

9. https://baoquankhu7.vn/bao-quan-khu-7-viet-tiep-truyen-thong-anh- hung-cua-the-he-cha-anh--988876098-009198s35910gs

10. Đinh Thị Thuý Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nghiên cứu công chúng tại Báo Quân khu 7 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w