Chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VỀXÂY DỰNG NÊN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ VÀO XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN MANG ĐẬM BẢN SẮC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 25 - 43)

PHẦN B : PHẦN NỘI DUNG

2.1. Chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam

Nam.

Một là phát triển văn hóa gắn kết chặc chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là làm cho văn hóa thấm sâu vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ba là bảo vệ bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Bốn là đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm là nâng cao năng lực và hiệu quả và hiệu quả hoạt động khoa học và cơng nghệ.

2.1.1. Khái niệm về văn hố Việt Nam.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ qt, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái qt này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn

nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật. Thực tế quản lý văn hóa khơng phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng khơng phải chỉ có thế.

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của tồn nhân loại.

Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng của bản sắc văn hố dân tộc, đó là tinh thần u nước thương nịi. Bản sắc văn hố dân tộc không là cái

ngưng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũy, thu

nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ, sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bình đẳng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc lập và tồn vẹn về lãnh thổ, có lịch sử dựng nước và giữ nước, do đó có nền văn hố riêng, mang phong cách, bản sắc độc đáo của khu vực Á-Đông.

2.1.2. . Lịch sử hình thành nền văn hố ở Việt Nam

Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng. Văn hóa dân tộc là cả thành tựu của dân tộc đó đi cùng lịch sử dân tộc. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bình đẳng với tất cả dân tộc trên thế giới, có chủ quyền độc lập và tồn vẹn lãnh thổ, có truyền thống dựng nước và giữ nước do đó có nền văn hóa riêng mang bản chất độc đáo của khu vực Á-Đơng. Văn hố dân tộc Việt Nam là thành tựu của cả dân tộc Việt Nam, được hình thành trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm và thực tiễn của lao động, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Trước hết là nó văn hố thời tiền sử với những thành tựu ban đầu của người nguyên thuỷ ở núi Đọ (Thanh Hố), sau đó là nền văn hố Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ). Đặc trưng của nền văn hoá này là săn bắt, hái lượm, dùng đá làm cơng cụ sản xuất.

Văn hóa thời sơ Sử với ba trung tâm lớn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam: Văn hóa Sa Huỳnh có khơng gian phân bố rộng lớn, từ Bình Trị Thiên kéo dài tới lưu vực sơng Đồng Nai. Nền văn hóa Đơng Sơ với đặc trưng lớn nhất là những công cụ, vật dụng bằng đồng phục vụ cho sản xuất thì nền văn Sa Huỳnh lấy sắt làm nguyên liệu chủ yếu để chế tạo ra những công cụ phục vụ cho sản xuất nền nông nghiệp lúa nước, cùng các loại cây ăn quả, củ khác. Nếu cư dân Đông Sơn hãnh diện về đúc đồng thì cư dân Sa Huỳnh cũng tự hào về kỹ thuật đúc sắt. Ngồi ra cư dân cịn nổi tiếng với truyền thống dệt vải, làm gốm, làm trang sức bằng thiên nhiên. Điều đó chứng tỏ tư duy của người Sa Huỳnh đã ở tầm cao, tạo ra nền văn hóa tiến bộ.

Thời kỳ đá mới (cách đây hơn một vạn năm) đã đánh dấu một bước Liên quan trọng trong lối sống của con người. Thời kỳ này con người đã nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ đá, đất sét, sừng, xương. tre nứa, gỗ... để làm công cụ sản xuất. Họ đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật, trồng cây, biết định cư thành từng nhóm, dân số tăng lên. Chính phương thức sống này đã đẩy văn hố phát triển lên một tầm cao mới, tiêu biểu cho sự tiến bộ đó là những đặc trưng của nền văn hố Hồ Bình. Văn hố Đơng Sơn hình thành ở các lưu vực sông (Sông Hồng, Sông Cả, Sông Mã). Đặc trưng của phương thức sống thời kỳ này vẫn là sự chuyển tải nội dung của nền văn hố Hồ Bình nhưng ở một trình độ cao hơn. Văn hố Đồng Nai là nền văn hoá của vùng Nam Bộ. Đặc điểm của nền văn hố này gắn liền điều kiện tự nhiên. Vì vậy, sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu. Văn hố Bắc thuộc là nền văn hoá phụ thuộc vào sự thống trị của Phong kiến Trung Hoa ở phương Bắc. Thời kỳ này đã đặt văn hoá Việt Nam vào thế cam go phải đấu tranh với sự đô hộ của phong kiến xâm lược chống lại sự đồng hoá dân tộc.

Trước khi bước vào thời kì độc lập tự chủ, văn hóa Việt Nam ghi nhận dấu ấn của nền văn hóa Campuchia và Óc Eo. Với sự thống trị của triều đình phong kiến Việt Nam vào thế kỷ thứ XVI một nguồn gốc tơn giáo phương Tây đã xâm nhập vào đó là Thiên Chúa giáo. Nửa sau thế kỷ XIX, văn hóa Việt Nam đặt dưới sự thống trị của thực dân. Dưới sự chèo lái của triều đình nhà Nguyễn “ dân tộc Việt Nam đã đánh mất hành động độc lập trong lịch sử” làm cho nền văn hóa dân tộc chịu nặng ý dồ thống trị của thực dân. Lúc này, nền văn háo mang hai nội dung chủ yếu “ tiếp xúc và giao thoa văn háo Việt-Pháp” và “ giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đơng Tây”.

Văn hóa Việt Nam vốn dĩ độc lập trong sự cởi mở, rộng lượng của truyền thống người Việt cổ sau quá trình tiếp biến thiên nhiên và cuộc sống lâu dài nay có nguy cơ bị Hán hóa, biến thành một tiểu khu của Trung Hoa đại lục. Không chịu

khuất phục, dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ: Đấu tranh để bảo vệ bản sắc, bảo vệ dân tộc, chống đồng hóa, tiếp tục phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giải phóng đất nước. Văn hóa Việt Nam đăng thăng hoa, tiến bước cùng sự phát triển cùng lịch sử dân tộc. Bên cạnh sự tăng trưởng của chính trị, kinh tế thì văn hóa nghệ thuật đã gặt hái được nhiều thành tựu góp phần đưa đời sống vật chất, tinh thần con người lên một tầm cao mới.

Tóm lại, mỗi dân tộc đều có lịch sử văn hóa riêng của mình biểu hiện tính cạh, bản sắc độc đáo không lặp lại hay đồng nhất với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Vì vậy, “ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa khơng chỉ là lựa chọn mà cịn là nhiệm vụ, mục tiêu của cả dân tộc.

2.1.3. Chủ chương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra những định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.

Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp

thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam;

đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn.

Củng cố, tăng cường mạng lưới văn hóa cơ sở. Quản lý tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta; tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam.

Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở mọi vùng đất nước. Hướng dẫn nhân dân về nếp sống văn hóa, văn minh; chống các hủ tục, mê tín dị đoan.

Phát triển đi đơi với quản lý tốt mạng lưới thơng tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác. Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin; coi trọng việc nâng cao chất lượng thơng tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng của thơng tin; coi trọng việc phát hiện và đề cao các nhân tố mới đồng thời với việc phát hiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại.

Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hóa, vun đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc và thời đại. Khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy sáng tác văn học, nghệ thuật phản ánh các nhân tố mới trong xã hội, cổ vũ cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên, phê phán cái sai, lên án cái xấu, cái ác, hướng tới chân, thiện, mỹ. Phổ biến kịp thời các tác phẩm tốt, đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần nhân văn thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cách ứng xử trong gia đình, trường học, xã hội đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao tiếp…

2.2. Xây dựng, gìn giữ bản sắc dân tộc trong q trình tồn hóa và hội nhập.

Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do hội nhập quốc tế hình thành có mâu thuẫn, cố thủ tiêu nền văn hoá truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống của nước ta. Nhưng văn hoá Việt Nam với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến vẫn khơng bị sai lạc, phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nước bị xâm lăng, dân tộc bị thơn tính, nhưng bản sắc đó khơng bao giờ mất, khơng những khơng mất mà nó ngày càng được khẳng định và phát triển.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy: “Tồn cầu hố và hội nhập” một mặt làm nâng cao chất lượng sống, mặt khác cũng hình thành nên những chuẩn mực mới lạ trong đời sống tinh thần, có thể dẫn đến sự va chạm” giữa: Lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống. Lối sống và cách tư duy hồ với thiên nhiên, tình cảm cộng đồng tình làng nghĩa xóm dường như “mặc cảm” với lối sống đơ thị và tốn tính kinh tế có tính cá nhân, nếp sống thanh bình dễ “dị ứng với nhịp độ gấp gáp của tác phong cơng nghiệp, ứng xử tình cảm nghiêng về đạo đức thường tương phản với văn hố trí tuệ và nền pháp lý chặt chẽ, lối sống tiêu xài không mấy phù hợp với truyền thống của con người Việt Nam...

Định hướng đúng đắn, một mối quan tâm lành mạnh của toàn xã hội khi Việt Nam ngày càng tham gia một cách tồn diện hơn vào q trình tồn cầu hóa nhưng tự bản thân những khát vọng bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa đối với tồn xã hội, trước hết là trong việc xác định bản sắc văn hóa dân tộc và sau đó là việc ứng xử với bản sắc văn hóa đó. “Bản” là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật, “Sắc” là thể hiện ra ngồi. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, mà chúng ta khẳng định, những giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam cần phải được bộ phận lãnh đạo của dân tộc thường xuyên kiểm nghiệm, theo dõi, gìn giữ, cải tiến, bổ sung bỏ những cái lỗi thời, đổi mới những hình thức khơng cịn thích hợp, tiếp thu và bản địa hóa mọi tinh hoa của văn hóa nước ngồi... khiến cho những gia trị gọi là bản sắc văn hóa của dân tộc ta phát huy tới mức cao nhất.

Trong quá trình thực tiễn phát triển đất nước, chúng đã được những thành quả trong việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa đó là: Q trình hội nhập văn hóa đã làm cho các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau hơn bởi những giá trị truyền thống chung, đồng thời tạo điều kiện cho môi dân tộc phát huy nét độc đáo, đặc trưng của mình. Quá trình này cũng sẽ tạo điều kiện cho thế giới luôn tồn tại trong sự thống nhất chung của tất cả những cái riêng, cái đặc thù, cái chung không

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VỀXÂY DỰNG NÊN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ VÀO XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN MANG ĐẬM BẢN SẮC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 25 - 43)

w