Chưa bao giờ đến trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Những nhân tố tác động và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 49 - 52)

trường 100 39,86 19,99 16,19 15,01 8,94 - Chưa tốt nghiệp cấp I 100 23,33 23,03 21,14 19,38 13,13 - Tốt nghiệp cấp I 100 21,27 21,24 19,75 19,60 18,11 - Chưa tốt nghiệp cấp II 100 17,63 20,96 23,57 20,87 16,97 - Chưa tốt nghiệp cấp III 100 10,54 13,03 20,33 19,55 36,55 - Nghề cơ sở 100 10,13 15,86 19,32 25,23 29,15 - THCN 100 6,98 14,31 15,41 23,60 39,69 - Đại học và cao đằng trở lên 100 1,45 4,57 3,59 20,21 70,15 Nguồn: TCTK : VLSS, 1998

Theo bảng trên, trong nhóm hộ nghèo nhất thì số người chưa bao giờ đến trường chiếm tỷ lệ cao nhất, đáng chú ý là trình độ từ cấp III trở lên chiếm tỷ

lệ ít nhất. Người nghèo thường không được đào tạo nghề nghiệp. Đây là điều đáng lo ngại nhất đối với người nghèo, họ rất ít có các cơ hội để kiếm được

việc làm tốt và tạo thu nhập cao, do đó nghèo đói là khó tránh khỏi.

Bảng 2.19: Trình độ học vấn của người nghèo (năm 1993)

Trình độ học vấn Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ trong tổng số người nghèo (%)

Tỷ lệ trong tổng

số dân số (%)

- Không được đi học 57 12 8

- Tiểu học 42 39 35

- Phố thông trung học 25 8 12

- Dạy nghề 19 3 6

- Đại học 4 0 3

- Tổng số 37 100 100

Nguồn: Việt Nam - Tấn công nghèo đói - WB.

Như vậy, tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên, gần 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn tỷ lệ chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học ở nhóm hộ nghèo cao nhất 57%, ngược

lại, tỷ lệ tốt nghiệp đại học thuộc diện nghèo đói chỉ chiếm 4%. Ta thấy sự

chênh lệch học vấn giữa người nghèo và người giàu là khá rõ ràng. Bảng 20.2: Trình độ văn hoá của chủ hộ phân theo nhóm

Tỷ lệ (%) Giàu Nghèo

- Không biết chữ 0 24,3

- Học hết cấp I 28,1 53,6 - Học hết cấp II 44,2 20,3 - Học hết cấp III 27,7 1,8

Nguồn: Giàu - nghèo trong nông thôn hiện nay. NXB Nông nghiệp 1999.

Theo kết quả này thì nhóm hộ nghèo có tới 24,3% chưa biết chữ trên 53% chỉ có trình độ học vấn cấp I. Trong khi đó, nhóm hộ giàu phần lớn đạt

trình độ học vấn cấp II, cấp III. Các hộ nghèo không có điều kiện học tập văn

hoá, các con em họ không có nhiều cơ hội đến trường, nhất là con em vùng dân tộc ít người, miền núi vùng sâu, vùng xa, đây cũng là một trong các

nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo từ đời này sang đời

khác, thực tế, bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khoá quan trọng để thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Tuy nhiên, các con số thống kê được đã chỉ ra rằng, vấn đề lớn liên quan

đến việc tiếp thu các kỹ năng, các kiến thức chung, việc có được thông tin là

đặc biệt quan trọng. Các hộ sẽ được xếp vào nhóm khá giả hơn nếu như

những người trưởng thành trong gia đình có trình độ học vấn nhất định và trẻ em được đến trường. Theo phỏng vấn, đánh giá PPA ở thành phố Hồ Chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Minh, nhiều hộ cho rằng cần phải có trình độ cao hơn mức phổ thông cơ sở để có cơ hội kiếm được một công việc ổn định. Như vậy, đời sống mới bớt nhọc

nhằn, khổ cực hơn.

 Nhóm nhân tố liên quan đến sức khoẻ

Hiện nay, cách đánh giá nghèo đói của WB không chỉ dựa vào thu nhập

mà còn dựa vào khía cạnh sức khoẻ của người dân.

*** Hình 2.1. Đánh giá nghèo đói qua các khía cạnh đa chiều Ghi chú: H: là ngưỡng được xác định là người khoẻ mạnh.

Y: là thu nhập của người nghèo theo thu nhập.

Ở bảng trên, đã biểu hiện được mối quan hệ giữa sức khoẻ và thu nhập,

nó phản ánh đầy đủ hơn tình trạng nghèo khó của con người. Người dân có

thu nhập thấp sẽ làm giảm khả năng cải thiện về sức khoẻ, thể hiện ở việc dễ ốm đau và ít có cơ hội điều trị bệnh. Ngược lại, sức khoẻ không tốt cũng gây

những ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm và thu nhập.

Ở Việt Nam, mức độ nghèo đói về sức khoẻ thể hiện rất rõ nét, nó thể

hiện sự bần cùng hơn của những người nghèo khi không tiếp cận với các dịch

vụ y tế. Điều này rất phổ biến ở khu vực nông thôn, ở những vùng sâu, vùng xa và nhất là ở nhóm các dân tộc thiểu số (hình 2,2)

Hình 2.2. Các nhóm thiẻu số ở Việt Nam ít được tiếp cận các dịch vụ y ế hơn các nhóm không thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn: Những nhân tố tác động và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 49 - 52)