1 2 1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ đi sâu và giải quyết những câu hỏi được nêu dưới đây:
- Tại sao việc giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng phương thức Toà án đóng vai trò quan trọng hiện nay? những phương thức nào được thực hiện để giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng?
Phương thức GQTC bằng Toà án đóng vai trò rất quan trọng, không những có đặc thù riêng mà còn là phương thức giải quyết cứu cánh cuối cùng khi các phương thức giải quyết khác không thành Phương thức Toà án vừa có những ưu điểm nhất định và vừa có những hạn chế cố hủ, vì thế cần phải được nghiên cứu tỉ mỉ Ngoài phương thức GQTC bằng Toà án, vẫn có các phương thức ngoài Toà án khác
- Tranh chấp và tranh chấp trong tiêu dùng được hiểu như thế nào? Tranh chấp trong tiêu dùng có nét đặc thù riêng, chuyên cho lĩnh vực tiêu dùng, nó có nhiều sự khác biệt so với các loại tranh chấp khác
- Thực trạng và thực tiễn giải quyết tranh chấp tiêu dùng thời gian qua có những bất cập vướng mắc gì?
Thực trạng và thực tiễn giải quyết tranh chấp tiêu dùng thời gian qua có những bất cập vướng mắc trong nhiều vấn đề liên quan về quy định như: thủ tục rút gọn chưa phù hợp, về khởi kiện tập thể, nghĩa vụ chứng minh, địa vị pháp lí của người khởi kiện thực tiển án phí, đối tượng chịu án phí, BTTH Sau nhiều năm PLBVQLNTD đi vào đời sống phát sinh những điểm chưa phù hợp từ thực trạng trong pháp luật và thực tiễn GQTC Để GQTC tiêu dùng có hiệu quả, các quy định có liên quan cần phải chuẩn mực, khắc phục được lỗ hổng, và hoàn thiện tồn tại phát sinh
- Những bất cập, vướng mắc và nguyên nhân của bất cập trong pháp luật ? Những bất cập, vướng mắc liên quan đến định nghĩa NTD, thiếu định nghĩa hàng hoá, dịch vụ những vấn đề chưa có quy định trong pháp luật như khởi kiện tập thể
- Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện đối với vấn đề giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân như thế nào?
Về vấn đề hoàn thiện pháp luật đối với PLBVQLNTD và PLTTDS phải có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế
1 2 2 Lý thuyết nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu mà luận án dùng để nghiên cứu và trả lời cho những câu hỏi được đề ra cụ thể như sau:
- Lý thuyết bất cân xứng trong quan hệ tiêu dùng Lý thuyết này rất quan trọng, lý thuyết đề cập vấn đề kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu Có thể thấy bất kỳ thời đại nào, chế độ nào, để bảo vệ các bên trong quan hệ pháp luật Pháp luật nhân đạo luôn luôn ưu tiên bảo vệ người ở vị thế yếu Với lý do trên, pháp luật cần phải bảo vệ NTD vì NTD luôn ở vị thế yếu Chính vì điểm đặc thù của quan hệ trên, kéo theo điểm đặc thù của quan hệ NTD
- Lý thuyết đảo nghĩa vụ chứng minh, lý thuyết về đảo nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng, lý thuyết này làm giảm gánh nặng việc chứng minh đối NTD ở vị thế yếu
- Lý thuyết về quyền của người tiêu dùng, lý thuyết này đóng vai trò quan trọng để phân định về quyền của người tiêu dùng được phép làm gì, cần được bảo vệ, tôn trọng, và được bảo đảm từ nhiều góc độ
- Lý thuyết bóc lột (exploitation theory) [130, tr 572], đề cập đến vấn đề bảo vệ NTD, sử dụng sức mạnh thị trường, lý thuyết này chỉ ra rằng NTD cần phải được bảo vệ vì 2 nguyên nhân chính sau: thứ nhất NTD không có nhiều sự chọn lựa, chỉ việc phải mua hàng và ký hợp đồng có các điều khoản do các công ty ở vị thế mạnh lập sẵn Thứ hai các công ty có thể bóc lột, khai thác những thông tin quan trọng và sự bất bình đẳng trong quan hệ tiêu dùng
Dựa vào những lý thuyết trên, luận án xác định và giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, giải thuyết nghiên cứu, đồng thời so sánh, đối chiếu, rà soát những quy định hiện tại của pháp luật Việtnam nói chung và pháp luật liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng nói riêng từ đó dưa ra kiến nghị để hoàn thiện
Kết luận chƣơng 1
Đối với tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án, tác giả nêu lên tổng quan tình hình nghiên cứu trong đó bao gồm những công trình nghiên cứu về lý luận bảo vệ người tiêu dùng và liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng chuyên sâu bẳng Toà án liên quan đến đề tài của luận án, cụ thể các phương thức giải quyết ngoài Toà án và Toà án
Một số các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp tiêu dùng, và giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án thông qua tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp trong bối cảnh hiện nay Thông qua các tổng quan trên, tác giả đánh giá tình hình nghiên cứu, nêu lên những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề chưa được nghiên cứu và quyết định nghiên cứu đề tài "giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay" và đề tài này không trùng lắp với các công trình khoa học nghiên cứu trước đó ở cấp độ tiến sĩ Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu dùng để sử dụng cho việc nghiên cứu và viết cả bài luận án Trên cơ sở kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, so sánh, đối chiếu, phân tích quy định pháp luật và nghiên cứu thực trạng, thực tiễn của việc GQTC tiêu dùng với thương nhân bằng Tòa án, đồng thời kiến nghị các phương thức cụ thể để nâng cao và hoàn thiện việc GQTC tiêu dùng bằng Tòa án hiện nay Các vấn đề được đề cập ở trên sẽ được luận án tiếp tục phát triển nghiên cứu làm rõ trong đề tài này
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỚI THƢƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN