Mản g1 chiều:

Một phần của tài liệu Bai giang Co So Lap Trinh docx (Trang 38 - 39)

- Hàm ngày tháng

1. Mản g1 chiều:

Cơ bản nhất sẽ là mảng 1 chiều, mỗi 1 phần tử trong mảng sẽ là những giá trị có cùng kiểu dữ liệu với nhau.

Cách khai báo: có 2 cách

int number[10];

int number[] = {5,3,6,7,8};

Cách trên được sử dụng khi bạn muốn khai báo 1 mảng kiểu int có 10 phần tử (10 là số lượng phần tử lớn nhất mà mảng number có thể chứa được).

Cách thứ 2 được sử dụng khi ta muốn khai báo 1 mảng tĩnh (đã có sẵn các giá trị trong mảng). Ở trường hợp này ta không cần phải khai báo số lượng phần tử trong mảng.

Truy xuất mảng: vì mảng là 1 tập hợp các phần từ nên khi dùng ta phải thông qua index (chỉ số mảng). Nó giống như ta có 1 cái bàn với nhiều ngăn, khi muốn tìm 1 thứ gì đó ta phải nhớ là đã để nó ở ngăn thứ mấy. Index là 1 kiểu số nguyên chạy từ 0 tới số phần tử lớn nhất trong mảng trừ 1.

VD: mảng có 10 phần từ thì index sẽ đi từ 0 cho tới 9. Phần tử đầu tiên là 0 và cuối cùng là 9.

number[0] = 10; // phần tử thứ nhất mang giá trị là 10 number[1] = 40;

number[2] = 90; // phần tử thứ 3 mang giá trị là 90

number[3] = 100; // báo lỗi dòng này vì index từ 0 -> 2 (vì khai báo mảng có 3 phần tử)

Thông thường mảng được duyệt bằng các vòng lặp, sau đây là 1 VD:

#include<stdio.h> void main() { int number[5]; int i; // Nhập vào for(i = 0 ; i < 5 ; i++) {

printf("Nhap so thu %d : ", (i+1)); scanf("%d", &number[i]); } // Xuất ra for(i = 0 ; i < 5 ; i++) { printf("So thu %d : %d ", (i+1), number[i]); } getch(); }

Vòng lặp sẽ giúp chúng ta đi lần lượt từ phần tử đầu tới phần từ cuối cùng của mảng.

Một phần của tài liệu Bai giang Co So Lap Trinh docx (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w