Chủ nghĩa Hậu thực dâ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Hậu thực dân (Trang 26 - 37)

Có thể nói, cuối thế kỷ XX là giai đoạn nở rộ của nhiều trào lưu, xu hướng sáng tác, phê bình trên thế giới. Hàng loạt các lý thuyết, chủ nghĩa nối tiếp nhau ra đời như: tượng trưng, siêu thực, đa đa, hiện sinh,... và nhanh chóng du nhập vào Việt Nam. Trong số đó đặc biệt phải nhắc đến là Hậu thực dân - một Chủ nghĩa mới mẻ, còn nhiều vấn đề tiềm ẩn cần khám phá.

Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI Chủ nghĩa Hậu thực dân bắt đầu có những bước tiến và du nhập đến Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Hậu thực dân ở Việt Nam trải qua không ít những khó khăn và thách thức. Ở Việt Nam, cụm từ (postcolonialism) được dịch thành Chủ nghĩa Hậu thuộc địa hay Chủ nghĩa Hậu thực dân. Giới nghiên cứu nghiêng về Chủ nghĩa Hậu thuộc địa để biểu hiện những vấn đề mang đến sự ám ảnh về thuộc địa và nhấn mạnh những vấn đề còn tồn tại của thuộc địa. Còn giới nghiên cứu nghiêng về Chủ nghĩa Hậu thực dân để biểu hiện cho nguyên nhân, nguồn gốc,... việc các nước đế quốc đã áp đặt lên thuộc địa tạo nên những biến đổi trong văn hóa. Tuy nhiên, việc lựa chọn một cách gọi thống nhất còn nhiều khó khăn, vì cách gọi đến cách biểu hiện vẫn chưa thể hiện được một cách trọn vẹn sự phức tạp hay mơ hồ của đối tượng nghiên cứu.

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong quá trình tiếp cận tri thức hậu thực dân nhưng ở Việt Nam hiện tại có thể điểm qua một vài công trình đang nổi bật, đáng lưu tâm trong việc giới thiệu

26

Chủ nghĩa Hậu thực dân:

Đầu tiên, phải kể đến là cuốn “Đông phương học” của E. Said, trong mảng dịch thuật lý thuyết Hậu thực dân ở Việt Nam đây là một cuốn sách gần như kinh điển và có những đóng góp quan trọng, bước đầu đặt nền tảng cho tri thức về Hậu thực dân khi Hậu thực dân còn là điều mới mẻ ở Việt Nam. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cuốn sách của E. Said đặt ra nhiều lý thuyết có mối quan hệ với Chủ nghĩa Hậu thực dân và trở thành nền tảng, bước đầu chuẩn bị cho việc nghiên cứu Chủ nghĩa Hậu thực dân sau này. Tuy được dịch và mang vào Việt Nam, nhưng trái với kỳ vọng, quyển sách được rất ít độc giả đón nhận. Nhưng đáng mừng sau khi công trình của Said được dịch thuật thì tình hình nghiên cứu bắt đầu có nhiều khởi sắc, thu hút nhiều đối tượng quan tâm và kéo theo đó là sự ra đời của nhiều công trình quan trọng sau này trong lĩnh vực Hậu thực dân.

Giáo sư Phương Lựu là một trong những người đi tiên phong và góp phần mở đường cho các trào lưu, xu hướng văn học du nhập vào Việt Nam. Nhiều công trình mang tầm vóc lớn được Giáo sư Phương Lựu ấp ủ trong một quảng thời gian tương đối dài và Chủ nghĩa Hậu thực dân là một trong số đó. Trong sách “Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX” ở chương 22, giáo sư đã có đề cập tới những vấn đề liên quan “Hậu thực dân”. Công trình này được xem là một trong những công trình tiêu biểu, đi đầu trong việc lấy lý thuyết Hậu thực dân của F. Jameson, E. Said,... đưa vào giới thiệu rộng rãi đến với mọi người. Công trình nghiên cứu này vốn dĩ ra đời trong buổi đầu của quá trình nghiên cứu Chủ nghĩa Hậu thực dân nên không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót trong nhận thức, cũng như trong việc thể hiện, phân tích các lý thuyết đã có. Trên thực tế, từ trước đến nay việc tiếp nhận lý thuyết từ Phương Tây vốn không phải dễ dàng.

Trong vấn đề về lý thuyết Hậu thực dân, hai cái tên Phương Lựu và Nguyễn Hưng Quốc đã có những đóng góp nhất định trong việc giới thiệu đến độc giả cũng như những người quan tâm các lý thuyết cơ bản, khái quát về Chủ nghĩa Hậu thực dân. Nếu giáo sư Phương Lựu đã giới thiệu những lý thuyết liên quan về Hậu thực dân trong công trình đã nói trên thì Nguyễn Hưng Quốc trình bày, giới thiệu sơ lược về nguyên nhân hình thành lý thuyết Hậu thực dân trong “Mấy

vấn đề phê bình và lý thuyết văn học”. Có thể thấy, dù mang nhiều tiềm năng, có thể mở ra những chân trời mới trong tìm tòi và khám phá nhưng hiện tại vấn đề giới thiệu Chủ nghĩa Hậu

27 thực dân vẫn rất rời rạc và là một ẩn số.

Sau những hoạt động như dịch thuật, giới thiệu, Chủ nghĩa Hậu thực dân bắt đầu nhận được sự quan tâm, khi hàng loạt những bài viết, công trình nghiên cứu, bắt đầu đề ra những câu hỏi, những vấn đề cho bước đầu đi sâu tìm hiểu về chủ nghĩa này trên các lĩnh vực:

Một công trình nghiên cứu đáng quan tâm khác chính là “Tính chất nước đôi của Chủ thể

hậu thuộc địa trong “Vu khống” của Linda Lê” của Lê Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Văn học

Nước ngoài. Đây là một công trình mới xuất hiện trong thời gian gần đây, khoảng năm 2010. Bên cạnh đi sâu phân tích một đặc điểm đặc trưng trưng của Chủ nghĩa Hậu thực dân là tính nước đôi thì công trình của Lê Thị Vân Anh còn nói: “Bên cạnh đó, Chủ nghĩa Hậu thuộc địa cũng

có liên quan tới những phạm trù khác xuất hiện từ quá trình thực dân hoá nội địa, như vị thế những thuộc địa định cư, vai trò những nhóm người định cư ở mẫu quốc, hay vấn đề tiếng nói của người phụ nữ đã bị che khuất bởi người đàn ông, đặc biệt là vị thế thuộc địa “kép” của người phụ nữ da màu…”

Khi được sự quan tâm nhiều hơn của giới nghiên cứu người ta bắt đầu đặt ra những câu hỏi về những đặc điểm vốn có của Chủ nghĩa Hậu thực dân. Điều này được Nguyễn Hưng Quốc lý giải qua công trình nghiên cứu của mình. Trong bài viết mang tên “Các lý thuyết phê bình văn

học: Chủ nghĩa Hậu thực dân” bên cạnh mang đến cho người đọc những thông tin khái quát về

Chủ nghĩa Hậu thực dân, Nguyễn Hưng Quốc đã trình bày hai đặc tính cơ bản của Chủ nghĩa này là “tính khác và tính đề kháng”. Cái khác mà Nguyễn Hưng Quốc nói đến: “Cái khác” khác với sự khác biệt (difference) vì “cái khác” bao gồm cả sự khác biệt lẫn bản sắc: “cái khác”, tự nó là một bản sắc và bản sắc ấy được hình thành chủ yếu trên sự phân biệt với những bản sắc khác đang chiếm giữ vị trí trung tâm. Chính “cái khác” đã làm cho các dân tộc đứng ở ranh giới không phân định, biến các nước thuộc địa không chỉ trở thành các khác so với các nước đế quốc mà còn trở thành “cái khác” so với chính họ trong quá khứ. Còn trong tính đề kháng, Nguyễn Hưng Quốc cho rằng đó là sự ra đời của Chủ nghĩa Quốc gia, là những nỗ lực trong việc chống lại các yếu tố ngoại lai trong quá trình xây dựng bản sắc dân tộc của riêng mình. Cũng trong một bài viết khác có tên “Tính lai ghép trong văn học Việt Nam”, Nguyễn Hưng Quốc đã nêu lên khái niệm cũng như quá trình hình thành và phát triển của tính lai ghép. Ông đã đề cập đến nhiều lĩnh vực ứng dụng tính lai ghép, trong đó có văn học.

28

Nhìn chung, Chủ nghĩa Hậu thực dân gặp phải nhiều vấn đề khi giới thiệu cũng như nghiên cứu. Mặc dù đã được quan tâm, đón nhận và trở thành đối tượng nghiên cứu nhưng các ở các công trình này vẫn thấy rõ sự rời rạc. Nguyên nhân của những trở ngại mà các nhà nghiên cứu hậu thực dân gặp phải thường xuất phát từ vấn đề tư liệu, hơn nữa đây là một vấn đề tương đối mới mẻ, ít nhà nghiên cứu đặt vấn đề tìm hiểu. Vấn đề trong dịch thuật thật sự là một trở ngại lớn, hiện nay chưa thật sự có nhiều tài liệu dịch thuật liên quan đến Chủ nghĩa Hậu thực dân cho những người làm nghiên cứu. Phần với các lý thuyết nền tảng của Chủ nghĩa này khi mới hình thành đều viết bằng tiếng nước ngoài, gây khó khăn rất nhiều đến quá trình tiếp cận tri thức của người Việt. Đồng thời ở Việt Nam hiện tại, Chủ nghĩa Hậu thực dân còn quá mới mẻ, chưa ổn định và chưa đi theo một con đường thống nhất khiến chúng ta gặp phải một trở ngại lớn là dè dặt và hoài nghi. Một phần cũng xuất phát từ tâm lý, khi tiếp cận với một cái mới thường sinh ra cảm giác hoài nghi, lo sợ. Từ đó, nảy sinh hàng loạt câu hỏi mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp: Nó có phù hợp không? Nó có tồn tại lâu dài không? Nó cần được áp dụng như thế nào?,... Mặc dù, Chủ nghĩa Hậu thực dân xét trên bối cảnh lịch sử, xã hội có nhiều nét tương đồng với dân tộc ta đã trải qua, xong cũng có nhiều giả thuyết đặt ra có cần thiết và thích hợp với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại? Tiếp theo, phần lớn những nghiên cứu về Chủ nghĩa Hậu thực dân ở Việt Nam hiện nay còn rất tạm bợ và mơ hồ không có tính hệ thống, không rõ ràng so với nhiều trào lưu, chủ nghĩa khác cùng du nhập đến Việt Nam trong giai đoạn này. Việc không tìm được những tài liệu quan trọng, cần thiết, cung cấp cái nhìn bao quát của người đi trước khiến cho quá trình nghiên cứu bị mất nhiều thời gian, bị trì trệ trong thời gian dài, hay thậm chí là gián đoạn,... Đặc biệt, có thể dễ dàng nhận thấy trong lĩnh vực văn chương khó có thể tìm thấy nhiều nghiên cứu liên quan đến sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hậu thực dân tới sáng tác để người đọc có thêm nhiều góc nhìn đa dạng hơn về sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa này đến các lĩnh vực khác nhau.

Tuy có khá ít ỏi những công trình nghiên cứu, những tài liệu tham khảo hay những sáng tác theo hướng Chủ nghĩa Hậu thực dân nhưng vẫn có rất nhiều khía cạnh tìm ẩn có thể thể khai thác:

Hiện nay có một vấn đề rất đáng lưu tâm, được Nguyễn Hòa đặt ra trong bài viết “Chủ

29

hết các nhà nghiên cứu trước cho rằng Chủ nghĩa Hậu thực dân phù hợp với xu thế, phù hợp với bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam. Bài viết của Nguyễn Hòa lại đặt ra vấn đề, liệu có thực sự phù hợp hay đơn thuần chỉ là một “mode mới”, hướng đi mới trong hoạt động phê bình và nghiên cứu. Ở đây đặt ra nghi vấn bởi vì, Việt Nam là một quốc gia dù bị nhiều năm đô hộ, từng là thuộc địa trong nhiều năm nhưng khác với các nước thuộc địa trên thế giới Việt Nam không trải qua quá trình Hậu thực dân. Sau khi giành độc lập Việt nam đã ngay lập tức tiến hành phát triển theo định hướng hoàn toàn mới đã được hình thành trong quá trình Việt Nam còn chưa giành độc lập. Và việc đặt một tác phẩm văn học Việt Nam để khai thác theo con đường của Chủ nghĩa Hậu thực dân có hay không đang đi ngược lại với logic và không xuất phát từ sự tự thân của đối tượng đang cần nghiên cứu.

Tạm khép lại những giả thuyết, cũng như tranh luận trong bài viết của Nguyễn Hoà, một vấn đề nóng bỏng và hấp dẫn không kém chính là vấn đề Chủ nghĩa Hậu thực dân trong văn học của cộng đồng di dân và lưu vong trên thế giới. Trong luận văn của Trần Kim Trang bàn về

“Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ” hoàn thành năm 2012. Không chỉ đề cập

những vấn để về lý thuyết bao quát của chủ nghĩa, góp phần cung cấp cho người đọc những tri thức nhất định trước khi đi vào phân tích. Điều quan trọng mà luận văn thể hiện còn nằm ở việc đi sâu phân tích một số tiểu thuyết di dân của các nhà văn nữ để làm sáng tỏ tính Hậu thực dân biểu hiện trong từng sáng tác.

Ở nền văn học hiện đại ngày nay có một bộ phận nhỏ văn học do người Việt ở hải ngoại sáng tác, gọi chung là văn học di dân. Dù đã rời xa quê hương, những những sáng tác của họ luôn hướng về mảnh đất quê nhà. Và đâu đó trong các sáng tác đó, vẫn có thể bắt gặp tinh thần hậu thực dân. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể điểm qua như: “Sách muối” của Monique Truong, “Ăn trộm đồ cúng của Phật” sáng tác của Bich Minh Nguyen, “Mái tranh, mái tôn” của nhà văn Dao Strom,... Sở dĩ, nhìn thấy tính chất Hậu thực dân xuất hiện trong các sáng tác của các nhà văn di dân vì một điều khó có thể phủ nhận, hầu như các nhà văn di dân đều là những người tị nạn chạy chạy đến Mỹ và các quốc gia khác trong lúc Việt Nam đang xảy ra chiến tranh khốc liệt. Và khi sinh sống ở một nơi hoàn toàn mới, đối diện với một nền văn hóa xa lạ, các nhà văn không ngừng đi tìm và khẳng định nguồn gốc, bản sắc mà mình đã mang đi khi đến một đất nước khác. Tinh thần hậu thực dân còn được nhấn mạnh trong việc lựa chọn ngôn ngữ sáng tác, nhìn

30

chung đa phần các tác phẩm đều được viết bằng tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Trên thực tế, để lựa chọn giữa hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ mang vào sáng tác là điều không hề dễ dàng. Các nhà văn đã phải đấu tranh rất nhiều, và việc lựa chọn tiếng Anh làm phương tiện biểu đạt những cảm xúc thầm kín, nhưng vẫn thể hiện hồn Việt là cách họ dung hòa hai hai nền văn hóa.

Để thấy rõ hơn những biểu hiện của Chủ nghĩa Hậu thực dân trong văn học chúng ta có thể điểm qua một số tác phẩm sau:

Tác phẩm “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp

Vận dụng lý thuyết hậu thực dân vào các tác phẩm văn chương là một nỗ lực của những nhà phê bình văn học. Có thể điểm qua tác phẩm “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp để thấy rõ biểu hiện của hậu thực dân. Như đã biết, tác phẩm là một câu chuyện lịch sử ra đời vào khoảng năm 1980, đem đến cho người đọc nhiều cái nhìn mới và tạo ra sự tranh luận sôi nổi của dư luận lúc bấy giờ. Câu chuyện với nội dung chính xoay quanh nhân vật từ Phương Tây, sang phương Đông tìm vàng tên là Phăng. Trong quá trình tiếp xúc ở Phương Đông, gã đã có nhiều góc nhìn về văn hóa Việt và từ đó đưa ra nhiều nhận định, đánh giá qua hai hình ảnh là vua Gia Long và Nguyễn Du. Từ đó, một điều dễ dàng nhận thấy nhất chính là đây không chỉ đơn thuần là một câu chuyên khai thác vàng của một người đến từ Phương Tây mà nó còn là câu chuyện với ba kết thúc độc đáo đặt ra nhiều vấn đề xem xét lại lịch sử nước nhà. Tuy nhiên, vấn đề nổi bật mà nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn chương nhận thấy chính là “Vàng lửa” như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết lại lịch sử. Dụ ngôn là một lối viết phổ biến của Chủ nghĩa hậu thực dân mà “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp đã vận dụng rất thành công lối viết này. Trong toàn bộ câu chuyện kể về Phăng người khai thác vàng đối tượng sở chỉ lại là Vui Gia Long và Nguyễn Du - hai đối tượng, hai tình huống bên ngoài câu chuyện. “Vàng lửa” là một câu chuyện viết lại lịch sử dưới góc độ hư cấu, không ghi nhận lịch sử một cách chân thật như các nhà sử học, Nguyễn Huy thiệp để cho nhân vật Phăng đưa ra những nhận định khác nhau về Gia Long và Nguyễn Du. Dụ ngôn như là một cách thức để đọc lại lịch sử theo một cách hoàn toàn khác và Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy, ông không ghi chép lịch sử mà viết về những dịch chuyển trong

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Hậu thực dân (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)