Để thu hồi bao bì sản phẩm, Vinamilk đã thực hiện chiến lược Ngày hội môi trường “Đổi vỏ hộp sữa lấy cây xanh”. Hoạt đô •ng ngày hội môi trường được tổ chức nhằm truyền
thông về ý thức bảo vê • môi trường cho mọi người tại nơi mình đang sống và làm viê •c. Giúp người tiêu dùng hiểu được vỏ hô •p giấy có thể tái chế được thành những vâ •t dụng hữu ích khác, "V| hô }p giấy tốt cho bạn, thân thiê }n với môi trường”.
Quy trình tái chế vỏ hộp sữa sẽ tiến hành theo từng bước cụ thể như sau:
Bước 1: Vỏ hộp sữa được thu gom ở các địa điểm thu nhận (có thể là trường học, các cơ sở thu mua phế liệu, điểm thu nhập vỏ hộp sữa công cộng…)
Bước 2: Từ điểm thu gom, vỏ hộp sữa được vận chuyển đến nhà máy cụ thể là các khâu sản xuất tái chế bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại.
Bước 3: Trong quá trình tái chế tại nhà máy, vỏ hộp sữa được phân tách thành bột giấy và nhôm nhựa. Từ các thành phần đó, nhà máy sẽ sản xuất thành sản phẩm tái chế.
Bước 4: Các sản phẩm tái chế sau khi hoàn thành được đưa đến tay người tiêu dùng và bắt đầu vòng đời mới.
Các sản phẩm tái chế của Vinamilk cụ thể là các cuốn vở, túi giấy, thùng carton để đóng gói, bao thư và đặc biệt là có thể làm thành mái lợp sinh thái. Hiện nay, mái lợp sinh thái được sản xuất từ hỗn hợp nhôm/ nhựa tách ra từ vỏ hộp sữa tái chế, được xử lý dưới áp suất và nhiệt độ cao, tạo nên sản phẩm tấm lợp sinh thái Đồng Tiến có nhiều đặc tính nổi
trội: Không rỉ sét, tuổi thọ cao, bền bỉ với thời gian, đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, không chứa độc tố, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Mái lợp sinh thái Đồng Tiến được sản xuất từ vỏ hộp sữa tái chế đã được Vinamilk dùng để lợp ở trang trại tại Nghệ An và Lâm Đồng.
Tài liệu tham khảo
1. Trân, N. H. K. (2018). Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người bán lẻ trong hệ thống phân phối của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tại Tp. Hồ Chí Minh. 2. Huong, T. T. L. (2016). Vinamilk’s Supply Chain and the Small Farmers’
Involvement. VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS, 32(5E).
3. Puspitasari, H. I., Susanty, A., & Saptadi, S. (2020, April). Modeling the best route and truck capacity for delivering ice cream product: Vehicle routing problem approach and estimating expected interruption cost approach. In AIP Conference Proceedings (Vol. 2217, No. 1, p. 030048). AIP Publishing LLC.