KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BHXH

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã Hội (Trang 40 - 43)

Để đảm bảo cho quỹ BHXH cân đối được lâu dài, ngoài các biện pháp nêu trên thì việc quản lý tốt quỹ BHXH đóng vai trò quan trọng, cần phải tăng cường công tác quản lý thu bhxh, chi từ quỹ BHXH và công tác giám sát tài chính của hệ thống BHXH. Cụ thể là:

 Quản lý chặt chẽ về đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH để thu vào quỹ BHXH đủ về số lượng, nhất là các đối tượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

 Quản lý chặt về mức tiền lương và thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Do mức lương và thu nhập hàng tháng hiện nay của người lao động tương đối thấp, không đủ để người lao động có thể đóng góp BHXH với tỷ lệ cao hơn nên Nhà nước thường xuyên cải cách tiền lương và thu nhập để vừa đảm bảo cho người lao động có khả năng tái tạo sức lao động, vừa có khả năng đóng BHXH. Vì vậy cần phải quản lý mức tiền lương và thu nhập để xác định đúng mức đóng và mức hưởng của người lao động tham gia BHXH.

 Thu BHXH phải kịp thời, đúng theo quy định, tránh hiện tượng đóng BHXH chậm hoặc nợ đọng kéo dài làm ảnh hưởng đến thu và đầu tư tăng trưởng của quỹ. Hiện tại vấn đề trốn nộp, nợ đọng BHXH không chỉ nổi cộm ở một số

tỉnh thành phố mà còn là vấn đề bức xúc trong toàn ngành. Để tìm kiếm lối ra cho thực trạng này cần phải có những biện pháp mạnh, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đó là:

+ Tăng cường tính pháp lý của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thu nộp BHXH của các doanh nghiệp Nhà nước phải chú trọng đến các hình thức xử phạt nghiêm minh hơn đối với các doanh nghiệp, đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh thuận lợi nhưng cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động thì Nhà nước cần giao cho ngành BHXH những biện pháp chế tài đủ mạnh như: phạt tiền với mức lãi suất cao hơn lãi suất Ngân hàng, được phép kiểm tra số dư trên tài khoản của đơn vị tại ngân hàng và yêu cầu chuyển thẳng từ ngân hàng để nộp BHXH.

+ Đưa các điều khoản về thu nộp BHXH vào nội dung của Luật doang nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp. Thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp thà nộp phạt còn hơn đóng BHXH bởi lẽ số tiền nộp phạt này chỉ đến tiền triệu trong khi số tiền trốn đóng BHXH cho nguươì lao động lên đến tiền tỷ. Về phía người lao động, dù biết BHXH là quyền lợi chính đáng của mình nhưng cũng không dám đòi hỏi, đấu tranh vì sợ mất việc làm. Còn tổ chức công đoàn của các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp quốc doanh thường không có hoặc tồn tại yếu ớt, bản thân những cán bộ trong tổ chức công đoàn này đều do chính ông chủ trả lương, nên người lao động rất khó kỳ vọng vào việc công đoàn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình. Do vậy, các điều khoản về thu nộp BHXH phải quy định rõ thứ tự ưu tiên thanh toán nộp BHXH trong hệ thống các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp, để đảm bảo giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp.

+ Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thu bhxh để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

 Quản lý chặt chẽ hồ sơ của từng đối tượng tham gia BHXH, nhất là các đối tượng có thời gian công tác trước 1/1995 để thực hiện việc ghi thời gian được tính hưởng bhxh vào sổ BHXH đầy đủ, chính xác.

 Quản lý chặt chẽ hồ sơ hưởng BHXH, nhất là các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng để tránh hiện tượng hưởng nhầm, hưởng sai. Thực hiện chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ và thực hiện việc cắt giảm các đối tượng đã thôi hưởng hoặc hết thời hạn hưởng chế độ đầy đủ, kịp thời. Việc quản lý hồ sơ phải dựa trên cơ sở cập nhật kịp thời các đối tượng không còn được hưởng các chế độ trợ cấp BHXH để tránh hiện tượng tiêu cực, chống tham ô, lãng phí, móc ngoặc gây thất thoát kinh phí.

 Tăng cường công tác kiểm soát tài chính đối với quỹ BHXH để đảm bảo an toàn tài chính, tiết kiệm chi tiêu và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Xuất phát từ nguồn lực tài chính của quỹ BHXH còn nhỏ bé và yêu cầu phát triển quỹ theo hướng phấn đấu vươn lên để tự cân đối trong hoạt động, cũng như những mặt tồn tại trong công tác quản lý các đối tượng được hưởng chế độ BHXH thời gian qua, trong tương lai cần phải thường xuyên tăng cường công tác giám sát BHXH khi huy động, sử dụng các nguồn tài chính của quỹ BHXH đối với toàn bộ các hoạt động và thực hiện giám sát cả việc tuân thủ, giám sát hiệu quả và giám sát chất lượng.

Ngoài ra để đảm bảo cho quỹ BHXH cân đối được lâu dài thì quỹ BHXH phải được quản lý tập trung thống nhất trong cả nước và thực hiện thu - chi cho mọi loại hình lao động, loại hình BHXH (bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện) như hiện nay đang thực hiện. Có như vậy mới vừa bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các loại hình lao động, vừa hình thành được quỹ tiền tệ lớn và tích luỹ dài hạn, có thời gian nhàn rỗi dài. Đây là một nguồn vốn nội lực vô cùng quan trọng để tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn nữa,

với việc quản lý tập trung, thống nhất thì BHXH các cấp trực tiếp phối hợp với người sử dụng lao động trong việc thu BHXH và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, do đó bộ máy làm công tác quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, tiết kiệm được chi phí xã hội ( trước đây quỹ BHXH được quản lý bởi hệ thống Liên đoàn lao động và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội nên người sử dụng lao động phải phối hợp, giao dịch với cả 2 hệ thống này để nộp BHXH và giải quyết chế độ chính sách).

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã Hội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w