Tên mẫu 238U(Bq/kg) 232Th (Bq/kg) 40K(Bq/kg) 137Cs (Bq/kg) Giá trị đo được 19,1±2,0 19,3±2,1 415±21 2.874±198 Giá trị chứng chỉ 20,0±2,0 20,5±2,1 424±15 2.895±187
TN1 đo được 332,0±7,0 218±5 983±21
Giá trị khuyến cáo TN1 331±2,2 219,4±5,9 985±28
Số liệu trong Bảng 2.6 cho thấy trong phạm vi sai số kết quả đo được của Luận án thu được phù hợp với giá trị chứng chỉ của mẫu IAEA 375 và giá trị khuyến cáo của mẫu chuẩn thứ cấp TN1.
2.2.5. Xác định nồng độ radon trong không khí ở khu vực xung quanh tụ khoáng
Các detector vết đo nồng độ hoạt độ khí radon trong không khí trên khu vực xung quanh tụ khoáng đất hiếm Mường Hum, sau khi thu gom về phòng thí nghiệm được tẩm thực bằng dung dịch NaOH (loại PA, hãng Merck) 6,0 M ở nhiệt độ 80oC trong khoảng thời gian 4 giờ. Sau tẩm thực, mật độ vết tạo ra trên detector-phim CR39 được đếm dưới kính hiển vi OLYMPUS CX21 [58].
53
Mật độ vết tạo ra trên detector được chuyển sang nồng độ hoạt độ thông qua hệ số chuyển đổi do Viện Hóa phóng xạ và Sinh thái phóng xạ của Đại học tổng hợp Pannonia (Hungary) xác định [58]. Độ nhạy và nền phông của detector được thông báo, tương ứng, là 2,4 vết cm2 kg.Bq-1h-1m3 và 0,3 cm-2 [41, 105].
2.3. Phương pháp phân tích tài liệu
2.3.1. Tính suất liều gamma hấp thụ ở khoảng cách 1 m cách mặt đất
Suất liều gamma hấp thụ ở khoảng cách 1 m trên khu vực tụ khoáng được tính trên cơ sở nồng độ hoạt độ của 226Ra, 232Th và 40K trong các mẫu đất theo công thức sau [116]:
D(nGy/h) = 0,46ARa + 0,62ATh + 0,042AK (2.22) Trong đó: D là suất liều gamma từ đất trên khu vực tụ khoáng tính bằng nGy/h; ARa, ATh và AK là nồng độ hoạt độ của các nhân 226Ra, 232Th và 40K trong mẫu đất tính bằng Bq/kg.
2.3.2. Tính liều hiệu dụng gamma chiếu ngoài trung bình năm (AGED)
Liều hiệu dụng gamma trung bình năm (AGED) trên khu vực tụ khoáng được tính theo công thức:
AGED = OAGED + IAGED. (2.23)
Trong đó: OAGED là liều hiệu dụng gamma trung bình năm ở ngoài nhà ở; IAGED là liều hiệu dụng gamma trung bình năm trong nhà ở.
OAGED được tính theo công thức:
OAGED (Sv/năm) = D(Gy/h)×DCF(Sv/Gy)×OF×T(h/năm) (2.24) Trong đó DCF là hệ số chuyển đổi từ liều hấp thụ sang liều hiệu dụng và bằng 0,7 (Sv/Gy); OF là hệ số mà người dân làm việc ngoài trời (hệ số chiếm cứ OF = 0,2) [116];T là số giờ trong năm (T = 8.760 h/năm).
IAGED được tính theo công thức:
IAGED (Sv/năm) = D(Gy/h)×DCF(Sv/Gy)×OF×T(h/năm) (2.25) Đối với IAGED, hệ số chiếm cứ (OF) được UNSCEAR khuyến cáo lấy bằng 0,8 [116].
Thực tế cho thấy công chúng trên khu vực tụ khoáng hoặc sống trong những ngôi nhà trình tường đất, tường bị nứt nẻ, cửa ra vào không kín. Đồng bào miền xuôi ngụ cư tại đây có nhà kiên cố hơn, tuy nhiên, ngôi nhà cũng không kín, không khí lưu thông tốt giữa trong nhà và ngoài trời. Do vậy, liều
54
hiệu dụng gamma chiếu ngoài trung năm đối với công chúng khu vực tụ khoáng có thể tính gộp theo công thức:
AGED (Sv/năm) = D(Gy/h)×DCF(Sv/Gy)×T(h/năm) (2.26)
2.3.3. Tính liệu hiệu dụng chiếu trong qua đường tiêu hóa (Ein)
Liều hiệu dụng chiếu trong qua đường tiêu hóa được tính bằng công thức [115, 116]:
𝐸𝑖𝑛 = ∑ (𝑄𝑖 𝑖 × 𝐶𝑖,𝑟) × 𝑓𝑟 × 𝑔𝑟 (2.27) Trong đó: i là ký hiệu chỉ nhóm lương thực-thực phẩm (ngũ cốc, rau, thịt, cá…) hoặc nước uống; Qi và Ci,r tương ứng là lượng lương thực - thực phẩm/nước uống tiêu thụ hàng năm (kg/năm) và nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ r trong mẫu; fr là phần nhân phóng xạ r có khả năng hấp thụ trong đường tiêu hóa; gr là hệ số chuyển đổi từ nồng độ hoạt độ sang liều của nhân phóng xạ r(Sv/Bq).
Các hệ số gi và fi trong tính liều Ein được lấy từ khuyến cáo của [66] và trình bày trong Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Giá trị gi và fi của một số nhân phóng xạ tự nhiên [66]. Nhân phóng xạ Chu kỳ bán rã, T1/2 gr fr