hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tại Việt Nam thời gian tới
Một là, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn về nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Hai là, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, về sở hữu và các khu vực kinh tế, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ, ý kiến còn khác nhau, nhằm phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, như vấn đề chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu ở nước ta; vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vấn đề sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; vai trị kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; vai trò động lực phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta; vai trị kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi; vấn đề kinh tế hỗn hợp, kinh tế cổ phần và các mối quan hệ kinh tế giữa các khu vực kinh tế của nền kinh tế nước ta trong quá trình phát triển bền vững đất nước.
Ba là, tiếp tục đổi mới tư duy và quan điểm phát triển hài hòa cả về lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội. Xây dựng tư duy mới về mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập, về phương thức phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách toàn diện thể chế nhằm huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực; thực hiện cơ chế thị trường và giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phân phối các tư liệu sản xuất; bảo đảm bình đẳng thực sự giữa các khu vực kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức trong cung ứng các dịch vụ cơng (giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ…) và phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, cuộc sống của nhân dân.
Bốn là, thực hiện đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị. Tiếp tục
xây dựng, hồn thiện luật pháp và chính sách kinh tế- xã hội, để kiến tạo sự phát triển bền vững của đất nước. Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, trọng dụng nhân tài, nhất là trong bộ máy quản lý, quản trị của nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và chính sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong sự vận hành nền kinh tế; hoàn thiện cơ chế vận hành các loại thị trường phù hợp với thực tiễn của đất nước và thông lệ quốc tế. Khẩn trương nghiên cứu và tổ chức thực hiện có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, để mở cửa các thị trường dịch vụ, đầu tư, tài chính, thương mại điện tử, logistisc, hàng hố nơng sản, thuỷ sản, dệt may, da giày vv…cũng như thu hút làn sóng đầu tư chất lượng cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị tồn cầu, góp phần quan trọng làm cho kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững với chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Năm là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; tạo động lực phát triển; từng bước hoàn thiện chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong q trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ 3 trụ cột phát triển bền vững: kinh tế - xã hội - môi trường; vai trị văn hố, xã hội, con người và đổi mới sáng tạo, cơng bằng, bình đẳng.
KẾT LUẬN
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật phổ biến và có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ. Đó là quan hệ tương tác giữa hai bộ phận cấu thành trong một chỉnh thể của phương thức sản xuất. Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất cịn quan hệ sản xuất là hình thái xã hội của sự tồn tại, phát triển của phương thức sản xuất. Quy luật này là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của kinh tế – xã hội. Do vậy việc nghiên cứu quy luật này là vô cùng quan trọng.
Thời kỳ trước đổi mới, do nhận thức và hành động giản đơn, chủ quan, duy ý chí, khơng xuất phát từ thực tiễn khách quan nên nhiều quy luật của thời kỳ quá độ, trong đó có quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lực lượng sản xuất chưa được Đảng ta nhận thức và vận dụng đúng đắn trong thực tiễn dẫn đến khủng hoảng kinh tế- xã hội. Từ 1986 đến nay, Đảng ta đã có nhận thức mới về các quy luật khách quan của thời kỳ quá độ; từng bước làm rõ các đặc trưng, đặc điểm các mối quan hệ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có quan hệ “giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN”.
Nhận thức hiện thực khách quan là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Với thái độ khách quan, khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng, chúng ta tin tưởng rằng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XIII, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục vận dụng sáng tạo mối quan hệ biện chứng giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất, làm cho phương thức sản xuất phát triển bền vững, xây dựng được nền kinh tế giàu mạnh, đất nước phồn vinh, cường thịnh; nhân dân ta có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc./.