III. Đề XUấT CÁC GIảI PHÁP ĐÁP ứNG VớI BĐKH Và NBD:
I.KẾT LUẬ N:
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho đến nay thì Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông êm ả, và những cánh rừng bát ngát, một hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài…tất cả tạo nên một hành tinh xanh….thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức những món quà mà thiên nhiên ban tặng, cùng với sự phát triển và tham vọng của loài người, một loạt những hiện tượng thiên tai xảy ra như mưa acid, bão lũ, nạn hồng thủy,cháy rừng, hạn hán….mà chúng ta gọi đó là “ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”.Ngôi nhà chung của mọi loài sinh vật đang bị đe dọa mà trách nhiệm phục hồi nó thuộc về con người chúng ta. Những nỗ lực ngăn chặn các khí thải nhà kính, hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo được, sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường,các nước tham gia Hội nghị, cùng bàn bạc về vấn đề biến đổi khí hậu đã cho thấy phần nào sự quyết tâm của chúng ta trong việc khắc phục hậu quả. Song bên cạnh đó, đây không chỉ là vấn đề của
thể góp phần vào việc bảo vệ Trái Đất, bảo vệ ngôi nhà chung bằng những hành động đơn giản dễ làm như tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh,tự tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình trong thời đại “ Biến đổi khí hậu toàn cầu”
II. KIẾN NGHỊ:
Tác động của thay đổi khí hậu rất đa dạng và xuất hiện ở khắp mọi nơi với những ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng sinh học. Nếu chúng ta không hành động kịp thời và kiên quyết thì rất nhiều loài vật chúng ta biết và chúng ta yêu quý sẽ một đi không trở lại. Theo đó, cần phải nâng cao hiệu quả của các chương trình bảo tồn cũng như mở rộng danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng dựa trên những bằng chứng khoa học đã có trước khi số lượng các loài này suy giảm xuống mức nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cần tăng cường bảo vệ tất cả các môi trường sống trong những khu vực quan trọng, tạm dừng những dự án đe doạ những loài có nguy cơ tuyệt chủng và tiến hành khôi phục thảm thực vật. Thông qua đó, chúng ta có thể giảm những tác động của thay đổi khí hậu tới đa dạng sinh học và thực hiện trách nhiệm bảo vệ những loài động vật quý hiếm cũng như nơi ở của chúng.
Cần tuyên truyền giáo dục đặc biêt là thế hệ trẻ về vấn đề bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.vấn đề này cần thiết hơn hết phải đưa vào hệ thống giáo dục trong nhà trường hướng tới một thế giới: xanh-sạch-phát triển vững.
Tài liệu tham khảo:
http://vietbao.vn http://www.nchmf.gov.vn http://www.tàiliệu.vn http://www.google.com.vn http://www.nea.gov.vn Thuvienkhoahoc.com
ADB (Asian Development Bank), 1994. Climate Change in Asia: Vietnam Country Report, p.27.
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2001. Climate Change 2001: The Scientific Basis. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, p. 881.
IPCC, 2007. Climate change 2007: Impacts, adaptation, and vulnerability. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom, p. 1000. NEDECO (Netherlands Engineering Consultants), 1993. Master Plan for the
Mekong Delta in Vietnam. Summary Report. Government of Vietnam, World Bank and UNDP.
Tổng cục Thống kê, 2006. Niên giám thống kê năm 2006. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam
MỤC LUC: