Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Số tiền cho vay tạ Sở giao dịch qua các năm 2002,2003,2004 có tăng lên đáng kể.
- Năm 2003 tăng so với 2002 là 112 tỷ đồng tương đương với 215% - Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 59 tỷ đồng tương đương với 35%
Như vậy ta thấy rằng khách hàng đến giao dịch tại Sở ngày càng tăng lên chứng tỏ bằng sự cố gắng của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong thời gian qua Sở đã thu hút được nhiều khách hàng, bằng phương pháp nghiệp vụ và thái độ làm việc của mình Sở đã tạo được uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh như hiên nay.
Về công tác thu nợ:
- Năm 2002 doanh số thu nợ bằng 186% doanh số cho vay . - Năm 2003 doánh ố thu nợ bằng 71% doanh số cho vay - Năm 2004 doanh số thu nợ bằng 103% doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ năm 2002 tương đối cao, nhưng sang năm 2003 thì có giảm đi về số tương đối, nguyên nhân ở đây có thể là do sự biến động về tình hình chính trị, xã hội của đất nước và trong khu vực đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Sang năm 2004 với sự làm việc hết mình các cán bộ nhân viên trong công tác kiểm tra đôn đốc tình hình thu nợ và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc doanh số thu nợ đã tăng lên bằng 103% so với doanh số cho vay.
Đối với dư nợ có tăng lên so với các năm nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ năm 2002 là 183 tỷ đồng mà lẽ ra phải là 201 tỷ đồng song đến ngày 31/12/2004 Sở đã số điều chỉnh sang tài khoản nợ khoanh số tiền là 18 tỷ.
Trên cơ sở số liệu về huy động vốn và cho vay chúng ta nhận thấy rằng giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay có sự chênh lệch lớn, phải chăng Sở đã rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Tình hình thực tế cho thấy hiện nay trong nền kinh tế lượng ngoại tệ đang còn thiếu nhiều bởi tỷ giá giữa đồng USD và đồng VNĐ đang ở mức tương đối cao. Mặt khác, vốn huy động được tại Sở giao dịch chủ yếu là ngoại tệ vì vậy mà huy động được càng nhiều càng tốt.
Bảng 2 . Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch theo chính sách xã hội qui bằng VNĐ
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng số cho vay 52 100 164 100 223 100 Những hộ sản xuất nhỏ 36 69 139 85 211 95 Các hộ nghèo và thuộc chính sách 16 31 25 15 12 5 Doanh số thu nợ 97 100 116 100 230 100 Những hộ sản xuất nhỏ 72 74 101 87 213 93 Các hộ nghèo và thuộc chính sách 25 26 15 13 17 7 Dư nợ 160 100 208 100% 183 100% Những hộ sản xuất nhỏ 138 86 176 84% 156 85% Các hộ nghèo và thuộc chính sách 22 14 32 16% 27 15%
(Nguốn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH Nam Định năm 2004) Nhìn vào bảng số liệu Bảng 2, ta thấy doanh số cho vay đối với những hộ sản xuất nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của Sở, bao giờ cũng là 70% hoặc là hơn 70%. Nguyên nhân ở đây là do hầu hết khách hàng của Sở là
có uy tín với Ngân hàng. Ngoài ra nguyên nhân làm cho doanh số cho vay các hộ nghèo và thuộc chính sách giảm là do cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế này tương đối chặt chẽ về thủ tục thế chấp bảo lãnh vay vốn, việc phát mại tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn Tính đến năm 2004 Sở có quan hệ cho vay hơn 1000 hộ nghèo nhưng trong đó là những người chưa có công việc ổn định và là những người thuộc diện ưu đãi.
2.2.4. Tình hình cho vay dư nợ phân theo ngoại tệ và nội tệ
Bảng3. Doanh số cho vay dư nợ phân theo ngoại tệ và nội tệ của NHCSXH Nam Định thời kỳ 2002-2004 Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng cho vay 52 100 164 100 223 100 Nội tệ 0 0 49 30 169 76 Ngoại tệ 52 100 115 70 54 24 Tổng dư nợ 160 100 208 100 183 100 Nội tệ 0 0 480 23 66 36 Ngoại tệ 160 100 160 77% 117 64
Nhìn vào Bảng 3, cho thấy năm 2002 với tên gọi là Sở KINH DOANH hối đoái, Sở giao dịch thực hiện cho vay theo chức năng và nhiệm vụ bằng ngoại tệ chủ yếu để tài trợ xuất nhập khẩu. Nhưng sang năm 2003 được sự cho phép của cấp trên cùng với phương châm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận Sở giao dịch đã mở rộng tín dụng thực hiện cho vay cả ngoại tệ và nội tệ bắt đầu từ tháng 10/2002.
Sang năm 2004 thì cho vay bằng nội tệ tăng lên rõ rệt từ 30% lên 76% mà cho vay ngoại tệ lại có xu hướng giảm đi từ 70% xuống còn 24%. Điều đó phần nào cho thấy rằng Sở giao dịch đã thực hiện cho vay theo nhu cầu của khách hàng và sang năm 2004 một số khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ có tình hình tài chính rất khó khăn.
Mặt khác, xét về khía cạnh cho vay theo thời gian thì con số của bản báo cáo cho vay của Sở giao dịch tính đến ngày 31/12/2004 thì ta thấy:
- Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 93% doanh số cho vay. - Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ 99% doanh số thu nợ.
Theo số liệu trên thì năm 2004 Sở giao dịch hầu hết chỉ thực hiện cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu trong năm...Với doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong doanh số thu nợ điều đó chứng tỏ công tác cho vay ngắn hạn trong năm 2004 nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung là khá hiệu quả, sự thành công này nhờ vào sự cố gắng của cán bộ tín dụng, các phòng ban và sự chỉ đạo của Ban giám đốc.
Tuy nhiên trong quá trình đầu tư tín dụng rủi ro luôn luôn làm các nhà Ngân hàng đau đầu và tại Sở giao dịch cũng vậy mặc dù việc đôn đốc thu lãi, thường xuyên song vẫn còn tồn tại tình trạng nợ quá hạn.
Sau đây, là một số phân tích về tình trạng nợ quá hạn trong thời gian qua tại Sở giao dịch.
2.2.5. Tình hình nợ quá hạn tại Sở giao dịch - Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn ở NHCSXH Nam Định qua các năm 2002- 2004
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng dư nợ (tr. đ) 160 208 183
Tổng nợ quá hạn (tr. đ) 49 48 39,7 Tỷ trọng nợ quá
hạn/Tổng dư nợ(%)
31 23 21,7
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH Nam Định)
Số liệu bảng 4 thể hiện nợ quá hạn tại Sở trong thời gian gần đây có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: Năm 2003 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 23% tổng dư nợ giảm 8% so với năm 2002, sang năm 2004 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 21,7% tổng dư nợ giảm 1,3% so với năm 2003.
Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất cao so với mức cho phép và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng vì vậy Sở cần phải tự kiểm điểm xem xét lại để thấy rõ những thiếu sót của mình trong quá trình cho vay để từ đó có những giải pháp chấn chỉnh trong thời gian nhằm đưa hoạt động tín dụng ngày một hiệu quả và an toàn..
Biều đồ 2: Nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay thời hạn 2002-2004
Đơn vị:Tỷ đồng
Nhìn vào Biều đồ trên cho thấy nợ quá hạn năm 2003 gần tương đương với năm 2002 nhưng sang năm 2004 thì số nợ quá hạn giảm đi đáng kể so với năm 2003 cụ thể là:
- Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 4,3 tỷ đồng. - Nợ quá hạn trung, dài hạn giảm 4 tỷ đồng.
Ở đây nợ quá hạn thu hồi được trong năm 2004 chủ yếu là các khoản dư nợ quá hạn năm 2003 trở về trước bởi mặc dù năm 2004 dư nợ quá hạn là 39,7 tỷ đồng nhưng trong đó dư nợ quá hạn của các khoản vay từ năm 2003 trở về trước là 39,7 tỷ đồng còn dư nợ quá hạn của các khoản vay năm 2004 chỉ là 0,3 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ công tác thu hồi nợ quá hạn từ năm 2003 về trước là khá hiệu quả đồng thời theo phân tích trên thì năm 2004 Sở chủ yếu thực hiện cho vay ngắn hạn và dư nợ quá hạn thuộc các khoản vay năm 2004 chỉ là 0,3 tỷ chứng tỏ hoạt động cho vay trong năm đã thực sự có chất lượng .
Ngoài ra công tác thu nợ quá hạn năm 2004 tại Sở giao dịch đã được một số kết quả như sau: Tổng số thu nợ quá hạn 21.412 triệu đồng.
Biểu đồ 3: Kết cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế thời kỳ 2002-2004
Đvt: tỷ đồng
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trong thời gian thu nợ quá hạn tại các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ lệ nợ quá hạn cao trong tổng nơ quá hạn:
- Năm 2002 chiếm 56,7% tổng nợ quá hạn; - Năm 2003 chiếm 64.6% tổng nợ quá hạn; - Năm 2004 chiếm 62,2% tổng nợ quá hạn;
Mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh có một tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước. Song hoạt động của thành phần kinh tế này vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi doanh số cho vay thấp hơn rất nhiều so với kinh tế quốc
doanh. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch cao song chúng ta cần xét đến khả năng thu hồi của các khoản nợ quá hạn như thế nào.
Bảng 5:Kết quả hoạt động qua các chương trình của NHCSXH tỉnh Nam Định thời kỳ 2002-2004
.
(Nguồn :Sổ tổng kết số liệu lịch sử.)
Theo số liệu bảng 5, ta thấy dư nợ qua các chương trình qua các năm có sư tăng lên đáng kể. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể ở phần sau.
Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch trong thời gian qua chúng ta đã có một cách nhìn về hoạt động tại một Sở đầu mối của Ngân hàng chính sách xã hội Nam định.
Sau đây là một số đánh giá khái quát về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong 3 năm.
2.3.Đánh giá chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch – Ngân hàng Chính Sách
Xã hội Nam Định 2.3.1. Những thành tựu đạt được
Thực hiện chủ trương của Chính phủ là xoá hình thức bao cấp, SGD đã phát huy năng lực của mình vượt qua khó khăn thử thách do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhanh chóng hoà nhập với thị trường để tồn tại,
đứng vững và ngày càng phát triển phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế .
Sau khi thành lập đi vào hoạt động Chi nhánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cho vay hộ nghèo từ uỷ thác toàn phần cho Ngân hàng Nông nghiệp sang uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội, vốn giải ngân nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng, chất lượng tín dụng được nâng cao, mỗi năm tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng.
NHCSXH đi vào hoạt động, thực hiện uỷ thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, tận dụng được mạng lưới vào lao động của tổ chức đoàn thể, trong tổ chức này trực tiếp tham gia vào cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, trong quá trình này thực chất là đang xã hội hoá công tác ngân hàng và phát động toàn dân tham gia xoá đói giảm nghèo nên đồng vốn cho vay đạt hiệu quả cao.
Chi nhánh NHCSXH Nam Định đi vào hoạt động đã nâng mức cho vay hộ nghèo bình quân từ 3 tr.đ lên 5 tr.đ/hộ, giúp cho gần 10.000 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mỗi năm gần 2%, tạo việc làm cho 21.932 lao động, trong đó có 183 lao động thuộc diện chính sách đi lao động xuất khẩu, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.
Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác cho vay, thông qua việc bình xét vay vốn đã phối hợp vận động kết nạp thêm nhiều người vào hội, trong đó có người trước đây ở ngoài đoàn thể, không tham gia trong tổ chức chính trị xã hội nào, ít hiểu biết, nay cũng được vay vốn. Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác cho vay đã mang lai lợi ích thiết thực cho hội viên, các hội viên thêm gắn bó với hội, nội dung sinh hoạt hội thêm phong phú, vị thế của tổ chức được nâng cao, hoạt động của tổ chức chính trị thêm thuận lợi, gắn vận động chính trị với các chương trình kinh tế-kĩ thuật tăng cường mối liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông”.
Trong 3 năm hoạt động NHCSXH đã kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tập huấn đào tạo cán bộ, củng cố mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, trình độ tham gia làm uỷ thác đã được nâng thêm một bước, nhận thức về chế độ tín dụng, các quy định của ngân hàng được hiểu rõ hơn, một số vướng mắc của nhân dân đã được giải thích kịp thời, ít người thắc mắc hỏi đên ngân hàng.
Từ chương trình vay vốn NS&VSMTNT của NHCSXH, nhiều hộ được dùng nước sạch và có điều kiện xây mới, cải tạo công trình vệ sinh, không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến gia đình xung quanh, tình làng nghĩa xóm thêm hoà thuận, góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân nông thôn.
Nguyên nhân dẫn đến nghèo là những hộ thiếu vốn, không có kĩ thụât, không biết tính toán chi tiêu trong gia đình, chi tiêu lãng phí, không có kế hoạch. Để tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm, gắn trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, thực hiện qui chế 783 của Hội đồng quả trị NHCSXH trong một khoản thời gian ngắn, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kết hợp với tổ chức chính trị xã hội vận động tuyên truyền người nghèo tham gia gửi tiền tiết kiệm. Do công tác tuyên truyền vận động tốt đã được đông đảo người nghèo tham gia này đã trở thanh phong trào rộng rãi về mặt xã hội có ý nghĩa rất lớn.
- Những tồn tại cần được khắc phục :
Vốn cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường là để đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ vay sao cho đồng vốn được phát huy hiệu quả tối đa, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu sử dụng khả năng trả nợ của người vay, nhưng trong thời gian qua do nhu cầu vốn lớn, khả năng không đáp ứng được nên một số nơi đã cho vay dàn trải theo mức bình quân làm hạn chế hiệu quả vốn vay.
Vốn cho vay hầu hết để hộ nghèo tính toán sử dụng, chưa gắn kết được việc cho vay kết hợp với chuyển giao kĩ thuật để sản xuất theo chương trình kinh tế của địa phương. Một số ít nơi chưa thực hiện triệt để dân chủ, công khai trong
bình xét cho vay, cá biệt còn ấn định mức vay cho từng hộ nên dễ tạo ra sự lợi dụng không công bằng trong cho vay.
Cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội là đơn vị nhận uỷ thác đa số nắm vững nghiệp vụ nhận uỷ thác cho NHCSXH nhưng cũng còn một số ít cán bộ ở cấp cơ sở chưa thấy hết nhiệm vụ của mình vẫn cho là làm tín chấp cho vay, nên trách nhiệm chưa cao. Các tổ chức chính trị xã hội trú trọng nhiều đến việc củng cố tổ vay vốn, song tổ loại C vẫn còn, tổ trưởng thiếu năng lực, trình độ văn hoá