Cách thức quản lý sự kiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ giáo dục qua công nghệ ảo hóa (Trang 54 - 56)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Cấu trúc và cách thức hoạt động

3.1.8 Cách thức quản lý sự kiện

Ngồi khả năng phát hiện sự cố và thơng báo cho người quản trị, một hệ thống giám sát mạng cịn cần phải có khả năng lưu lại lịch sử trạng thái, thông tin, sự kiện của thiết bị mà nó đã theo dõi. Điều này giúp người quản trị có thể xem lại trạng thái của thiết bị qua nhiều thời điểm khác nhau với mục đích so sánh dữ liệu hoặc xem lịch sử những sự kiện đã từng trải qua với thiết bị trong quá khứ.

Trong sản phẩm của luận văn, sự kiện được chia là 3 loại chính, tương ứng với ba cấp đợ lỗi khác nhau đó là:

 INFO: Cấp độ thông tin. Lưu giữ những thông tin về sự thay đổi của trạng thái thiết bị, tài nguyên sử dụng,...

 WARING: Cấp độ cảnh báo. Lưu giữ những thông tin về trạng thái tài nguyên thiết bị.

 CRITICAL: Cấp độ nghiêm trọng. Cấp độ này lớn lơn mức WARNING và thường để lưu giữ nhưng thôn tin về trạng thái UP / DOWN của thiết bị hoặc trạng thái tài nguyên có mức sử dụng cao hơn mức đã định nghĩa ở cấp độ WARNING.

Mọi sự thay đổi về thông tin theo dõi của thiết bị đều được lưu vào cơ sở dữ liệu với các mức độ tương ứng bên trên cùng với mốc thời gian lúc xảy ra sự kiện đó giúp người quản trị có thể duyệt sự kiện của mợt thiết bị theo các khoảng thời gian. Tập hợp ba loại sự kiện INFO, WARING và CRITICAL từ cơ sở dữ liệu, website sẽ có thêm các chức năng về lịch sử thay đổi trạng thái của mợt thiết bị, hoặc tồn bộ thiết bị mà một người quản trị hiện đang quản lý.

Về cách thức ghi nhận, các sự kiện được tạo ra khi có bất kì sự thay đổi thơng tin theo dõi trên đối tượng mạng được quản lý. Điều này được thực hiện nhờ tiến trình chạy nền của Website PHP thực hiện. Tiến trình này sẽ quét qua danh sách tất cả thiết bị của người sử dụng hiện có trong cơ sở dữ liệu, lấy ra trạng thái UP / DOWN và trạng thái sử dụng tài nguyên mới nhất, sau đó so sánh với tập Rules mà người dùng đã định nghĩa. Nếu thoải các điều kiện so sánh, tiến trình sẽ căn cứ vào đó mà tạo ra các sự kiện tương ứng. Các sự kiện có hai trạng thái là Open (mở) và Closed (đã đóng) để đánh dấu sự thay đổi của mình.

Ví dụ: Mợt Router A đang hoạt đợng bình thường sau đó bị mất kết nối mạng và được Master Server ghi nhận trạng thái mới từ UP sang DOWN vào thời điểm 7 giờ, lúc này tiến trình PHP sẽ đồng thời tạo ra mợt sự kiện (CRITICAL) thông báo rằng Router A đã bị DOWN và đặt sự kiện này ở trạng thái Open. Sau đó 1 phút, Master Server lại kiểm tra trạng thái Router A, nhưng Router này vẫn mất kết nối nên Master Server sẽ vẫn giữ nguyên thông tin DOWN trong cơ sỡ dữ liệu, đồng thời cập nhật lại thời gian theo dõi. Lúc này tiến trình PHP lại quét qua và thấy rằng Router A vẫn DOWN nên sẽ giữ nguyên sự kiện ở trạng thái Open và cập nhật lại thời gian của sự kiện. Sau 30 phút, Router A đã được sửa chữa và có kết nối trở lại, Master Server sẽ cập nhật trạng thái UP cho nó ở trong cơ sở dữ liệu. Lúc này, tiến trình PHP sau khi so sánh dữ liệu ghi nhận được sẽ đóng sự kiện cũ đi, và tạo ra một sự kiện mới (INFO) để thơng báo rằng Router A đã có kết nối trở lại.

Hành động kiểm tra và so sánh dữ liệu từ tiến trình PHP sẽ được diễn ra song song với q trình phát cảnh báo. Khi mợt sự kiện được tạo mới (Open) hay được đóng đi (Closed) thì đều có phát ra cảnh báo cho người quản trị. Các cảnh báo này được gửi

đi bằng SMS hoặc Email tùy vào cấu hình liên lạc mà người quản trị đã cấu hình trên website.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ giáo dục qua công nghệ ảo hóa (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)