37 Đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 152)

Thứ nhất, xây dựng, phát triển nền tảng QLT số

Trên cơ sở hệ thống CSDLTTVT tích hợp, tập trung hiện có, đẩy mạnh áp dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, chuổi khối… chuẩn hóa, tối ưu hóa, tự động hóa các qui trình nghiệp vụ chức năng QLT, đơn giản hóa, loại bỏ tối thủ tục hành chính thuế Khai thác hiệu quả ưu việt của ứng dụng công nghệ để nhận diện nhu cầu về dịch vụ thuế, đem đến lợi ích cho từng thủ tục hành chính nhằm đảm bảo chắc chắn rằng Cục Thuế sẽ cung cấp dịch vụ hiệu quả cho các DNKVTN trên địa bàn Hợp tác với cơ quan chức năng, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp thúc đẩy nhanh áp dụng công nghệ mới về truyền thông xã hội, công nghệ trí tuệ nhân tạo như trợ lý ảo, trả lời tự động, nhằm cung cấp thông tin và dịch vụ thuế một cách đơn giản, thuận tiện trên di động để cung dịch vụ tốt nhất, thân thiện nhất và để khuyến khích các DNKVTN sử dụng với chi phí tuân thủ về thuế được tối thiểu hóa Song song với việc tiếp tục triển khai các kênh tương tác truyền thống để các DNKVTN có thể tham gia, giám sát hoạt động QLT toàn diện, đầy đủ, hiệu quả

Thứ hai, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của CQT trên cơ sở sơ đồ hóa các quy trình nghiệp vụ ở cả dạng tổng hợp cũng như phiên bản chi tiết hơn cho từng chức năng hoạt động cốt lõi Tiến hành đo lường một cách tự động trên hệ thống thời gian thực hiện mỗi bước của quy trình để xác định được hiệu quả hoạt động, và có giải pháp tối ưu, từ đó cho phép CQT đưa ra quyết định QLT theo chức năng hiệu lực, hiệu quả

Thứ ba, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của CQT, tạo môi trường làm việc điện tử thân thiện, dễ quản lý Số hoá mọi báo cáo QLT ở các chức năng, tiết giảm chi phí, thời gian, đảm bảo toàn vẹn, tức thời về dữ liệu (hoặc gần với thời gian thực tại)

Thứ tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hoạt động ổn định, liên tục, an toàn, bảo mật thông tin Trang bị các giải pháp an ninh, bảo mật tiên tiến và nâng cao, cập nhật theo thời gian Đồng thời, phải xây dựng kế hoạch dự phòng cho các sự cố/khắc phục thảm hoạ về công nghệ thông tin truyền thông nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động, bao gồm việc mua sắm và sử dụng các thiết bị dự phòng

4 4 Một số kiến nghị

4 4 1 Kiến ngh vi Quc hi, Chính ph

4 4 1 1 Kiến nghị với Quốc hội

Một là, tiếp tục đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật có liên quan đến QLT Tư duy xây dựng pháp luật phù hợp với xu thế tiến bộ thế giới với cơ sở lý thuyết thực chứng, coi trọng lợi ích của người dân, doanh nghiệp Thiết kế khung pháp lý, cơ chế và chính sách bằng ứng dụng công nghệ giải để quyết tốc độ phản ứng chính sách trong tình hình mới, đồng thời Kịp thời mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh cấu trúc thuế, phương pháp QLT, đảm bảo bao quát nguồn thu phù hợp xu thế DNKVTN gia tăng nhanh về số lượng, phức tạp về mô hình, lĩnh vực kinh doanh, và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cắt giảm thuế quan Các Ủy ban của Quốc hội có liên quan cần sớm nhận diện chính xác những vấn đề pháp lý phát sinh để kịp thời ban hành pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội đang biến đổi rất nhanh, đa dạng, phức tạp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cách mạng công nghệ 4 0, chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, và đại dịch covit 19 đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, làm mờ dần ranh giới giữa các quốc gia với những vấn đề pháp lý quốc tế trở thành những vấn đề pháp lý của quốc gia và ngược lại trong nền kinh tế số

Hai là, nâng cao hiệu lực QLT với việc thành lập Toà án Thuế để tư pháp thuế thực sự đủ mạnh, bình đằng, công bằng, minh bạch Để trở thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Quốc hội cần phải tăng cường hệ thống tư pháp với hệ thống tòa án vững mạnh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Toà án Thuế phải độc lập, đủ năng lực chuyên ngành, chuyên sâu để giải quyết các vụ án thuế là rất cần thiết, thay thế cho việc xét xử ở hệ thống Tòa án Hành chính các cấp hiện thiếu năng lực chuyên ngành, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp về thuế đã làm cho các vụ án thường đi vào bế tắc, tốn kém, không mang lại kết quả tích cực, thậm chí tiêu cực ở khía cạnh truyền thông pháp luật

4 4 1 2 Kiến nghị với Chính phủ

Một là, hoàn thiện các quy định liên quan đến QLT đáp ứng mục tiêu chiến lược Chính phủ số và mục tiêu phát triển DNKVTN tới năm 2025 tầm nhìn năm 2030

Theo đó, kiến nghị với Chính phủ:

i) Hoàn thiện những quy định liên quan đến QLT trên nền tảng số, ưu tiên đảm bảo việc tiếp cận công bằng dịch vụ thuế cơ bản đến được nhóm DNKVTN nhỏ, và siêu nhỏ; Hoàn thiện cơ chế giám sát, trách nhiệm giải trình và phương thức phối hợp giữa CQT với các Đại lý thuế, Hội tư vấn thuế, các Nhà cung cấp giải pháp và hạ tầng số;

ii) Nghiên cứu ban hành thể chế, chính sách quản lý rủi ro về thuế đối với các mô hình kinh doanh mới, sử dụng ứng dụng công nghệ cao theo hướng điều chỉnh hàng năm để mở rộng cơ sở thuế;

iii) Thể chế hóa những hành vi nợ thuế dẫn đến vi phạm pháp luật về hình sự, bổ sung biện pháp cưỡng chế thuế về hạn chế đi lại đối với chủ DNKVTN ;

(iv) Hoàn thiện các quy định liên quan đến TTKT thuế, qui định rõ về thẩm quyền trong tổ chức hoạt động TTKT thuế của thủ trưởng CQT các cấp, trưởng đoàn TTKT, về tổ chức hoạt động giám sát, thống nhất, đồng bộ với Luật Thanh tra Nhà nước, Luật Kiểm toán Nhà nước; tăng cường thể chế hóa hoạt động hậu kiểm để hỗ trợ, giúp DNKVTN tuân thủ pháp luật tốt hơn, và kịp thời phát hiện vi phạm để xử lý

Hai là, tiến tục hoàn thiện bộ máy QLT với sự thay đổi cơ bản, toàn diện theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; khắc phục những hạn chế về minh bạch, trách nhiệm giải trình Chính phủ cần thành lập “Ủy ban giám sát ngành thuế” trực thuộc để thực hiện mục tiêu, yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật thuế minh bạch, công bằng, hiệu quả, khả thi, góp phần xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật Ủy

ban chỉ một cấp ở trung ương (khoảng 60 đến 70 người để đảm bảo tinh gọn, hiệu quả), các thành viên là người đứng đầu các Bộ phụ trách tài chính-kinh tế, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, và một thành viên chuyên trách của Ủy ban sẽ là người đứng đầu Tổng cục Thuế (Hình 4 1); Đối với địa bàn Hà Nội, kiến nghị Chính phủ xây dựng mô hình tổ chức bộ máy Cục Thuế vùng Thủ đô phù hợp định hướng qui hoạch phát triển kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng và phân cấp ngân sách theo luật NSNN

CHÍNH PHỦ

Bộ Tài Chính

Ủy ban Giám sát về thuế Tổng cục Thuế (Tổng cục trưởng - UV,UBGS)

Cục Thuế vùng - quản lý thu từ trên 80-90% số thu NSNN trên địa bàn đô thị, vùng, đặc khu kinh tế

Chi cục Thuế liên huyện, Phòng Thuế Quận - quản lý thu từ 10-20% số thu NSNN trên địa bàn

Sơ đồ 4 1: Cơ cấu bộ máy ngành thuế theo kiến nghị của tác giả

Nguồn: Đề xuất của Tác giả

Ba là, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ, thống nhất thẩm quyền về TTKT về sử dụng đất tại Luật QLT nhằm quản lý hiệu quả nguồn thu, kiến tạo môi trường cạnh tranh, bình đẳng về tiếp cận nguồn lực cho các DNKVTN Chính phủ đã ban hành Nghị định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển để công bằng, hiệu quả và khả thi (về mặt hành chính) đối với thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản Tuy nhiên những chuẩn tắc này dường như bỏ qua thực tiễn của QLT khi qui định CQT xác định đơn giá, tính, ra thông báo nghĩa vụ tài chính về đất và quản lý thu nhưng, xử lý vi phạm, thu hồi đất thuộc UBND tỉnh/TP và cơ quan tham mưu, chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường; bên cạnh đó văn bản pháp luật về xử lý vi phạm luật đất đai thiếu qui định về xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ tài chính (nghĩa vụ thuế), thiếu qui định về trách nhiệm giám sát thực hiện nghĩa vụ tài chính hậu quyết định giao đất, cho thuê đất đối với cơ quan tài nguyên môi trường, thiếu qui định về trách nhiệm minh bạch nguồn tài tài nguyên đất của chính quyền địa phương Đây là những vấn đề nóng mà Chính phủ cần bổ sung, hoàn thiện thể chế,

đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của hoạt động QLT, ngăn chặn gia tăng nợ khó thu từ đất, vận hành hiệu quả thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản

4 4 2 Kiến ngh vi B Tài chính và Tng cc Thuế

Thứ nhất, xây dựng cơ chế pháp lý tham vấn, phản biện chính sách trong hoạt động xây dựng thể chế QLT nói chung và đối với các DNKVTN nói riêng, đảm bảo QLT hoàn hảo, không có sự khác biệt với chính sách thuế, đem công bằng, hiệu quả, khả thi trong thực tiễn Hoạt động tư vấn, đối thoại, phản biện chính sách thông qua các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, các chuyên gia và chính các DNKVTN là chìa khóa hoàn thiện thể chế, đưa hệ thống chính sách thuế, và các cơ chế, phương pháp, thủ tục QLT vận hành thống nhất, đồng bộ, trơn tru, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và DN, tạo cho họ niềm tin, ý thức thượng tôn pháp luật Tác giả đưa ra đề xuất thành các đối tác phản biện thể chế, chính sách như sau: (i) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, các DNKVTN lớn dẫn dắt nền kinh tế, có tiếng nói, tầm nhìn dài hạn và ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi cung ứng giá trị, phát triển kinh tế số; (ii) phối hợp với các Ban quản lý chợ, các tổ, ngành hàng tự quản có ảnh hưởng và chi phối đến cộng đồng DNKVTN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ, các cá nhân kinh doanh (hiện nay chưa có hiệp hội đại diện cho các đối tượng này) trên mỗi địa bàn quận, huyện để đại diện cho lợi ích của họ và để hỗ trợ hiệu quả cho quan điểm, nguyện vọng của họ với chính sách pháp luật sẽ được xây dựng và quá trình chính thức hóa tham gia vào nền kinh tế của khu vực này

Thứ hai, nghiên cứu, hoàn thiện và công khai, minh bạch trước pháp luật về áp dụng mô hình quản lý đối tượng kết hợp chức năng, sắc thuế Phân định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của từng đơn vị, đảm bảo chỉ đạo, điều hành xuyên suốt, đồng bộ, thống nhất trong hoạt động QLT đối với các DNKVTN Hệ thống ngành dọc ở 3 cấp từ Tổng cục Thuế (Vụ Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân; Vụ Quản lý doanh nghiệp lớn; Cục Thanh tra, Kiểm tra) đến các Cục Thuế tỉnh/TP, Chi cục Thuế vùng, huyện thống nhất trong điều hành, chỉ đạo, phối hợp trên cơ sở các qui trình, qui chế nghiệp vụ được thiết kế trên nền tảng công nghệ số, CSDL lớn, tích hợp, đảm bảo nguyên tắc rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, loại trừ chồng chéo, phát huy sáng tạo, hiệu lực, hiệu quả

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả tổ chức bộ máy chi cục thuế vùng Nghiên cứu thành lập Cục Thuế vùng phù hợp với qui hoạch vùng kinh tế xã hội, qui hoạch phát triển đô thị, đặc khu kinh tế; thành lập Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung tại các Cục Thuế vùng, đô thị lớn gồm TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…;

Nghiên cứu xây dựng hình thành bộ phận điều tra thuế; Nghiên cứu hình thành bộ phận chuyên trách đảm bảo thực thi nhiệm vụ QLT nhằm trợ giúp cán bộ nâng cao chất lượng công việc, điều kiện làm việc, phát triển triển trong tương lai, và hỗ trợ, bảo vệ họ trước những tác động tiêu cực, cám dỗ vật chất bên ngoài; Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, nguồn lực cho bổ trợ tư pháp đối với bộ phận pháp chế để đảm bảo thực thi các nhiệm vụ về giám định tư pháp trong lĩnh vực thuế, GQKN về thuế, tranh tụng tại tòa án nhằm bảo vệ uy tín, lợi ích ngành, nâng cao tính minh bạch và giải trình trách nhiệm của CQT

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến QLT đối với doanh nghiệp lớn đảm bảo quản lý từ trên 70-80% nguồn thu từ các doanh nghiệp này, góp phần nâng cao hiệu quả QLT, đảm bảo tăng trưởng và ổn định nguồn thu NSNN; bổ sung các quy định liên quan đến QLT đối với các DNKVTN ở các qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy tuân thủ thuế tự nguyện, đưa họ tham gia vào nền kinh tế chính thức, kiến tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng, thuận lợi cho các DNKVTN phát triển bền vững, tăng thu cho ngân sách

Đối cho DNKVTN nhỏ và siêu nhỏ, QLT cần phải hoàn thiện theo hướng : i) thiết kế thủ tục kê khai thuế đơn giản, đồng bộ, thống nhất với qui định về kế toán và phù hợp mục tiêu, quan điểm, giải pháp tổng thể về phát triển DNKVTN; ii) xây dựng qui trình, thủ tục, cơ chế phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thanh toán không dùng tiền mặt)… để quản lý doanh thu, thu nhập và chi phí chặt chẽ, phù hợp thực tiễn, đưa hoạt động bán chính thức vào nền kinh tế chính thức; iii) tái thiết kế quy trình nghiệp, đưa công nghệ về trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn, tích hợp với hệ thống CSDLTTVT ngành tài chính và quốc gia… đảm bảo quản lý số lượng lớn DNKVTN nhỏ và siêu nhỏ không ngừng gia tăng nóng một cách công bằng, minh bạch, hiệu quả và khả thi

Thứ tư, công khai, minh bạch mô hình tổ chức bộ máy QLT đối với các DNKVTN, trên cơ sở đó xây dựng Bản mô tả công việc theo từng vị trí của mỗi chức năng, đảm bảo cán bộ rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm, rõ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, phẩm chất, năng lực, kỹ năng cần có để thực hiện được nhiệm vụ trách nhiệm của mình Chuẩn hoá qui định, qui chế, tiêu chí đánh giá về kết quả công việc, phong cách, tác phong, đạo đức làm việc khoa học, chuyên nghiệp, phát huy vai trò nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tạo môi trường công khai minh bạch, đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hiệu quả; làm cơ sở để các nhà quản lý đánh giá cán bộ, bố trí bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ; là căn cứ để bình xét hiệu suất công việc ở mỗi vị trí, thực hiện khen thưởng theo kết quả, từng bước nâng cao thu nhập, xoá bỏ cào

bằng trong đánh giá kết quả và thu nhập (điều này cần thực hiện càng sớm càng tốt) Tiếp đến, cần phải mã hóa vị trí công việc theo các cấp độ từ dễ đến phức tạp ở mỗi chức năng để áp dụng công nghệ tin học trong hệ thống quản lý cán bộ xuyên suốt từ công tác tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng,…trong toàn ngành

Thứ năm, xây dựng và áp dụng mô hình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho cán bộ thuế nhằm nâng cao chất lượng nhân lực

Nhân lực có chất lượng là trụ cột để ngành thuế có thể hiện đại hóa QLT Để

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 152)