Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề áp dụng pháp luật hình sự trong việc giải quyết tranh chấp thương mại trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 25 - 27)

1.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thƣơng mại

1.2.3. Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập

thập chứng cứ

Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thƣơng mại. Khác với trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thì Tòa án không tiến hành thu thập chứng cứ mà:

Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của minh là có căn cứ và hợp pháp”, “Tòa án chỉ tiền hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp nhất định” [18, Điều 6]. Điều 79 BLTTDS cũng quy định: “Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”.

Việc pháp luật quy định đƣơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, trong trƣờng hợp đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán mới tự mình thu thập chứng cứ hoặc trong các trƣờng hợp khác mà pháp luật có quy định là

phù hợp, song việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế gặp nhiều khó khăn. BLTTDS không quy định chế tài mà chỉ quy định nếu đƣơng sự không cung cấp chúng cứ thì bị bất lợi, đồng thời cũng không có quy định về thời hạn bắt buộc đƣơng sự phải cung cấp chứng cứ hoặc nếu không cung cấp thì chứng cứ đó không có giá trị hoặc phải chịu chế tài. Do vậy, thực tế có trƣờng hợp đƣơng sự đang giữ chứng cứ hoặc có khả năng thu thập chứng cứ nhƣng lại không thu thập chứng cứ để cung cấp cho Toà án, chỉ đến khi thấy có lợi mới cung cấp. Thậm chí có trƣờng hợp để đến giai đoạn xét xử phúc thẩm mới xuất trình chứng cứ các hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mới xuất trình chứng cứ, kèm theo đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến việc Tòa án bị thụ động trong việc xét xử.

Liên quan đến việc thu thập và cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự, tại Điều 7, BLTTDS quy định:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án, Viện Kiểm sát và phải chị trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ”.

Tuy nhiên, thực tế nhiều trƣờng hợp khi có vấn đề liên quan đến cơ quan hữu quan, Tòa án có văn bản yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật, nhƣng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các cơ quan này không thực hiện đƣợc ngay hoặc thậm chí không đƣợc thực hiện đƣợc do chƣa có quy định nào cụ thể hƣớng dẫn trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các cơ quan hữu quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề áp dụng pháp luật hình sự trong việc giải quyết tranh chấp thương mại trên địa bàn thành phố đà nẵng 07 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)