Những tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 91 - 105)

HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÕNG CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI

2.4. BẢO VỆ, HỖ TRỢ HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NẠN

2.4.5. Những tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị

mua bán ở tỉnh Thanh Hóa

2.4.5.1. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, Số nạn nhân đƣợc bảo vệ và hỗ trợ chiếm tỉ lệ thấp, số tiền hỗ trợ chƣa đáng kể. Trên thực tế nạn nhân bị buôn bán trở về ở các địa bàn khảo sát do không tập trung vào một thời điểm nhất định mà về rải rác. Số lƣợng nạn nhân trở về có cả bằng con đƣờng trao trả chính thức, giải cứu và tự về. Từ năm 2008 đến năm 2013, Thanh Hóa có 557 nạn nhân bị buôn bán và nghi bị buôn bán. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số các cơ quan chức năng nắm bắt đƣợc, trong thực tế còn cao hơn nhiều và cho đến nay các địa phƣơng chƣa phát hiện đƣợc hết số nạn nhân tự trở về. Do đó, những nạn nhân thuộc diện đƣợc hỗ trợ còn ít mới chỉ 151 ngƣời với số tiền 140.000.000 đồng [69, tr.4].

Thứ hai, các cơ sở tiếp nhận nạn nhân trở về qua cửa khẩu biên giới chƣa có, do đó việc tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân chủ yếu đƣợc thực hiện trong trụ sở hay các đồn của Bộ đội biên phòng. Sau khi xác minh đầy đủ và có giấy chứng nhận nạn nhân bị mua bán mới chuyển về cho Sở lao động - Thƣơng binh và Xã hội thực hiện việc hỗ trợ.

Thứ ba, tuy công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức. Các trƣờng hợp nạn nhân trở về ở các địa phƣơng đều đƣợc hỗ trợ theo quy định. Trong đó, có 39,2% đƣợc hỗ trợ về tài chính, 30,5% đƣợc hỗ trợ về tâm lý; 18,3% đƣợc hỗ trợ học nghề, tìm việc làm; 25,6% đƣợc hỗ trợ pháp lý; 28,7% đƣợc chăm sóc y tế [69, tr.5], nhƣng

các dịch vụ hỗ trợ này còn yếu và thiếu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ nạn nhân hầu nhƣ chƣa có, hầu hết các địa phƣơng đều sử dụng một phần kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực của Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội làm nơi tiếp nhận và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân. Số nạn nhân đƣợc hỗ trợ thấp, các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân mới ở bƣớc ban đầu, các bƣớc tiếp hỗ trực tiếp theo nhƣ học nghề, hƣớng nghiệp nghề, tạo việc làm để ổn định đời sống cho các đối tƣợng chƣa làm đƣợc nhiều mới chỉ dành cho nạn nhân trở về chính thức hoặc trong các vùng, địa phƣơng có các dự án quốc tế tài trợ.

Thứ tư, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng khi nhận đƣợc tin báo, tố giác tội phạm thực hiện chƣa tốt công tác bảo vệ nạn nhân mà đang có thói quen chờ đợi cấp trên và cho rằng đây là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, có nạn nhân chờ đợi một thời gian không thấy đƣợc bảo vệ, mặc cảm, tự ti, e thẹn về thân phận nên thôi tố giác tội phạm.

Thứ năm, công tác xác minh, tiếp nhận nạn nhân theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg và Thông tƣ liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG- BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008 của liên bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Lao động - Thƣơng binh và Xã hội vẫn còn nhiều vƣớng mắc trong thực hiện, đặc biệt là xác minh nạn nhân, nhất là nạn nhân tự trở về, chủ yếu dựa vào lời khai của nạn nhân, nhƣng do nhiều lý do cả từ bản thân nạn nhân và một số cơ quan chức năng còn chƣa thật quan tâm.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo vệ nạn nhân đều là kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm, trong khi công tác tiếp nhận hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về là một nhiệm vụ mới mẻ, phức tạp nên việc giúp đỡ đối tƣợng còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc nắm bắt các thông tin về nạn nhân chƣa kịp thời gây khó khăn cho công tác chăm sóc và giải quyết những vấn đề bức xúc của nạn nhân.

2.4.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những tồn tại, hạn chế nêu trên trong công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở tỉnh Thanh Hóa tập trung một số nguyên nhân sau:

Một là, về nhận thức các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức hội ở địa phƣơng chƣa nhận thức sâu sắc và thực sự quan tâm đến hoạt động bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, cho rằng nạn nhân trong tội phạm MBN giống nạn nhân của các tội phạm khác và coi đây là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, việc bồi thƣờng thiệt hại thuộc trách nhiệm của bị cáo.

Hai là, Công tác tuyên truyền về phòng, chống ngƣời còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền chƣa bao phủ hết nhóm đối tƣợng có nguy bị mua bán cao, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em ở vùng giáp biên, vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, nhận thức về xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của một số bộ phận nhân dân với loại tội phạm này vẫn còn thấp.

Ba là, số nạn nhân bị mua bán từ nƣớc ngoài trở về thông qua con đƣờng tiếp nhận của các cơ quan chức năng còn ít so với thực tế. Nhiều nạn nhân bị mua bán trở về không khai báo, địa phƣơng không nắm đƣợc thông tin chính xác nên không báo cáo, vì vậy khó khăn cho công tác xác minh, lập hồ sơ hỗ trợ nạn nhân khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bốn là, về điều kiện đảm bảo từ khâu tiếp nhận nạn nhân, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt bình thƣờng cho họ đến các trang thiết bị, điều kiện cần thiết để giải quyết tốt vụ án và các dịch vụ xã hội đảm bảo cho việc hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân còn thiếu thốn, thiếu cả cơ sở vật chất và con ngƣời.

Năm là, mặc dù nạn nhân đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ theo quy định của pháp luật, Tòa án quyết định bằng bản án hoặc quyết định buộc ngƣời phạm tội phải bồi thƣờng thiệt hại cho nạn nhân, nhƣng việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án còn gặp nhiều khó khăn do bị cáo đang chấp hành hình phạt tù nên chƣa thi hành đƣợc quyết định bồi thƣờng

Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa có thể khẳng định việc thực hiện pháp luật PCMBN đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Thể hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCMBN; về thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về PCMBN Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010, 2011 - 2015, kế hoạch Chƣơng trình hành động PCMBN 2005 - 2010, 2011 - 2015 của tỉnh Thanh Hóa, nâng cao rõ rệt chất lƣợng công tác PCMBN của các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Thể chế đƣợc quan điểm chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về PCMBN vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung của pháp luật về PCMBN đã đƣợc tổ chức thực hiện tƣơng đối đầy đủ, nghiêm chỉnh trong thực tiễn của đời sống xã hội, bảo đảm cho pháp luật về PCMBN đƣợc thực hiện trong thực tế.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc thực hiện pháp luật về PCMBN ở Thanh Hóa có nơi chƣa thực sự quan tâm, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, của chính quyền, đoàn thể các cấp có lúc chƣa chặt chẽ, chƣa đồng bộ. Một số nội dung của pháp luật PCMBN còn chƣa đƣợc bảo đảm thực hiện trong đời sống xã hội, mục tiêu PCMBN chƣa đạt đƣợc.

Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật về PCMBN ở Thanh Hóa hiện nay là do: một số đoàn thể, chính quyền cơ sở chƣa thực sự quan tâm, chƣa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ giá trị cả về lý luận và thực tiễn của vấn đề PCMBN và nhận thức về xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của một bộ phận nhân dân đối với loại tội phạm này chƣa cao; hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCMBN đặc biệt đối với đối tƣợng có nguy cơ mua bán cao nhƣ phụ nữ, trẻ em ở vùng giáp biên, vùng sâu, vùng xa, vùng biển có điều kiện hoàn cảnh khó khăn; hạn chế về kinh phí phục vụ cho công tác đấu tranh với tội phạm

MBN, kinh phí hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng đƣợc trích từ nguồn ngân sách địa phƣơng còn hạn hẹp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ; hạn chế bởi lực lƣợng đấu tranh PCMBN chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác, trong khi đó hoạt động của tội phạm MBN ngày càng tinh vi núp dƣới danh nghĩa môi giới tìm kiếm việc làm nhằm vào số chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, bức xúc về việc làm… lợi dụng mối quan hệ, tạo uy tín và thống nhất với gia đình với nạn nhân để tạo vỏ bọc kín đáo phòng khi phát hiện thì cơ quan chức năng khó tìm đƣợc chứng cứ, hơn nữa đối tƣợng liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố và có yếu tố nƣớc ngoài do vậy hiệu quả công tác phát hiện, điều tra xử lý tội phạm này chƣa cao.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI

Ở TỈNH THANH HÓA

3.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở TỈNH THANH HÓA THANH HÓA

PCMBN đã trở thành yêu cầu mang tính toàn cầu. MBN là tệ nạn đƣợc ghi nhận vào những năm 1990 khi BBN đƣợc xem là một bộ phận của nạn mại dâm nhằm cung cấp nguồn phụ nữ rẻ mạt từ các vùng khác nhau. Kể từ thời điểm đó Việt Nam trở thành một trong những đƣờng dây buôn bán phụ nữ quốc tế và khu vực. Các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến PCMBN, bởi vì PCMBN là mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội, bảo đảm quyền con ngƣời đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em.

Ở Việt Nam, công tác PCMBN đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm nhất quán. Nguyên tắc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã trở thành nguyên tắc hiến định xuyên suốt các Hiến pháp của Nhà nƣớc ta, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946. Từ đó, ở nhiều cấp độ khác nhau, vấn đề PCMBN đã đƣợc cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật, làm cơ sở để chúng ta thực hiện và bảo đảm vấn đề PCMBN trong thực tế.

Thực hiện pháp luật về PCMBN là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Do đó, để đảm bảo pháp luật PCMBN đi vào thực tiễn cuộc sống cần đáp ứng các yêu

3.1.1. Yêu cầu đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc về phòng, chống mua bán ngƣời vào thực tiễn đời sống của tỉnh Thanh Hóa

Pháp luật là phƣơng tiện để thể chế hoá trực tiếp, đầy đủ, nhất quán và đồng bộ các chủ trƣơng chính sách, đƣờng lối của Đảng về PCMBN. Thể chế hoá chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng thành pháp luật chính là phƣơng thức thông qua nhà nƣớc, làm cho đƣờng lối đó đó trở thành những quy tắc chung đối với mọi thành viên của xã hội và đƣợc tổ chức thực hiện vào trong đời sống xã hội. Do đƣợc thể chế hoá thành pháp luật, chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng trở thành những mệnh lệnh, chỉ thị mang tính quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực hiện một cách chính xác và thống nhất. PCMBN là một nội dung quan trọng trong chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.

Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới với nhiều cơ hội, thời cơ và thử thách cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Công tác PCMBN đƣợc lực lƣợng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Viện kiểm sát, Tòa án, các bộ, ngành có liên quan với vai trò là lực lƣợng nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 8 (khóa IX) về chiến lƣợc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020, Chỉ thị 48/CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chỉ thị 09/CT-TW ngày 01/12/1011 Ban Bí thƣ về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, Chỉ thị 1408/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về

phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán trẻ em... Đặc biệt là Chƣơng trình hành động quốc gia về phòng, chống tội phạm MBN của Chính phủ yêu cầu các địa phƣơng triển khai tổ chức thực tốt chƣơng trình này, tổ chức các đợt rà soát cao điểm nhằm triệt phá tận gốc hành vi MBN và các hành vi khác liên quan đến MBN.

Trên cơ sở quan điểm chủ trƣơng của Đảng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã đã ban hành nhiều văn bản thể hiện quan điểm về PCMBN nhằm đạt mục tiêu PCMBN ở tỉnh Thanh Hoá nhƣ: Chỉ thị 09- CT/TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ngày 30/12/2011 về “tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Kế hoạch số 61/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011-2015…

Nhƣ vậy, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa trƣớc hết xuất phát từ yêu cầu khách quan là thể chế hoá, đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về PCMBN vào thực tiễn đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Yêu cầu bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân trong thời kỳ CNH, HĐH của tỉnh Thanh Hóa

Quyền con ngƣời, quyền công dân là quyền bất khả xâm phạm. Pháp luật Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đề cao trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Trong suốt chiều dài lịch sử dụng nƣớc và giữ nƣớc, với truyền thống hào hùng của dân tộc, chúng ta đã chiến thắng tất cả quân xâm lƣợc để xây dựng một đất nƣớc hòa bình, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và Việt Nam đang xây dựng để trở thành một nƣớc công nghiệp hiện đại. Cùng với cả nƣớc, Thanh Hóa đã và đang cố gắng

phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh tiến tiến, tiếp theo sẽ trở thành tỉnh “kiểu mẫu” nhƣ sinh thời Hồ Chí Minh mong muốn.

Thể chế các quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc về bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân trong các Văn kiện của Đảng, trong Hiến pháp và pháp luật đã thể hiện rõ yêu cầu trên. Để đấu tranh, ngăn ngừa các loại tội phạm hiện nay trong đó có tội MBN và các tội liên quan đến hành vi MBN, từ năm 2004 đến nay Đảng và nhà nƣớc ta rất quan tâm đến công tác PCMBN, đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền con ngƣời,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 91 - 105)