Tính cấp thiết của việc sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Trang 48 - 50)

2004 trong tình hình hiện nay

Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 18/6/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004, Pháp lệnh đƣợc xây dựng và ban hành trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc, trong đó có đổi mới về chính sách tôn giáo qua Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VI) về tăng cƣờng công tác tôn giáo trong tình hình mới và Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo Pháp lệnh đƣợc ban hành. Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhƣng các văn bản trên đây đã khẳng định chính sách đúng đắn của Nhà nƣớc về quản lý hoạt động tôn giáo; tạo hành lang pháp lý quan trọng bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân, là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo.

Sau khi Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc ban hành, Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định; trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành 02 Chỉ thị; Bộ Nội vụ ban hành 01 Thông tƣ và nhiều Quyết định để triển khai và hƣớng dẫn thực hiện Pháp lệnh. Theo quy định của pháp luật và trong phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xây

dựng và ban hành hàng trăm văn bản để hƣớng dẫn và triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo nhìn chung khá đầy đủ và đƣợc sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo cũng nhƣ tạo hành lang pháp lý thông thoáng bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, đƣợc bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh cao sự thể chế kịp thời của Nhà nƣớc về tƣ tƣởng đổi mới của Đảng về công tác tôn giáo trong thời gian qua.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo đạt đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp, thể hiện đƣợc tinh thần “tự do tôn giáo”, “nhà nƣớc pháp quyền”,... với những quy định khá cụ thể cho các tín ngƣỡng, tôn giáo hoạt động và các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo đã có những hạn chế cần đƣợc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung:

- Pháp luật về tôn giáo và các pháp luật khác có liên quan đến tôn giáo còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến việc áp dụng còn khó khăn. Mặt khác, một số nội dung chƣa phù hợp với tình hình thực tiễn nhƣ: việc đăng ký chƣơng trình hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm quy định tại Điều 12; điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo tại Điều 16; thành lập, chia, tách, sáp nhập hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc tại Điều 17; thành lập trƣờng, mở lớp bồi dƣỡng những ngƣời chuyên hoạt động tôn giáo tại Điều 24; việc thực hiện các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, từ thiện xã hội, tại Điều 33; việc tham gia các hoạt động tôn giáo quốc tế tại Điều 35; sinh hoạt tôn giáo của ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam tại Điều 37; các hành vi bị nghiêm cấm và các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo bị đình chỉ khi vi phạm pháp luật tại Điều 8, Điều 15....

nhƣ một số khái niệm tổ chức tôn giáo trực thuộc; chức việc; sinh hoạt tôn giáo; tà đạo và quy định về trách nhiệm, nội dung, thẩm quyền quản lý hoạt động tín ngƣỡng.

- Một số nội dung khác phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thống nhất giữa các quy phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)