Những kết quả đã đạt được trong việc thi hành pháp luật về dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở việt nam 07 (Trang 55 - 86)

2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về kiểm toán độc lập

2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong việc thi hành pháp luật về dịch

dịch vụ kiểm toán

Từ năm 1994 hệ thống kế toán bắt đầu được cải cách toàn diện và triệt để, hệ thống kiểm toán cũng được phát triển mạnh mẽ. Năm 1994 Chính phủ đã sớm ban hành các nghị định thông tư điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập như: Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành “Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Thông tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/2000 về hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán; và nhiều luật văn bản pháp qui khác liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân.

Hiện nay, các văn bản pháp luật về Kiểm toán độc lập đã được xây dựng và ban hành nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu điều tiết hoạt động này trong xã hội bao gồm Luật Kiểm toán độc lập (Luật KTĐL) số 67/2011/QH12. Nghị định 17/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2012. Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và

Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005, Nghị định số 30/2009 và số 16/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 105/2004. Thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2012; Thông tư 150/2012/TT-BTC ngày 12/09/2012 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên (KTV) đăng ký hành nghề kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013; Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 Hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách KTV hành nghề kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2013. Thông tư 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013; Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 Ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014…

Cho đến nay trải qua chặng đường gần 20 năm cải cách, hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể, từng bước phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiếp cận và hội nhập với kế toán khu vực và thế giới. Thành tựu lớn nhất đạt được là đã có hệ thống pháp lý về kiểm toán: Luật kiểm toán độc lập đã ra đời. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 đã đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết trong việc vận dụng khung pháp lý trong hoạt động kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán và doanh nghiệp là đối tượng kiểm toán.

Việc thi hành pháp luật về dịch vụ kiểm toán đã mang lại những thành tựu rất to lớn trong sự phát triển của đất nước

pháp luật về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994, đặc biệt sự ra đời của luật kiểm toán độc lập năm 2011 đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Đến nay, Nhà nước đã ban hành Luật, Nghị định về kiểm toán độc lập. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống kiểm toán ở VN. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 41 chuẩn mực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Hai là, thi hành pháp luật kiểm toán độc lập tạo điều kiện cho sự phát

triển của kiểm toán độc lập đã góp phần làm minh bạch hóa thị trường tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy mạnh đầu tư từ nước ngoài và bảo vệ được lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Dù trong thời gian chưa dài, nhưng hệ thống kiểm toán đã khẳng định được vị trí, tác động và góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở VN. Nhà nước đã thực sự quan tâm đến hệ thống các tổ chức kiểm toán ở VN. Ngoài việc tạo lập những tiền đề pháp luật cho sự ra đời của các tổ chức này, Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các tổ chức kiểm toán.

Ba là, ban hành và thực hiện quy định pháp luật về hoạt động của các

tổ chức kiểm toán tạo khung pháp lý minh bạch, rõ ràng cho các doanh nghiệp kiểm toán phát triển nhanh cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trường ngày càng mở rộng. Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các công ty kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Tạo lập môi trường thông thoáng cho hoạt động đầu tư, thuận lợi thúc đẩy đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Bốn là, giúp các doanh nghiệp kiểm toán và các đối tượng được kiểm

toán nhận thức rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động kiểm toán. Các văn bản pháp luật xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh

vực kiểm toán, thúc đẩy chất lượng dịch vụ kiểm toán ngày một nâng cao từ đó nâng cao được vị trí, vai trò của tổ chức kiểm toán trong sự phát triển kinh tế, phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động quản lý tài sản, đầu tư và trong quá trình chấp hành pháp luật về kế toán, thuế. Góp phần minh bạch hóa thị trường kinh tế, xác minh và cung cấp những thông tin tài chính tin cậy về các tổ chức kinh tế cho các nhà đầu tư.

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật dịch vụ kiểm toán

Hệ thống pháp luật kiểm toán độc lập lập ở nước ta còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất chưa bao quát hết được những yêu cầu cần thiết trong điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập.

Một là, hệ thống pháp luật kiểm toán độc lập về kiểm soát chất lượng

dịch vụ kiểm toán kiểm toán độc còn chưa phát huy được hiệu quả. Vào ngày 15/05/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 32/2007/QĐ-BTC về Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Quy chế này dù có những ưu điểm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những bất cập làm cho việc kiểm soát chất lượng không phát huy tác dụng đầy đủ. Tháng 7/2014 Bộ Tài chính mới đưa ra dự thảo Thông tư kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập. Đồng thời chưa xây dựng được một mô hình kiểm soát chất lượng kiểm toán dẫn đến việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán còn lỏng lẻo mang nặng tính hình thức.

Việc kiểm soát chất lượng dịch vụ của Bộ Tài chính đã được duy trì từ những năm gần đây nhưng còn hạn chế chưa đi sâu vào chất lượng chuyên môn, chưa hoàn thành quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán. Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động kiểm toán chưa đạt chất lượng là do công tác kiểm tra vẫn còn một số tồn tại:

Nội dung kiểm tra chưa đi vào thực chất, còn mang nặng tính hình thức hành chính, nặng về kiểm tra các loại giấy phép, chứng chỉ.

Hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động dịch vụ kiểm toán của Việt Nam chưa thực sự đồng bộ và hoàn chỉnh.

Nhà nước chưa có hướng dẫn thống nhất quy trình nghiệp vụ kỹ thuật, chưa thực hiện các biện pháp quản lý và chưa có được quy chế kiểm soát chất lượng hiệu quả.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA220) - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán thì:

Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý [13, số 220, đoạn 9].

Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ, và đây cũng được xem như là các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm toán:

+ Mức độ người sử dụng thông tin thoả mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán.

+ Mức độ đơn vị được được kiểm toán thoả mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý.

Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm toán

+ Mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán

những người sử dụng kết quả kiểm toán mà chỉ đảm bảo cho những đối tượng này về tính trung thực hợp lý của các thông tin mà họ được cung cấp. Việc đánh giá đó cần bao quát các khía cạnh sau:

- Đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực; - Kiến thức, kỹ năng kinh nhiệm của kiểm toán viên;

- Các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; - Công tác giám sát, quản lý cuộc kiểm toán;

- Các thủ tục soát xét, phát hành báo cáo kiểm toán;

+ Mức độ thỏa mãn của đơn vị được kiểm toán

Mục tiêu chính của dịch vụ KTĐL là đưa ra ý kiến độc lập về tính trung thực và hợp lý của đối tượng được kiểm toán. Trách nhiệm của các KTV là phải đảm bảo rằng đối tượng được kiểm toán không có sai sót trọng yếu, và nếu có kiểm toán cần chỉ ra những sai sót đó để đơn vị sửa chữa và điều chỉnh. Mức độ thoả mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những đóng góp của kiểm toán không cụ thể hoá được bằng số lượng bởi có thể có hoặc có thể không có các phát hiện và kiến nghị góp ý hoàn thiện cho đơn vị mà chỉ có thể đánh giá ở sự hài lòng qua đánh giá về tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của KTV trong quá trình kiểm toán.

+ Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp

Một trong các yêu cầu của thông tin tài chính là tính kịp thời, các thông tin không được cung cấp đúng lúc sẽ trở nên không có giá trị sử dụng, đồng thời có thể gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quản lý hoặc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

Về giá phí kiểm toán, tuy không thể hoàn toàn đánh giá được chất lượng của một cuộc kiểm toán nhưng nó cũng đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của những người sử dụng kết quả của dịch vụ kiểm toán.

Từ năm 2007 đến nay, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được sự ủy quyền của Bộ Tài chính đều tổ chức đợt kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán nhưng chất lượng của hoạt động kiểm tra chưa thực sự hiệu quả. Nó thể hiện ở một số thực tế sau:

Năm 2013 các DN kiểm toán được kiểm tra chất lượng là 15 doanh nghiệp chỉ chiếm 1/10 số công ty đang hoạt động và doanh thu ước tính của các công ty này chỉ chiếm khoảng 2% doanh thu toàn ngành. Có nghĩa là DN được kiểm tra là khá ít và đều có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp. Số công ty kiểm toán cũng như số lượng kiểm toán viên được kiểm tra hàng năm là quá nhỏ so với con số mà Quyết định 32/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đặt ra (mỗi năm, phải kiểm tra 1/3 số kiểm toán viên và công ty kiểm toán đang hoạt động, nghĩa là phải kiểm tra khoảng 50 công ty trên 155 công ty đang hoạt động).

Cũng trong năm 2013 không phải năm đầu tiên những công ty kiểm toán lớn nằm ngoài danh sách bị kiểm tra chất lượng. Những DN kiểm toán lớn sẽ có hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ tốt hơn, hoạt động bài bản hơn so với những DN kiểm toán nhỏ hoặc siêu nhỏ, nhưng kiểm toán là sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức nghề nghiệp của cá nhân kiểm toán viên nên không thể nói rằng chất lượng mọi cuộc kiểm toán của DN quy mô lớn đều đảm bảo. Ngay cả những doanh nghiệp kiểm toán lớn thế giới cũng có đơn vị không ít lần vướng vào những vụ lùm xùm về gian lận BCTC của những tập đoàn kinh tế lớn và phải chịu những án phạt rất lớn.

Việc bỏ ngoài danh sách kiểm tra những tên tuổi lớn trong ngành là một thiếu sót nghiêm trọng trong hoạt động kiểm toán. Điển hình vụ KPMG xác nhận về tính trung thực hợp lý của Vinashin với khoản lãi hàng ngàn tỷ đồng năm 2008 để rồi ngay sau đó tập đoàn này lộ ra những khoản thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng. Hay những vụ đổ vỡ của CTCP Dược phẩm Viễn Đông

(DVD), CTCK SME nhưng trước đó trên báo cáo kiểm toán các công ty này, E&Y, A&C không đưa ra khuyến cáo với người đọc. Nhưng những sai phạm này các cơ quan chức năng cũng chưa kiểm tra, xem xét có hay không trách nhiệm của công ty kiểm toán này.

Theo thông tin của VACPA, trong số 15 công ty được kiểm toán năm 2013, có 7 công ty đã được kiểm tra trong các năm trước, 8 công ty kiểm tra lần đầu. Theo tiêu chí chọn lựa công ty kiểm toán để kiểm tra chất lượng, những DN chưa được kiểm tra trong vòng 3 năm hoặc những yếu kém trong các kỳ kiểm tra bị nghi ngờ chưa khắc phục được những tồn tại của các năm trước; hoặc kiểm tra theo yêu cầu từ UBCK. Điều này đặt ra câu hỏi, vì sao trong khi có nhiều công ty chưa được kiểm tra, lại có tới 7 công ty kiểm toán liên tục được kiểm tra. Phải chăng, bởi chế tài xử phạt đối với những sai phạm chưa đủ mạnh nên không đủ sức răn đe đối với các kiểm toán viên, công ty kiểm toán [24]; [25].

Với vai trò quan trọng của dịch vụ kiểm toán, dịch vụ xác nhận niềm tin trên TTCK, báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư. Do vậy, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán được kỳ vọng như một hàng rào để ngăn ngừa những sai phạm trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cũng như phát hiện những sai phạm trong việc cung cấp dịch vụ của các kiểm toán viên, công ty kiểm toán, bảo vệ nhà đầu tư. Vai trò này càng cần được phát huy trong bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn, nhiều DN niêm yết có thể vì sức ép trước cổ đông đã dùng nhiều thủ thuật hòng đưa ra được bản báo cáo tài chính (BCTC) đẹp mà kiểm toán viên có thể vô tình hay cố ý bỏ qua những sai sót này của DN. Ngay đợt rà soát BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở việt nam 07 (Trang 55 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)