4.1. Kết quả đạt được
a. Về kết quả định tính.
- Những hoạt động ứng dụng Toán học thực sự đã thổi một làn gió mới vào việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục, góp phần tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai từ năm học 2022-2023. Học sinh được thấy rõ mục đích của việc học Toán nên đã rất tích cực, hào hứng tham gia và thu được nhiều bài học bổ ích từ kiến thức đến năng lực. Từ đó các em yêu thích, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập, góp phần nâng cao năng lực GQVĐ và nâng cao chất lượng học tập bộ môn Toán. Sau khi phát phiếu thăm dò phản hồi của học sinh thu được kết quả như sau:
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Căng thẳng Số học sinh trả lời 55 23 2 0 0 Tỉ lệ(%) 68,8 28,8 2,4 0 0 Mức độ
- Sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần làm cho học sinh:
+ Nâng cao năng lực GQVĐ&ST, đồng thời có khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
+ Thể hiện được sự chủ động trong học tập. + Nâng cao khả năng làm việc nhóm.
+ Nắm vững hơn các kiến thức đã học và nâng cao ý thức ứng dụng Toán học trong cuộc sống lao động, sản xuất.
b. Về kết quả định lượng: Để thấy rõ sự thay đổi về năng lực GQVĐ, sau khi dạy bài Khái niệm về mặt tròn xoay, tôi đã cho học sinh hai lớp 12A2 và 12A4 làm bài kiểm tra 45’ trước và sau khi thực hiện đề tài (Đề được xây dựng dựa trên một ma trận). Sau khi chấm bài thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng phân bố tần số và tần suất
Lớp
Điểm
12A2 12A4
Trước Sau Trước Sau
Tần số Tần suất(%) Tần số Tần suất(%) Tần số Tần suất(%) Tần số Tần suất(%) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 0 0 4 5 13,5 2 5,4 3 7,5 2 5 5 8 21.6 6 16,2 11 15 4 10 6 15 40,5 12 32,4 12 37,5 12 30 7 6 16,2 10 27 8 20 12 30 8 3 8,2 6 16,3 5 15 7 17,5 9 0 0 1 2,7 1 5 3 7,5 10 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 37 100 37 100 40 100 40 100
Bảng 2: Các tham số đặc trưng Tham số x(đ) Me Mo S2x Sx 12A2 Trước 5,8 6 6 1,6 1,3 Sau 6,4 6 6,5 1,4 1,2 12A4 Trước 6,1 6 6,5 1,7 1,3 Sau 6,7 6 7 1,5 1,2
Như vậy, một phần nào đó có thể kết luận việc dạy học theo hướng nghiên cứu đã góp phần làm cho học sinh nắm vững hơn kiến thức, nâng cao năng lực GQVĐ và ý thức ứng dụng Toán học trong cuộc sống.
4.2. Bài học kinh nghiệm
a. Đối với giáo viên:
- Cần nghiên cứu kĩ Chương trình giáo dục phổ thông môn toán; Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trong quá trình dạy học Toán, tùy vào đối tượng học sinh, giáo viên cần chú trọng lựa chọn, xây dựng các tình huống, các bài toán cho phù hợp và làm tốt công tác hướng dẫn, định hướng, có như vậy hoạt động mới diễn ra đúng như dự kiến. Điều này sẽ giúp các em hiểu và nhận thức được vai trò của Toán học, tăng cường kết nối Toán học với thực tiễn.
- Kĩ năng toán học hóa tình huống thực tiễn sẽ tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học ở trường phổ thông vào cuộc sống, giúp học sinh nắm được bản chất kiến thức, tránh việc hiểu vấn đề một cách hình thức, góp phần phát triển năng lực GQVĐ&ST cho học sinh.
- Tích cực nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học STEM, sử dụng các phần mềm, các video, các hoạt động thực tế để hình thành kiến thức và giải quyết các bài toán gắn với thực tiễn.
b. Đối với học sinh:
- Ngoài việc nắm vững lí thuyết và rèn luyện kĩ năng giải bài tập, luôn đặt ra câu hỏi: nội dung đang học có ứng dụng gì trong thực tiễn hay không? ứng dụng như thế nào? Điều này sẽ kích thích sự khám phá, thúc đẩy quá trình học tập.
- Trong cuộc sống và công việc thường xuyên tạo thói quen ứng dụng toán học vào cuộc sống lao động khi có cơ hội.
PHẦN 3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Quá trình nghiên cứu đề tài
TT CÔNG VIỆC THỜI GIAN GHI CHÚ
1 Đọc tài liệu, công văn, tham khảo ý kiến đồng nghiệp và lựa chọn đề tài.
3/9/2021 đến 8/9/2021
Nghiên cứu kĩ các công văn và tài liệu liên quan. 2 Viết và đánh máy đề cương. 9/9/2021 đến 9/10/2021 3 Sưu tầm, khảo sát,
nghiên cứu tài liệu và viết SKKN. 10/10/2021đến 28/3/2022 4 Đánh máy và chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lí. 1/4/2022 đến 9/4/2022
5 Trao đổi với đồng nghiệp, tiếp tục chỉnh sửa và tổ chức thực hiện hoạt động.
10/4/2022đến 15/4/2022
Chiều 11/4/2022, xin ý kiến góp ý đối với đề tài.
6 Xử lí kết quả hoạt động, kiểm tra lần cuối, hoàn thiện và nạp SKKN.
16/4/2022đến 20/4/2022 3.2. Ý nghĩa của đề tài SKKN.
1. Cung cấp và làm rõ các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
cần rèn luyện cho học sinh thông qua các bài toán có nội dung thực tiễn.
2. Xây dựng được hệ thống các bài toán có nội dung thực tiễn trong chương
trình toán 12 có thể khai thác nhằm phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo cho học sinh. Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên các trường THPT trong quá trình dạy học, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022- 2023.
3. Việc rèn luyện năng lực GQVĐ và sáng tạo cho học sinh thông qua các bài
toán có nội dung thực tiễn sẽ góp phần rèn luyện năng lực (năng lực chung và năng lực đặc thù) và nâng cao ý thức ứng dụng toán học vào các vấn đề trong cuộc sống lao động, sản xuất.
4. Làm cơ sở để ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đưa hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục STEM vào kế hoạch năm học và tổ chức đánh giá học sinh, góp phần vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong giai đoạn hiện nay.
3.3. Những kiến nghị, đề xuất.
- Sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các nhà trường quan tâm hơn đến các hoạt động ứng dụng Toán học một cách đa dạng về nội dung và hình thức. Đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết Toán học của mình vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi nhất nhằm chủ động chuẩn bị để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Các trường cần chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng rèn luyện năng lực GQVĐ, tăng cường các hoạt động ứng dụng toán học vào cuộc sống, quan tâm đến giáo dục STEM, làm cơ sở để giáo viên sử dụng hình thức đánh giá qua hoạt động trải nghiệm, ứng dụng thay cho các bài kiểm tra hiện hành nhằm đạt mục đích động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học sinh theo Công văn Số: 1769 /SGD&ĐT-GDTrH ngày 4 tháng 9 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021.
- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho các trường phổ thông khi dạy học Toán 12, đặc biệt là sau khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022-2023.
- Trong quá trình áp dụng SKKN, tùy vào đối tượng học sinh, mục tiêu, hình thức, mức độ và phương pháp tiến hành hoạt động mà giáo viên có những điều chỉnh cho phù hợp.
3.4. Vấn đề đang được tác giả tiếp tục nghiên cứu: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh khi dạy học phần giải tam giác(Hình học 10)”.
Như vậy, đến đây có thể khẳng định: mục đích nghiên cứu SKKN đã được thực hiện và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, việc nghiên cứu đề tài đã thành công. SKKN đã được tôi áp dụng trong quá trình dạy học và đã được học sinh đã đón nhận nó với một thái độ tích cực, các bài toán đã tạo được sự hứng thú cho học sinh. Trong quá trình dạy học tôi đã vận dụng tốt phương pháp giải quyết vấn đề theo hoạt động nhóm nhằm gây hứng thú và tạo điều kiện tối đa cho học sinh tham gia vào hoạt động. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi mới chỉ trình bày được một số dạng toán điển hình, đại diện cho một số tình huống thường gặp trong cuộc sống. Vì nhiều lí do nên còn có chỗ chưa được như mong muốn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và của giáo viên các
trường quan tâm đến đề tài, để SKKN ngày càng hoàn thiện hơn, thuận lợi hơn cho các giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (2018), nhằm góp phần phát triển năng lực học sinh, đổi mới cơ bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay./.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy(Chủ biên), Khu Quốc Anh-Trần Đức Huyên(2006), Hình học 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000), Nhà xuất bản giáo dục.
2. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn(Chủ biên), Lê Thị Thiên Hương- Nguyễn Tiến Tài-Cấn Văn Tuất(2006), Giải tích 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000), Nhà xuất bản giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể), Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Kỹ năng xây dựng và tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học.
6. Nguyễn Bá Kim(2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản đại học sư phạm.
7. Perelman IA. I. (1987), Toán ứng dụng trong đời sống, Nhà xuất bản Thanh Hóa
PHỤ LỤC 1 : NỘI DUNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM Tên chủ đề: MẶT TRÒN XOAY
Số tiết: 04 – Hình Học 12
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề “mặt tròn xoay” là một nội dung quan trọng của chương trình Hình học 12. Hình ảnh mặt tròn xoay là hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống như : Ly, cốc, bát, chén, bình hoa, chậu cảnh... Mục đích của chủ đề STEM : “ MẶT TRÒN XOAY” là giúp học sinh nắm vững kiến thức, tạo cơ hội cho học sinh có thể liên hệ, huy động kiến thức này để làm sản phẩm có dạng hình trụ, hình nón.
2. Mục tiêu của chủ đề: * Kiến thức, kỹ năng:
- Biết công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của các khối tròn xoay.
- Hiểu được cách hình thành công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của các khối tròn xoay.
- Vận dụng được kiến thức về hình học để tạo ra các sản phẩm có dạng hình trụ, hình nón.
- Vận dụng được các công thức tính diện tích và tính thể tích để tính toán.
* Thái độ:
- Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm.
- Nhận thấy sự vận dụng của kiến thức môn học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
* Phát triển năng lực:
- Năng lực khoa học tự nhiên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Thiết bị
- Máy tính, tivi.
4. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1:(2 tiết-trên lớp) Giao nhiệm vụ và nghiên cứu kiến thức nền.
A. Mục đích
- Xác định kiến thức nền cần thiết để thiết kế và chế tạo các sản phẩm có dạng hình nón, hình trụ, trong chủ đề: Mặt tròn xoay (4 tiết).
- Xác định yêu cầu thiết kế sản phẩm có dạng hình trụ, hình nón. - Công bố chỉ tiêu cho sản phẩm học tập trong chủ đề STEM này.
B. Nội dung
- Giáo viên và học sinh cùng xem đoạn video về một người thợ làm gốm đang dùng đất sét tạo ra cái bình hoa, về một người thợ thủ công đang đan nón lá. (Nhóm 1 chuẩn bị)
Link video làm gốm: https://www.youtube.com/watch?v=XCUnXFdfErw Link video làm nón lá: https://www.youtube.com/watch?v=lS63wwK1Yfk - Học sinh làm quen các đồ vật quen thuộc có dạng mặt tròn xoay như: Chậu cảnh; bình hoa, cốc, chén, ống nước, hộp sữa… (Nhóm 2 chuẩn bị)
- Sử dụng đồ dùng dạy học để khám phá kiến thức: xây dựng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình nón, hình trụ. Tính thể tích của khối nón, khối trụ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm các đồ dùng dạy học: Dùng bìa cứng làm các vật dụng có dạng hình nón, hình trụ. (Chia lớp thành 4 nhóm).
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động học sinh cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bản ghi chép kiến thức mới về các khái niệm, các công thức tính toán. - Các mô hình: hình nón, hình nón cụt, hình trụ.
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1. Hình thành kiến thức
Sau khi xem đoạn video về một người thợ làm gốm đang dùng đất sét tạo ra cái bình hoa, về một người thợ thủ công đang đan nón lá và các đồ vật mà học sinh đã chuẩn bị, GV giới thiệu các khái niệm: Đường tròn sinh bởi một điểm, đỉnh, đường sinh, đáy, chiều cao của hình nón, hình trụ.
Từ một cái nón lá ( đã chuẩn bị sẵn: vành nón lớn nhất có đường kính khoảng 50cm cứ thế nhỏ dần theo hình chóp của nón, một cái nón có 16 vành và vành nhỏ
nhất bằng đồng xu đường kính khoảng 2cm), giáo viên đặt câu hỏi: Để hoàn thành một chiếc nón như trên người ta phải sử dụng ít nhất bao nhiêu chiếc lá và diện tích bề mặt của chiếc nón là bao nhiêu?
Câu hỏi: “diện tích bề mặt của chiếc nón là bao nhiêu” có thể học sinh chưa trả lời được từ đó gây hứng thú tìm tòi ở HS.
Bước 2. Khám phá kiến thức
- Từ đồ dùng học tập mà học sinh đã làm và sưu tầm: như lon bò sữa, ống, bình hoa, nón bằng giấy, GV hướng dẫn HS dùng dao ( kéo) cắt ống, nón giấy và nhận xét thiết diện nhận được.
- Trải hình ống, nón giấy lên mặt phẳng, GV yêu cầu HS tính diện tích xung quanh của ống (hình trụ) và của nón giấy ( hình nón).
- GV sử dụng phần mềm Geogebra để trải hình trụ, hình nón.
- GV đặt câu hỏi: Tính lượng nước mà lon sữa bò có thể chứa được từ đó HS suy ra được công thức tính thể tích của khối trụ, khối nón.
Bước 3. Củng cố kiến thức:
GV đưa ra hệ thống bài tập đầy đủ để học sinh vừa nắm chắc kiến thức nền vừa đáp ứng được đề thi tốt nghiệp THPT, đồng thời giải quyết các bài toán gắn liền với thực tế.
Hoạt động 2:(1 tiết- trên lớp) Các nhóm tiến thành thảo luận từ đó nêu ý