III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1: Cho hai câu thơ sau:
Câu 1: Cho hai câu thơ sau:
"Hải Vân đèo lớn vừa qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè."
Em hãy xác định hướng đi và nơi nhà thơ đang đến? Bằng kiến thức địa lí hãy phân tích và giải thích hiện tượng thời tiết trên?
d) Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS biết cách tìm kiếm các thông tin về tác động tiêu cực của rét đậm,
rét hại đến sản xuất và đời sống của các tỉnh vùng núi phía Bắc; tác động tiêu cực của gió phơn đến sản xuất và đời sống của các tỉnh duyên hải miền Trung.
b) Nội dung: Tìm kiếm thông tin và viết một đoạn tin ngắn trên file Word hoặc
Powerpoint về thiên tai rét đậm, rét hại, gió phơn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của các tỉnh vùng núi phía Bắc, duyên hải miền Trung (thời gian, đặc điểm, các ảnh hưởng) dài không quá 200 từ, các thông tin được trích dẫn rõ ràng để nộp lên Azota.
c) Sản phẩm:Đoạn tin ngắn nộp lên Azota theo các yêu cầu của GV.
Link: https://azota.vn/vi/admin/homework/classes/1
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách tìm kiếm thông tin về thiên tai rét đậm, rét hại,
gió phơn và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
Bước 2: HS làm việc độc lập ở nhà sau tiết học để thực hiện nhiệm vụ, nộp lên nhóm lớp. GV tương tác nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ các HS gặp khó khăn.
Bước 3: HS nộp sản phẩm lên hệ thống quản lí học tập, GV đọc và phản hồi cho HS. Có thể chọn một số bài tốt để chia sẽ trước lớp vào buổi học tiếp theo.
Phần ba: KẾT LUẬN 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Việc nâng cao hiệu quả học tập cho sinh là mục tiêu của người dạy học nên giáo viên cần phải sáng tạo trong sử dụng các phương tiện dạy học để làm mới phong cách của mình, giúp bài học trở nên hấp dẫn, sinh động tránh sự nhàm chán. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện dạy học thể hiện tính sáng tạo, tìm tòi, đầu tư của giáo viên và cũng nhờ vậy sẽ giúp học sinh nắm được bài, có thái độ tích cực, yêu thích đối với môn học - môn Địa lí.
Vì thế, sử dụng kiến thức văn học trong dạy học nói chung và trong dạy học Địa lí nói riêng có ý nghĩa to lớn. Việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông là điều cần thiết. Nó không những mang lại cảm hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc mà còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh yêu thích môn Địa lí hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn, giúp cho học sinh có kiến thức và kỹ năng. Trong dạy học Địa lí, giáo viên cần biết sử dụng kiến thức văn học có ở nhiều nguồn khác nhau và cũng cần biết tăng cường phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học để tăng cao hiệu quả dạy học Địa lí. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải tự học, tự nghiên cứu , tự sưu tầm kiến thức văn học có ý nghĩa thiết thực trong công tác giảng dạy.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã chú ý đến việc sử dụng kiến thức văn học trong giảng dạy và năm học này tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm để viết