Sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Quang

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO TIẾP cận PISA TRONG dạy học PHẦN QUANG học vật lí 11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 50 - 55)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. Sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Quang

“Quang học” Vật lí 11 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.3.1. Sử dụng khi dạy bài mới (Phụ lục 1)

Bài tập theo tiếp cận PISA được sử dụng trong tiết học nghiên cứu bài mới là những bài tập khá đơn giản, cơ bản; thường với 2 mục đích:

- Tạo tình huống cho bài học - Củng cố, khắc sâu kiến thức

Việc sử dụng bài tập theo tiếp cận PISA để hình thành kiến thức sẽ giúp HS khắc sâu, nhớ lâu và tạo cho các em sự hưng phấn, yêu thích môn học, muốn tìm tòi thêm nữa.

2.3.2. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá (Phụ lục 2)

BTVL theo tiếp cận PISA rất quan trọng và cần thiết trong kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS. Sử dụng các bài tập theo tiếp cận PISA vào đánh giá

kết quả học tập môn Vật lí, sẽ đánh giá được NL tự học (NL Đọc hiểu), NL Vật lí (NL khoa học), NL Toán học, NL GQVĐ. Đây là cơ sở để chúng tôi áp dụng bài tập tiếp cận PISA vào đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của HS theo quan điểm dạy học phát triển năng lực.

ĐỀ THỰC NGHIỆM I. Mục đích đề kiểm tra:

- Đánh giá năng lực HS sau khi học xong bài 31“Mắt”

II. Hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra 1 tiết (45 phút)

III. Mục tiêu đánh giá: NỘI

DUNG

Năng lực chung

Biểu hiện thành phần năng lực vật lí

Năng lực của PISA

Câu hỏi 1

Cận thị

- NL tự học [1.1] Nêu được các đặc điểm của mắt cận thị và cách sửa.

[Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học

Câu hỏi 2:

Cận thị

- NL tự học [III.2] Đánh giá được ảnh hưởng của mắt cận với cuộc sống.

[Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học

Câu hỏi 3:

Cận thị

- NL tự học [III.2] Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến tật mắt cận. [Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học Câu hỏi 4: Cận thị - NL tự học - NL GQVĐ

[I.1] Nhận biết các khái niệm, đại lượng vật lí.

[I.2] Trình bày được các đại lượng vật lí ẩn trong bài.

[III.1] Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn. [Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học [T]. Toán học Câu hỏi 5: Cận thị - NL tự học - NL GQVĐ

[II.1] Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề đặt ra của bài toán.

[II.2] Phân tích vấn đề để nêu được hướng giải quyết.

[II.3] Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được các bước cần tiến hành đo độ cận tại nhà.

[Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học [T]. Toán học

[II.5] Viết, trình bày báo cáo và thảo luận cách đo độ cận thị tại nhà. [III.3] Đề xuất và thực hiện được phương pháp đo độ cận thị tại nhà.

Câu hỏi 6:

Cận thị

- NL tự học - NL GQVĐ

[I.5] Giải thích được mối quan hệ giữa các đại lượng.

[III.1] Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn. [Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học [T]. Toán học Câu hỏi 7: Cận thị - NL tự học - NL GQVĐ

[III.1] Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.

[Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học [T]. Toán học

IV. Đề kiểm tra:

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN Đề đánh giá năng lực theo tiếp cận PISA Trường THPT .. MÔN: Vật lí 11- Thời gian: 45p

Em hãy đọc kĩ các thông tin trong các bài viết dưới đây và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:

CẬN THỊ

Hình 2.6. Báo động tình trạng cận thị học đường

Cận thị thường gặp ở lứa tuổi học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở thời đại 4.0, việc sử dụng thiết bị điện tử ngày càng phổ biến, kết hợp với cường độ học tập cao khiến tỷ lệ cận thị ở học đường tăng.

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, khiến những tia sáng đi vào mắt và hội tụ tại một điểm không nằm trên võng mạc. Đây là căn bệnh liên quan đến thể thủy tinh của mắt, công suất hội tụ của giác mạc. Cận thị cũng có thể xảy ra

do giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Tình trạng cận thị lâu dài sẽ gặp các triệu chứng: khô mắt, cay, đau, ngứa, mỏi, mờ, nhức mắt,... Nghiêm trọng hơn, mắt dễ có nguy cơ mắc bệnh: đục dịch kính, thoái hóa, bong, tróc võng mạc,... nặng nhất là dẫn đến mù lòa.(Theo VNEXPRESS)

Câu hỏi 1: Hãy lựa chọn “đúng” hoặc “sai” ở bảng sau khi nói về đặc điểm

của mắt cận thị và cách sửa tật cận thị.

Mắt cận thị Đúng hay sai

1. Khi không điều tiết, thấu kính mắt có tiêu điểm nằm sau màng lưới.

Đúng/Sai 2. Nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa Đúng/Sai

3. Điểm cực viễn cách mắt 50cm Đúng/Sai

4. . Điểm cực cận gần mắt hơn so với mắt bình thường Đúng/Sai

5. Đeo TKHT để sửa tật Đúng/Sai

6. Cận thị nặng có thể bị lồi mắt Đúng/Sai

Câu hỏi 2: Mắt cận về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nào?

Câu hỏi 3: Em hãy nêu đầy đủ các nguyên nhân khiến tỷ lệ cận thị ở học

đường tăng.

Câu hỏi 4: “Mình bị cận từ năm 7 tuổi, tăng bình thường lớp 5 có 3 độ, lớp

9 là 10 độ, đến lớp 12 lên 16 độ và hiện tại là 19 độ. Càng ngày thấy mắt nhìn càng mờ, học hành thì sa sút do chậm hơn các bạn dù không phải là kém cỏi vì không thể nhanh nhạy bằng bạn bè được”, Cường kể.

(Nỗi khổ "khóc dở mếu dở" của 9x cận thị nặng tới 19 độ - Trích báo Dân Trí) Từ chi tiết Cường bị cận “19 độ”, em hãy liệt kê các thông tin quang học về kính cần đeo và mắt của bạn Cường?

Câu hỏi 5: Hãy trình bày phương án đo độ cận tại nhà với thước, một số

dụng cụ cần thiết và sự hỗ trợ khác.

Câu hỏi 6:

Hình bên mô tả mắt một người bị tật cận thị. Người này có mua một kính để sửa tật, nhưng khi đeo kính vào sát mắt thì hoàn toàn không nhìn thấy gì. Có thể kết luận thế nào về tiêu cự f của kính này? (Có giải thích)

A. Kính hội tụ có f > OCv. B. Kính hội tụ có f < OCC

V O   CV CC

C V (OC 0,5OC )

C. Kính phân kì có |f| > OCV D. Kính phân kì có |f| < OCC

Câu hỏi 7: Mắt của một người cận thị có điểm Cv cách mắt 20 cm. Người

này muốn thử đọc một quyển sách cách mắt 40 cm bằng cách không dùng kính cận mà dùng một TKPK có tiêu cự 15 cm. Vậy, để đọc được sách trên mà mắt không bị mỏi thì phải đặt TKPK cách mắt bao nhiêu?

2.3.3. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập (Phụ lục 3)

Các bài tập theo hướng tiếp cận PISA được sử dụng nhiều trong tiết ôn tập, luyện tập. Vì các bài tập này phần lớn có tính chất tổng hợp, nâng cao nhằm củng cố, vận dụng và phát triển các kiến thức và kỹ năng đã học.

2.3.4. Sử dụng khi tự học ở nhà

Với những nội dung kiến thức mang tính thực tiễn, liên quan đến đời sống như: vấn đề về môi trường, xã hội,... hoặc những nội dung kiến thức, kỹ năng đòi hỏicần có thời gian nghiên cứu dài hơn, GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu, thực hiện bài tập trước ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo tại lớp trong giờ ôntập, luyện tập.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích TNSP

Kết quả có được của TNSP là căn cứ để trả lời các câu hỏi:

- Sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA vào kiểm tra đánh giá sẽ giúp GV đánh giá được những năng lực nào đã hình thành và phát triển cho HS trong quá trình dạy học theo phát triển năng lực?

- Bài tập đánh giá năng lực theo tiếp cận PISA vận dụng vào quá trình dạy học có đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay không? Chất lượng dạy và học có được nâng cao hay không?

3.2. Đối tượng TNSP

- Hệ thống bài tập tiếp cận PISA phần “Quang học” Vật lí 11 THPT, - Học sinh lớp 11 trường THPT Nghi Lộc và Diễn Châu.

3.3. Phương pháp TNSP

- Chọn mẫu TNSP:

+ Xây dựng hai đề kiểm tra có nội dung và mức độ tương đương nhau, một đề sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA, một đề sử dụng các bài tập truyền thống,

+ Lớp TN là lớp 11A1 và lớp 11 A3 trường THPT Nghi Lộc và Diễn Châu, - Tổ chức thực hiện TNSP, lấy số liệu để so sánh, đối chứng.

3.4. Nội dung TNSP

- Tổ chức cho lớp TN làm 2 đề kiểm tra: đề TN và đề ĐC.

3.5. Kết quả TNSP

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO TIẾP cận PISA TRONG dạy học PHẦN QUANG học vật lí 11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 50 - 55)