Xóa án tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích theo luật hình sự việt nam (Trang 55 - 57)

Chương 2 : XÓA ÁN TÍCH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.2. XÓA ÁN TÍCH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

2.2.1. Xóa án tích

Điều 63 BLHS năm 1999 quy định:

Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các Điều từ 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận.

Nội dung Điều 63 BLHS năm 1999 đó chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản của BLHS, nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội quy định tại

khoản 5 Điều 3 BLHS, đó là: “Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích” [3].

Điều 63 BLHS năm 1999 sử dụng thuật ngữ “Kết án” thay cho thuật ngữ “can án” của BLHS năm 1985 hoặc dùng thuật ngữ “Xóa án tích” BLHS năm 1999 thay cho thuật ngữ “Xóa án” của BLHS năm 1985. Từ việc sửa đổi cụm từ như trên không những mang đến cho người đọc người nghiên cứu dễ hiểu hơn, mang tính pháp lý cao “kết án”, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, “Xóa án tích” được hiểu là xóa đi vết tích đã từng bị kết án của người phạm tội chứ không phải là việc xóa đi bản án mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội. Vết tích đó phát sinh từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đến khi được xóa án tích. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và chính sách hình sự của Nhà nước ta, để người đã bị kết án không còn mặc cảm với quá khứ tội lỗi của mình, tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng nên BLHS Việt Nam đã quy định chế định xóa án tích cho người bị kết án. Tuy nhiên bên cạnh giá trị mang tính nhân đạo sâu sắc đó thì xóa án tích cũng là biện pháp nhằm răn đe mang tính giáo dục đối với người bị kết án đó là: Để được xóa án tích, người bị kết án phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được làm đơn xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích hoặc đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích.

“Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án ra quyết định hoặc cấp giấy chứng nhận”.

Từ nội dung quy định nêu trên, cho thấy Luật hình sự Việt Nam đã đưa ra một quy tắc đối với người bị kết án đó là: kể từ thời điểm được xóa án tích, họ trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt pháp lý và không ai có thể căn cứ vào sự kiện họ từng bị kết án để có thể hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Khi người bị kết án đã được xóa án tích thì mọi giấy tờ về căn cước, lý lịch, nhân thân của người bị kết án đều không bị nhắc lại hoặc ghi nhận lại. Tuy nhiên, cũng giống như quy định tại Điều 52 BLHS năm 1985,

Điều 63 BLHS năm 1999 quy định: “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận”. Có thể đưa đến cách hiểu chưa

phù hợp về quy định này.

Cụ thể là: có quan điểm cho rằng, để được coi như chưa can án, chưa bị kết án người bị kết án bắt buộc phải được Tòa án cấp giấy chứng nhận xóa án tích. Từ đó dẫn đến có những trường hợp người được xóa án tích không cần xin giấy chứng nhận xóa án tích nhưng họ vẫn miễn cưỡng phải đến Tòa án xin giấy chứng nhận, từ đó dẫn đến Tòa án phải giải quyết các thủ tục phức tạp gây khó khăn cho cả người được cấp giấy chứng và Tòa án có thẩm quyết giải quyết việc cấp giấy chứng nhận. Từ thực trạng đó cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về xóa án tích với

tinh thần quy định “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án”. Đồng

thời thống nhất quy tắc đối với người đã được xóa án tích đó là: Kể từ thời điểm được xóa án tích, người được xóa án tích đó trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt tư pháp, mọi giấy tờ về căn cứ, lý lịch của người từng bị kết án đã được xóa án tích đều phải được ghi nhận là không có tiền án hoặc chưa bị kết án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa án tích theo luật hình sự việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)