Chính sách cơ cấu vùng:

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn pot (Trang 73 - 76)

II NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1 Chính sách cơ cấu vùng:

Do điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu của từng vùng Nhà nước có chính

sách cho phù hợp. Dựa vào điều kiện cụ thể của từng vùng mà Nhà nước đề ra

các chính sách kinh tế để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên của vùng đó. Cụ thể

như:

Cây Bông: Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Sơn La.

Cây Sắn: Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long,

Hà Tây, Thanh Hóa...

Cây Ngô: Hưng Yên, Hà Tây, Hà Giang, Nghệ An, Lai Châu...

Cây Lạc: Nghệ An, Thanh Hóa...

Cây Mía: Thanh Hóa, Nghệ An, Long An, Tây Ninh, Khánh Hòa, Quảng

Ngãi, Đồng Nai, Sóc Trăng.

Với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cây lương thực sang cây công

nghiệp phục vụ chế biến như nghị quyết đại hội TW IV đề ra là hiện nay để tiếp

Nhà nước đã đề ra các biện pháp để tận dụng tối đa khả năng trồng cây

công nghiệp phục vụ cho sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế như: cây mía

Ví dụ: phía Bắc tỉnh Thanh Hóa do điều kiện tự nhiên tại vùng đó vì lợi

ích kinh tế chỉ trồng cây mía là phù hợp với điều kiện ở đây, các cây trồng khác

trồng cũng được nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì vậy Chính phủ cho xây

dựng công nghiệp chế biến đường tại đây. Hiện nay công ty làm ăn có hiệu quả đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước đặc biệt là thay đổi cả một vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh.

1.2 Chính sách cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Nghị quyết hội nghị lần thứ V và lần thứ VIII của BCH TW Đảng (khóa

VII) và Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra là xây dựng quan hệ sản

xuất, phát triển lực lượng sản xuất, phương thức kết hợp giữa nông nghiệp với

công nghiệp, dịch vụ để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hoá công nghiệp và nông thôn vì mục đích “ dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh’’.

Xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất mới, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên các vùng kinh tế nông thôn, miền núi là những

vùng có rất nhiều tiềm năng về kinh tế chưa được giải phóng. Muốn thực hiện được vấn đề này là:

Một là: Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Mô hình hợp tác xã, nông trường quốc doanh

kiểu cũ không còn phù hợp với cơ chế mới.Cơ chế mới là quan hệ sản xuất định hướng theo kinh tế nhiều thành phần, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý hợp tác

xã mới phải như thế nào ? Hợp tác xã trong nông thôn sẽ ra sao ?

Hai là: Quy mô kinh tế hộ nông dân nước ta còn rất bé, điểm xuất phát

kém, công nghiệp sản xuất còn lạc hậu làm sao chuyển nông nghiệp lên nền sản

xuất hàng hóa lớn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn theo

nghị quyết hội nghị và đại hội đề ra.

Đổi mới trong nông nghiệp nông thôn đang là yêu cầu cơ bản và cấp bách

trong việc chuyển dịch cơ cấu công nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế vùng.

Chúng ta phải hợp tác nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể tham gia đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp và hộ nông dân. Mỗi thành phần kinh tế

có quy mô kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau , năng lực sản xuất và thế mạnh

đề ra. Các đơn vị kinh tế được tự chủ hợp tác lại với nhau. Thành phần kinh tế

quốc doanh không chỉ có nông trường quốc doanh làm nông nghiệp khi chuyển chính sách và cơ chế mới thì doanh nghiệp công nghiệp chế biến, doanh nghiệp

tín dụng, doanh nghiệp dịch vụ phải vận động đổi mới để liên kết hợp tác với

kinh tế hộ nông dân phát triển kinh tế vùng đặc biệt là trung du và miền núi

vùng sâu vùng xa.

Chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mở đường cho bước chuyển

giai đoạn của nông nghiệp và nông thôn nước ta. Bởi vì đặc điểm của các vùng trung du miền núi là trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển điểm xuất phát

thấp, năng lực sản xuất của kinh tế hộ còn rất nhỏ bé chỉ có sự liên kết hộ nông

dân với nhau và hợp tác xã hay tuyển lao động vào làm thủ công, thuần nông trong nông trường quốc doanh với sự quản lý tập trung, về thực chất chỉ là sự

cộng hợp các yếu tố đồng chất lại không thể tạo ra được thế và lực mới. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn của kinh tế miền núi năng suất thấp không tích luỹ, không tái

sản xuất giản đơn chậm phát triển. Chúng ta phải liên kết hợp tác (nông công

nghiệp) cùng tiến đến nông nghiệp hợp tác với công nghiệp, dịch vụ, tài chính tín dụng, kinh tế Nhà nước với kinh tế hộ nông dân để chuyển sang sản xuất

hàng hóa, giải phóng sức sản xuất càng mạnh càng đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét.

Hợp tác theo phương thức tự nguyện liên kết gắn bó với nhau được pháp

luật Nhà nước bảo hộ, dựa trên quy luật kinh tế thị trường. Hợp tác để khai hoang đất trống đồi núi chọc tạo ra vùng kinh tế mới, vùng đất mới theo nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau kinh nghiệm quản lý, cách làm, cùng nhau bảo vệ sản phẩm

của mình làm ra từ đó nông dân sẽ tự nguyện liên kết lại với nhau theo quan hệ

thân tộc, quan hệ hàng xóm, chọn người quản lý để thành đầu mối liên kết các nông trường quốc doanh, nhà máy với các tổ chức tài chính tín dụng.

Liên kết các tập thể nông dân với nền sản xuất xã hội ở đây là doanh nghiệp công nghiệp chế biến, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp tín dụng ngân

hàng. Sử dụng thế mạnh kinh tế của mình để nối các đơn vị kinh tế ngang, các

hộ nông dân theo địa bàn hình thành kinh tế dọc, thành vùng kinh tế mới trù phú. Từ đây nền sản xuất nông nghiệp đóng kín trong từng vùng bắt đầu được xã hội hóa và chuyển sang nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, nhất quán, lâu

dài theo chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xác lập quyền tự

chủ của hộ nông dân, quyền tự chủ của các doanh nghiệp Nhà nước.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nông nghiệp dịch vụ gắn sức

mạnh kinh tế Nhà nước với kinh tế hộ nông dân với điều kiện kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo để phát huy sức mạnh nền kinh tế đa thành phần đi lên theo hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn pot (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)