Tình hình THADS, cƣỡng chế THADS và những yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng biện pháp kê biên QSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh thái nguyên 03 (Trang 42 - 66)

dụng biện pháp kê biên QSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Tình hình THADS và cưỡng chế THADS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.1.1.1. Tình hình THADS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc. Diện tích tự nhiên 3.533,19 km2; nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 21o19’ đến 22o03’ vĩ độ Bắc và 105o29’ đến 106o15’ kinh độ Đông.

Thái Ngun có vị trí địa lý quan trọng, là miền đất nối liền khu Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Thái Nguyên phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Đơng giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp với thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Là mảnh đất có tài ngun thiên nhiên phong phú, giao thơng thuận lợi. Hệ thống giao thông nối liền các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc đi qua; Quốc lộ số 3 nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước. Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 40km.

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 06 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa ; 01 TX Phổ Yên và 02 TP, thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Cơng với 180 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Diện tích miền núi chiếm 71,18%. Dân số 1.155.991 người, mật độ dân số: 327 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số lớn nhất trong các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Thái Nguyên được xác định là trung tâm văn hóa - chính trị, kinh tế - xã hội của vùng trung du, miền núi Đơng Bắc. Tại đây, có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phịng có tầm chiến lược của đất nước: Khu công nghiệp Gang Thép, Khu công nghiệp Sông Công, Khu công nghiệp Samsung thị xã Phổ Yên và trên 30

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ Tư lệnh Quân khu I; nằm kề phía bắc thủ đơ Hà Nội...Thái Ngun với nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế lớn trong sự nghiệp phát triển KT - XH cả hiện tại và trong tương lai. [2, tr.10].

Từ một vị trí địa lý quan trọng trên cho nên tỉnh Thái Nguyên có tổng số các vụ việc đưa ra thi hành án cao nhất so với các tỉnh ở miền núi phía bắc, trong số đó có nhiều vụ, việc phức tạp phải cần có sự can thiệp của cơ quan THADS bằng các biện pháp cưỡng chế kê biên QSDĐ nhằm thi hành triệt để bản án, quyết định của tồ án có hiệu lực pháp luật.

Tình hình cơng tác THADS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chia thành các giai đoạn sau đây:

* Giai đoạn trước khi có Luật THADS năm 2008:

Trước năm 1993 cơ quan THADS là một bộ phận mằn trong hệ thống tòa án nhân dân, chánh án tòa án ra quyết định thi hành án, sau đó giao cho Chấp hành viên thi hành án, mọi sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ do chánh án thực hiện. Nhưng về công tác tổ chức do Bộ Tư pháp quản lý, như công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên ở địa phương do Sở Tư pháp làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Về hiệu quả công tác THADS thời gian này không cao, nhiều vụ án sau khi xét xử xong không được đưa ra thi hành án, lý do vì Chánh án vừa quản lý cơng tác xét xử vừa quản lý chỉ đạo cơng tác THADS cho nên dẫn đến tình trạng vừa đá bóng vừa thổi cịi, hoạt động THADS kém hiệu quả .

Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004 cơ quan THADS được tách khỏi hệ thống tòa án nhân dân trở thành hệ thống cơ quan thi hành án độc lập thuộc Bộ Tư pháp quản lý, cơ quan quản lý THADS ở trung ương có Cục thi hành án dân sụ thuộc Bộ Tư pháp, ở địa phương cấp tỉnh có Phịng THADS thuộc Sở Tư pháp quản lý, ở cấp huyện có Đội thi hành án thuộc Phịng Tư pháp quản lý. Cơ quan thi hành án gồm Phòng thi hành án ở cấp tỉnh và Đội thi hành án ở cấp huyện. Đến thời điểm này hệ thồng cơ quan THADS do Chính phủ quản lý cả về tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ. Sự thay đổi về tổ

chức cơ quan THADS khơng nằm trong hệ thống tồ án nhân dân đã khắc phục được tình trạng vừa đá bóng và vừa thổi cịi, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sau thời hạn là 30 ngày được chuyển sang cho cơ quan THADS ra quyết định thi hành án kịp thời. Trong giai đoạn này cơ quan THADS về tổ chức vẫn do Bộ Tư pháp quản lý thống nhất tên toàn quốc, ở địa phương do Sở Tư pháp quản lý. Nhưng về chuyên môn, nghiệp vụ lại được tổ chức theo chiều dọc, Cục THADS Bộ Tư Pháp thống nhất hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí hoạt động trên tồn quốc. Phịng thi hành án thuộc Sở Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn trong phạm vi tỉnh và các thành phố trực thuộc trưng ương. Nghĩa là cơ quan THADS chịu sự quản lý, chỉ đạo của 02 cơ quan. (một cơ quan quản lý về tổ chức và một cơ quan chỉ đạo về chun mơn, nghiệp vụ và kinh phí hoạt động) Cơ quan quản lý về tổ chức khi lập hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên thì lại khơng hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ của người được bổ nhiệm, do đó dẫn đến tình trạng, người được bổ nhiệm Chấp hành viên không làm được việc, người làm được việc thì lại khơng được bổ nhiệm Chấp hành viên. Mặt khác cơ quan quản lý về chun mơn, nghiệp vụ thì lại khơng có thẩm quyền đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên, dẫn việc phải nhận Chấp hành viên khơng có chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Tóm lại: Trong giai đoạn này hệ thống cơ quan THADS đã có sự đổi mới, nhưng chưa tác động lớn đến hoạt động THADS. Đặc biệt trong thời kỳ này Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN; nhiều các quan hệ về kinh tế phát sinh; mặt trái của cơ chế thị trường tác động; tội phạm gia tăng, thất nghiệp cũng gia tăng dẫn đến xuất hiện nhiều tranh chấp dân sự, kinh tế… Kết quả số vụ việc THADS thụ lý mới gia tăng theo tỉ lệ thuận [11, phu lục 3 - phụ luc 9]. Cộng thêm vào thời kỳ này do thiếu nhân lực, cho nên công tác tuyển dụng vào ngành ồ ạt khơng tính đến chất lượng mà chỉ chạy theo số lượng; một số nòng cốt được chuyển từ cơ quan tịa án sang trình độ chun mơn bình thường, thậm trí yếu kém; một số cơng chức được tuyển dụng từ bộ đội xuất ngũ, công an chuyển ngành, công nhân chuyển ngành; một số tuyển cả những học sinh cấp III vừa ra trường

chưa qua đào tạo … Hầu hết các cơng chức này là chưa có bằng đại học luật và chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức THADS không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước. Chính vì lý do trên nên cơng tác THADS chưa có triển biến, số lượng án tồn đọng ở mức cao.

Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008: Trong giai đoạn này về cơ cấu tổ chức của cơ quan thi hành án có thay đổi. Ở Trung ương có Cục THADS Bộ Tư pháp quản lý công tác THADS trên tồn quốc. Ở cấp tỉnh có THADS tỉnh thuộc Sở Tư pháp. Ở cấp huyện có THADS huyện thuộc Phịng tư pháp. Về tổ chức Sở Tư pháp vẫn được quản lý, nhưng đã có sự phân quyền trong tổ chức đó là việc bổ nhiệm Chấp hành viên phải có việc phải có ý kiến bằng văn của Trưởng THADS tỉnh là cơ quan quản lý về chuyên mơn, nghiệp vụ, trên cơ sở ý kiến đó, Sở Tư pháp mới tiếp tục làm quy trình để bổ nhiệm Chấp hành viên tiếp theo quy định của pháp luật. Sự thay đổi của hệ thống cơ quan THADS giai đoạn này bước đầu tạo cơ sở để THADS tách ra trở thành một ngành dọc sau này. Về công tác THADS trong giai đoạn này tỉ lệ án tồn đọng rất cao vì lý do sau đây:

Thứ nhất: Do quy định của Bộ luât hình sự năm 1999 quy định về những tội phạm liên quan đến ma túy đều quy định hình phạt tiền bắt buộc đối với bất kỳ ai phạm các tội về ma túy, khơng cần biết đối tượng đó có điều kiện về kinh tế hay khơng có điều kiện về kinh tế đều tuyên với mức hình phạt tiền tối thiểu là 20.000.000 đ (Hai mươi triệu đồng) tối đa là 100.000.000 đ ( Một trăm triệu đồng ). Do đó những bị án chỉ hút, trích ma túy thơi cũng bị phạt với số tiền quá lớn mà trên thực tế họ khơng có tài sản để thi hành án. Những loại việc ma túy này cứ dồn lại, tịch tụ thành án tồn đọng qua nhiều năm và lên đỉnh điểm vào năm 2008 ở tỉnh Thái Nguyên là 12.010 việc với số tiền là 97 tỉ đồng [10,11, phụ lục 1 và phụ lục 2].

Thứ hai: Do chất lượng cán bộ, công chức làm công tác thi hành vào giai đoạn này đang đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ chuyên môn cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, số lượng Chấp hành viên vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến số lượng việc tồn đọng nhiều.

Thứ ba: Về tổ chức, cơ quan quản lý chun mơn tuy đã tham gia vào quy trình bổ nhiệm Chấp hành viên, nhưng việc quyết định chính vẫn do Sở Tư pháp dẫn đến công tác bổ nhiệm Chấp hành viên còn chậm và chất lượng Chấp hành viên được bổ nhiệm vẫn cịn thấp, bổ nhiệm theo cảm tính, thiếu khoa học. Có những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc được Trưởng thi hành án tỉnh đề nghị bổ nhiệm, nhưng Sở Tư pháp không làm thủ tục bổ nhiệm, cho nên giai đoạn này số lượng Chấp hành viên được bổ nhiệm ít, thiếu Chấp hành viên theo chỉ tiêu của Bộ Tư pháp giao.

* Công tác THADS sau khi có Luật THADS 2008:

Trong giai đoạn này công tác THADS thay đổi về chất, theo quy định của Luật THADS năm 2008 hệ thống THADS được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương. Ở Trung ương có Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp quản lý cả về tổ chức, chun mơn, nghiệp vụ và kinh phí trong phạm vi cả nước. Ở địa phương có Cục THADS tỉnh quản lý về tổ chức, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn các chi cục THADS trong phạm vi toàn tỉnh. Các cơ quan THADS có Cục THADS ở cấp tỉnh và chi cục THADS ở cấp huyện thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Số việc thụ lý mới tăng cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008 số việc là 3818 việc đến hết năm 2014 số việc là 7188 việc tăng 188,2 % [12, phụ lục 3 và phụ lục 9]. Kể từ khi Luật THADS có hiệu lực pháp luật ngày 01/07/2009 là cơ sở quan trọng để tạo chuyển cơ bản trong cơng tác THADS, khắc phục được tình trạng tồn đọng án kéo dài; nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án, kỷ cương phép nước và tính nghiêm minh của pháp luật [30, trg.1]. Đồng thời góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của người được thi hành án, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của tòa án. Đến nay cơ quan THADS đạt nhiều thành tích đáng thích lệ như: Đội ngũ công chức về số lượng, chất lượng được nâng lên, hàng năm cơ quan THADS trong tỉnh Thái Nguyên hoàn thành một lượng án thụ lý mới lớn đồng thời thi hành giảm lượng án tồn đọng từ 7 - 10 % mỗi năm [11, phụ lục 3 - phụ lục 9]; số lượng Chấp hành viên được bổ nhiệm tăng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; vị thế của cơ quan

THADS được nâng nên, Cục THADS tỉnh là cơ quan trực tiếp báo cáo công tác THADS trước UBND và HĐND tỉnh hàng tháng, quý, năm và đột xuất, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước UBND và HĐND cùng cấp về công tác THADS trên địa bàn; công tác miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước được thực hiện trên quy mô lớn đến hiện tại đã giải quyết gần hết số lượng án ma túy tồn nhiều năm. Công tác áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên QSDĐ nói riêng cũng gia tăng theo [12, phụ lục 11]. Công tác THADS đang dần dần đáp ứng được tình hình đổi mới của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu cơng tác cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

2.1.1.2. Tình hình áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Tình hình áp dụng các biện pháp cưỡng chế: Trước khi Luật THADS có hiệu lực pháp luật, Theo Điều 37 của Pháp Lệnh THADS 2004 quy định Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây:

1. Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

3. Phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước;

4. Kê biên, xử l ý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;

5. Buộc giao nhà, chuyển QSDĐ hoặc giao vật, tài sản khác;

6. Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định.

Đến Luật THADS 2008 có sự thay đổi đáng kể theo Điều 71 quy định các Biện pháp cưỡng chế thi hành án:

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án;

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ;

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án;

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện cơng việc nhất định.

Điều 71 Luật THADS có một số điểm mới so với quy định trước như Điểm 4 quy định biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án là quy định mới; nhập hai biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 5 và 6 của Pháp lệnh làm một khoản 6 của Luật; bỏ khoản 3 của Pháp lệnh Phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước không phải là biện pháp cưỡng chế chuyển sang là biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 66 Luật THADS là phong tỏa tài sản, tạm giữ tài khoản giấy tờ và tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Ngồi ra Luật THADS cịn quy định chi tiết một số biện pháp cưỡng chế cụ thể như: Mục 3 cưỡng chế tài sản là tiền; Mục 4 cưỡng chế đối với tài sản là giấy tờ có giá; Mục 5 cưỡng chế đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ; Mục 6 cưỡng chế đối với tài sản là vật; Mục 7 cưỡng chế khai thác đối với tài sản, Mục 8 cưỡng chế đối với tài sản là QSDĐ; Mục 9 cưỡng chế trả vật, giấy tờ, chuyển QSDĐ; Mục 10 cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc phải thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định. Việc quy định trong Luật một số biện pháp cưỡng chế chi tiết cụ thể hợp với cơ chế thị trường, khi mà xuất hiện nhiều mối quan hệ pháp luật cần điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh thái nguyên 03 (Trang 42 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)