Phần III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRỰC TUYẾN CHỦ đề cơ CHẾ BIẾN dị ở cấp độ tế bào (Trang 46 - 66)

3.1. Kết luận

3.1.1. Kết quả thực hiện đề tài

Qua quá trình thực hiện hiện đề tài “ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ CƠ CHẾ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO” tại các trường THPT Diễn Châu, qua kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu, chúng tôi nhận thấy kết quả học tập qua bài kiểm tra đánh giá ở các lớp thực nghiệm cao hơn so với các lớp đối chứng. Từ đó, cho phép rút ra kết luận: HS ở các lớp thực nghiệm có khả năng nắm vững kiến thức hơn, phát triển tốt hơn các năng lực tự học.

Những kết quả đó chứng tỏ tổ chức dạy học chủ đề cơ chế biến dị ở cấp độ tế bào như trên là có hiệu quả và có tính khả thi. Khi tham gia học tập, HS không chỉ tích cực học tập mà còn chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực.

3.1.2. Hiệu quả của sáng kiến đối với công tác dạy học

Trong quá trình xây dựng và thực hiện đề tài chúng tôi nhận thấy đề tài đã đạt được một số hiệu quả đối với công tác dạy học như sau:

- Thiết kế chủ đề cơ chế biến dị ở cấp độ tế bào giúp HS phát triển các năng lực tự học và các năng lực đặc thù một cách hiệu quả hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, phù hợp với chương trình GDPT 2018. Vì vậy đề tài là một tài liệu cụ thể cung cấp cho GV tham khảo và áp dụng vào thực tiễn để nâng cao khả năng tiếp cận phương pháp và cách thiết kế chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực (đặc biệt là năng lực tự học) phù hợp với yêu cầu đổi mới và tình hình dịch bệnh Covid -19 phức tạp, các GV phải dạy học trực tuyến.

- Phương pháp dạy học theo chủ đề khi được bố trí phù hợp với tình hình dịch bệnh vẫn mang lại một không khí học tập sôi nổi. HS tích cực và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực. Quá trình học tập còn hướng tới việc đáp ứng nhu cầu học tập theo phong cách khác nhau ở mỗi cá nhân HS. Với phương pháp dạy học phù hợp đã giúp gắn nội dung dạy học môn học với thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của HS. Góp phần thực hiện định hướng giáo dục “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” của Đảng và Nhà nước.

- Đề tài đã giải quyết được các mục tiêu đề ra: Phân tích, xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề cơ chế biến dị ở cấp độ tế bào (Sinh học 12 cơ bản) bằng phương pháp theo hướng phát triển năng lực tự học cho HS khi dạy học trực tuyến. Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp tài liệu và ví dụ tham khảo về phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học để có thể áp dụng trong quá trình dạy học trực tuyến.

3.1.3. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khả năng mở rộng

Sáng kiến này đã được áp dụng tại 3 trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu trong năm học 2021 -2022. Một số nội dung trong chủ đề được áp dụng để bồi dưỡng HS giỏi.

Kết quả thực nghiệm ở các đơn vị trường học khác nhau trên địa bàn huyện Diễn Châu đều cho kết quả ở lớp thực nghiệm kết quả cao hơn lớp đối chứng. Những kết quả đó chứng tỏ tổ chức dạy học chủ đề cơ chế biến dị ở cấp độ tế bào như trên là có hiệu quả và có tính khả thi.

Qua đây, tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm này có thể được góp ý và tiến hành giảng dạy ở các lớp 12 khác nhau trên địa bàn để làm cơ sở cho việc xây dựng phương pháp dạy học trực tuyến một cách hợp lý.

3.1.4. Bài học kinh nghiệm

- Trước khi soạn bài lên lớp cần phải xác định được mục tiêu, nội dung và trọng tâm chủ đề một cách chính xác. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học phù hợp với chủ đề.

- Cần có kế hoạch tổ chức, chia nhóm một cách khoa học và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm, phải kiểm tra thường xuyên công tác chuẩn bị, công tác thực hiện của nhóm để đôn đốc các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

- Trong quá trình dạy học chủ đề, khi dạy học trực tuyến GV không nên đưa quá nhiều nội dung kiến thức trong một tiết học, nên chú ý vào các nội dung trọng tâm, khuyến khích HS về nhà tự nghiên cứu, tập trung vào việc cho HS hợp tác trao đổi thông tin, đánh giá lẫn nhau, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn.

- Ngoài ra, GV cần khuyến khích để HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. HS tự đặt ra các tình huống có vẩn để nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.

Tóm lại, để dạy học chủ đề bằng hình thức dạy học trực tuyến có hiệu quả cao thì GV cần định hướng tốt kế hoạch từ khâu chuẩn bị trước giờ học (HS tự học trên học liệu, hoàn thành PHT trước khi kết nối trực tiếp); Báo cáo kết quả của nhóm, trao đổi, thảo luận khi kết nối trực tiếp trên phòng học zoom; Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn…khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để HS có cơ hội được làm việc, được hợp tác và sáng tạo trong quá trình học tập.

3.2. Kiến nghị

Để dạy học trực tuyến thật sự đem lại hiệu quả cao và đáp ứng được yêu cầu dạy học mới trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp, chúng tôi mạnh dạn đề xuất thêm một vài ý kiến sau:

3.2.1. Đối với học sinh

- Rèn luyện khả năng tự lập trong học tập (cần chủ động đọc bài, soạn bài trước mỗi tiết học, buổi học). Tập thói quen vào phòng học trước 5- 10 phút để tránh các sự cố xảy ra do nghẽn mạng, do đường truyền không ổn định...

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập (bút, vở ghi, SGK); Thiết bị học (điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe) trước khi chuẩn bị vào tiết học.

- Tạo nhóm học tập trên Zalo, messenger để chia sẻ, giải đáp thắc mắc nội dung bài học…

- Chọn cho bản thân góc học tập, không gian yên tĩnh thoải mái phù hợp với ngôi nhà của mình; Sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng và dễ lấy khi cần. Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài học.

- Cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc khi tham gia học trực tuyến.

3.2.2. Đối với giáo viên

- Không có một phương pháp dạy học nào là toàn năng mà chỉ có phương pháp dạy học phù hợp với nội dung vấn đề cần dạy nên việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu kết hợp học hỏi từ đồng nghiệp và cập nhật kiến thức về phương pháp dạy học phù hợp với HS phải là thường xuyên và liên tục. Để đáp ứng được yêu cầu của dạy học trực tuyến, GV cần:

- Tự trang bị cho mình kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học, sử dụng thành thạo các phần mềm, hệ thống dạy học trực tuyến. Ngoài ra, có thể lựa chọn một trong các hình thức như dạy thông qua trực tuyến, qua online, qua nhóm zalo, messenger, facebook...

- Chuẩn bị các hoạt động dạy học cũng như các trò chơi, video clip với các hoạt động khởi động vui nhộn tạo bầu không khí thoải mái trong lớp học. GV luôn cài chế độ hình ảnh nổi lên màn hình chính, luôn tương tác với HS, ghi nhận và khen thưởng trong quá trình dạy học. Qua đó, tạo mối thân thiện giữa GV và HS, hướng dẫn HS cần chậm hơn bình thường, tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho HS vì nó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập...

3.2.3. Đối với nhà trường

- Điều tra, khảo sát HS khả năng đáp ứng yêu cầu học trực tuyến về thiết bị học tập, tâm thế chuẩn bị học tập, cần trang bị cho HS những kỹ thuật để duy trì sự hứng thú, sự tập trung trong học tập trực tuyến cũng như cách thức cân bằng sức khỏe tinh thần và thể chất trong bối cảnh học tập trực tuyến.

- Xây dựng hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin (như máy tính, camera), đường truyền, dịch vụ internet, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho GV khi dạy học trực tuyến.

- Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, GV, HS) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học. Hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho GV kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng bộ môn.

- Nhà trường, các thầy cô giáo cần phối hợp tốt với phụ huynh HS để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ huynh khi các em HS học tập tại nhà. Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, các thầy cô giáo cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp.

3.2.4. Đối với cha mẹ học sinh

- Cha mẹ luôn đồng hành, làm tốt công tác tư tưởng cho các em đối với việc học trực tuyến để HS hiểu rõ, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để tham gia học tập.

- Tạo không gian yên tĩnh, cố định, nên loại bỏ tất cả những đồ vật gây phiền nhiễu và mất tập trung như ti vi, đồ chơi, vật nuôi… ra khỏi tầm mắt của HS. - Cần rèn nền nếp học tập tự lập, động viên, khen ngợi tạo sự hưng phấn trong học tập cho HS. Ngoài ra, cha mẹ còn phải chủ động tìm hiểu công nghệ thông tin, phương pháp sư phạm giúp các em sử dụng thành thạo, an toàn các thiết bị học trực tuyến.

- Thường xuyên, cập nhật kiến thức chăm sóc con cái đúng cách trong mùa dịch, tạo bầu không khí tâm lý thoải mái trong gia đình.

Cách dạy học trực tuyến chỉ có hiệu quả nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, GV, HS và cha mẹ HS. Để hoạt động dạy học thực sự chất lượng, trước mắt GV và HS phải thay đổi, thích nghi và tìm ra các cách dạy học trực tuyến hiệu quả, tối ưu nhất. Hy vọng trong tương lai, hình thức dạy học trực tuyến sẽ thực sự trở thành xu thế để thế hệ trẻ có thể tiếp cận cách học mới, giáo dục các em HS trở thành người công dân toàn cầu.

Trên đây là những kết quả đạt được còn mang tính chủ quan của chúng tôi trong môi trường thực nghiệm cụ thể (trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, trường THPT Diễn Châu 3, trường THPT Diễn Châu 5). Chắc chắn trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi còn có thiếu sót và vấn đề đặt ra cũng có điều cần bàn. Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý anh chị đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và có thể đưa vào áp dụng đại trà.

Chúng tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do chúng tôi tự viết.

Diễn Châu, ngày 20 tháng 4 năm 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách tham khảo

1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn. Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản. NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn. Sách giáo viên sinh học 12 cơ bản. NXB Giáo dục.

3. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học lớp 12. NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Đặng Hữu Lanh (Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Mai Sỹ Tuấn. Bài tập sinh học 12. NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Tán Ngọc (Chủ biên), Huỳnh Thị Thúy Hồng, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thị Vũ Thủy. Bài tập Sinh học 12 nâng cao. NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng. Sách giáo khoa sinh học 12 nâng cao. NXB Giáo dục.

7. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền - Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Phạm Lê Phương Nga, Vũ Trung Tạng. Sách giáo viên sinh học 12 nâng cao. NXB Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng tăng cường năng lực dạy học trực tuyến (dành cho giáo viên trung học).

Tài liệu mạng:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2021, Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

2. https://sinhhoc247.com/

3. https://www.hcmcpv.org.vn/ tin-tuc/ 4. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/ 5. https://www.giaoduc.edu.vn/

PHỤ LỤC 1: CÁC HÌNH ẢNH VỀ CẤU TRÚC NST, ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST, ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

Hình 3. Cấu trúc hiển vi của NST

Hình 5. Một số thể đột biến cấu trúc NST

Hình 7. Hội chứng Turner và hội chứng Down

Hình 9. Cơ chế phát sinh đột biến đa bội

PHỤ LỤC 2. BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 1. Thời gian, địa điểm, thành phần:

-Địa điểm:………

-Thời gian: từ….giờ….đến….giờ….Ngày…..tháng….năm…. -Nhóm:……….; Lớp:……

-Các thành viên vắng mặt:…

2. Nội dung công việc:

……….

3. Bảng phân công cụ thể:

TT Họ và tên Công việc được giao Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4. Kết quả làm việc: ……….…………

5. Thái độ tinh thần làm việc:

……….……… 6. Đánh giá chung: ……….……… 7. Ý kiến đề xuất: ……….……… Thư kí Nhóm trưởng

PHỤ LỤC 3. ĐÁP ÁN CÁC PHIẾU HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu hình thái NST

Nội dung Trả lời

Hãy điền cụm từ thích hợp vào dấu…. để hoàn thiện kiến thức về khái niệm nhiễm sắc thể?

NST là cấu trúc mang gen của tế bào, có khả năng bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính.

Trạng thái tồn tại của NST trong tế bào sinh dưỡng 2n là gì?

Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước, trình tự các gen (bộ NST lưỡng bội của loài).

NST có thể có những hình dạng nào?

Hình dạng: Chữ V, hình hạt, hình que… NST được quan sát rõ nhất ở kỳ

nào của nguyên phân?

NST được quan sát rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân.

NST được chia thành những loại nào?

NST gồm 2 loại: NST thường và NST giới tính.

Nêu đặc trưng về bộ NST của mỗi loài?

Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc.

Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu cấu trúc hiển vi, siêu hiển vi và chức năng của NST

Nội dung Trả lời

Tế bào sinh vật nhân sơ có NST hay không? Vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ là gì?

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRỰC TUYẾN CHỦ đề cơ CHẾ BIẾN dị ở cấp độ tế bào (Trang 46 - 66)