KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM CHỦ đề bài học máy PHÁT điện XOAY CHIỀU ĐỘNG cơ KHÔNG ĐỒNG bộ BA PHA CHƯƠNG TRÌNH vật lý 12 (Trang 51)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi thực hiện và triển khai áp dụng đề tài, tôi đã làm rõ và đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, tôi đã làm rõ được cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM, thực trạng của việc dạy học trải nghiệm STEM cũng như những thuận lợi và khó khăn ở địa phương tôi khi áp dụng và triển khai.

Thứ hai, từ cơ sở lý luận và thực trạng, đề tài đã nêu rõ tính cần thiết và cấp

bách của dạy học trải nghiệm STEM, tôi đã đưa ra giải pháp thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM vào chủ đề bài học Máy phát điện xoay chiều- động cơ điện không đồng bộ ba pha. Các biện pháp và giải pháp tôi đưa ra rất thiết thực, đều hướng tới vai trò hoạt động trải nghiệm của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức và vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn, có thể áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với địa phương và phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh, hướng tới chương trình GDTHPT mới. Tuy những biện pháp mà tôi đưa ra không phải hồn tồn mới, nhưng hiện nay một số khơng nhỏ giáo viên vẫn chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa và những lợi ích mà dạy học trải nghiệm STEM mang lại. Vì thế tơi mong muốn với đề tài mà tôi đã thực hiện được đông đảo giáo viên quan tâm, vận dụng để phát huy tốt vai trị của bộ mơn thực nghiệm vật lý.

Thứ ba, đề tài có tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng đề tài thông qua

các số liệu khảo sát. Đề tài đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, thông qua các hoạt động trải nghiệm và chế tạo sản phẩm STEM đã khơi dậy các em học sinh niềm đam mê sáng tạo và u thích bộ mơn Vật lý. Ngồi kiến thức và kĩ năng cần thiết có trong chương trình SGK, đề tài còn mang lại hiệu quả trong việc phát triển các năng lực, phẩm chất toàn diện cho các em học sinh. Các kết quả đạt được của đề tài cũng là minh chứng cho hiệu quả áp dụng phương pháp dạy học định hướng STEM ở trường phổng thông, phù hợp với bộ môn thực nghiệm Vật lý. Tôi hi vọng đề tài là nguồn tư liệu cho các giáo viên tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng STEM nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Thứ tư, tơi đã làm rõ tính mới mẻ và phát triển của đề tài. Đề tài sáng kiến

kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM về chủ đề bài học Máy phát điện xoay chiều - động cơ điện là một đề tài hồn tồn mới. Trong đó, tơi đã tổ chức đưa ra giải pháp giảng dạy kiến thức về Máy phát điện xoay chiều lồng ghép với hướng dẫn định hướng các em vấn đề mang tính thời sự cấp bách như: máy phát điện với vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, từ đó thơi thúc các em tìm ra ý tưởng sáng tạo, giải pháp chế tạo sản phẩm STEM Máy phát điện từ năng lượng sạch và sản phẩm tái chế phù hợp với địa phương mình nhằm giáo dục

ý thức bảo vệ mơi trường và hướng nghiệp. Đây chính là những điểm mới mẻ mà tôi đã thực hiện trong đề tài.

2. Kiến nghị

- Đối với giáo viên: Không ngừng học tập, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm

từ các đồng nghiệp, tích luỹ chun mơn, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tự học và tự bồi dưỡng thường xuyên các Module đại trà (Tập huấn ETEP về chương trình Giáo dục tổng thể 2018). Nắm rõ và thực hiệt tốt các công văn của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục Nghệ An về triển khai phương pháp dạy học tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM, dạy học tích hợp liên mơn, dạy học dự án… chuẩn bị tốt nhất cho chương trình GDTHPT mới.

- Đối với nhà trường: Ln khuyến khích các giáo viên tăng cường đổi mới

phương pháp dạy học, hỗ trợ một phần kinh phí và tư vấn, định hướng cho các hoạt động trải nghiệm STEM. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho dạy học: Tivi, máy chiếu, máy vi tính….Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá về hoạt động trải nghiệm các môn học, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường như: ngày hội STEM, sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp trường.

- Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Tăng cường công tác tập huấn các nội

dung về hoạt động trải nghiệm, STEM cho các giáo viên để các nắm rõ thực hiện. Tuyên truyền và chia sẻ những hoạt động về giáo dục hoạt động trải nghiệm STEM của một số trường điển hình để các giáo viên ở trường THPT tham khảo, học tập kinh nghiệm. Song song với cuộc thi Sáng tạo khoa học cấp tỉnh, tôi mong Sở Giáo dục có tổ chức một cuộc thi về giáo dục STEM cấp THPT toàn tỉnh để giáo viên và các trường THPT có hướng phát triển và tiếp cận hơn nữa về giáo dục STEM này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM, nhưng do đây là hướng tiếp cận mới, cơ sở vật chất nhà trường cịn nhiều thiếu thốn, thời gian chương trình học hạn chế nên chăc chắn đề tài của tơi cịn nhiều thiếu sót. Tơi mong nhận được sự góp ý từ các ban lãnh đạo, thầy cơ và đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Phước Muội (2018), Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua hoạt động câu lạc bộ và sử dụng cơ sở vật chất phịng thí nghiệm ở trường trung học. Tạp chí khoa học giáo dục – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

[2] Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Chương trình ETEP- Trường Đại học sư phạm Hà Nội (2019), Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thơng- Chương trình tổng thể 2018.

[4] Số: 3089/BGDĐT-GDTrH (2020), V/v triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Bộ Giáo dục và đào tạo.

[5] Số: 1602/SGD&ĐT-GDTrH, V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020, Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an.

[6] Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh. (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam.

[7] Bộ giáo dục và đào tạo, Vật lý 12, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo.

[8] Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên Vật lý 12, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo.

PHỤ LỤC 1.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU- ĐỘNG CƠ

KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA VẬT LÝ 12

Ảnh 1. Học sinh hoạt động trải nghiệm thực tế tìm hiểu cấu tạo của máy phát điện

Ảnh 2: Các nhóm HS thực hiện làm sản phẩm STEM về máy phát điện sau các giờ

học chính khố

Ảnh 4: Từ ý tưởng sản phẩm STEM, học sinh chế tạo máy phát điện gió lưu trữ

độc lập lắp đặt trên ban công thắp sáng bóng đèn cơng suất nhỏ, chạy router wifi, laptop học online…phòng sự cố khi mất điện và sửa chữa những hỏng hóc đơn giản ở quạt điện

PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (Khảo sát kết quả học tập sau tác động của đề tài)

Câu 1: [NB] Các quạt trần, quạt bàn mà ta thường dùng trong cuộc sống là

A. Động cơ điện một chiều. B. Động cơ không đồng bộ một pha. C. Động cơ không đồng bộ ba pha. D. Một loại động cơ khác.

Câu 2: [NB] Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường khơng đổi thì tốc độ quay của rôto

A. lớn hơn tốc độ quay của từ trường. B. luôn bằng tốc độ quay của từ trường.

C. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng. D. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

Câu 3: [TH] Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra

có biểu thức e220 2cos100t0,25(V). Giá trị hiệu dụng của suất điện động này là

A. 220 2V B. 110 2V C. 110V D. 220V

Câu 4: [TH] Suất điện động cảm ứng do một máy phát điện xoay chiều một pha

tạo ra có biểu thức e110 2cos100t (V) ( t tính bằng s). Tần số của suất điện động này là

A. 100π Hz. B. 50 Hz. C. 100 Hz. D. 50π Hz. Câu 5. [TH] Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rơto và số cặp

cực là p. Khi rôto quay đều với tốc độ n (vịng/s) thì từ thơng qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số (tính theo đơn vị Hz) là

A. 60pn B. 60

pn

C. pn D. p n

60

Câu 6: [NB] Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay chiều để đo điện

áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí nào?

A. ACA B. DCA C. DCV D. ACV

Câu 7. [NB] Máy phát điện xoay chiều một pha có roto là phần ứng và máy phát

điện xoay chiều ba pha giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Đều có phần ứng quay, phần cảm có định. B. Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngồi.

C. Đều có ngun tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

D. Trong mỗi vịng quay của Rơ-to, suất điện động của máy đều biển thiên tuần

hoàn hai lần.

Câu 8. [VD] Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có diện tích 60 cm2, quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vng góc với trục quay và có độ lớn 0,4 T. Từ thơng cực đại qua khung dây là

A. 1,2.10–3 Wb. B. 4,8.10–3 Wb. C. 2,4.10–3 Wb. D. 0,6.10–3 Wb.

Câu 9. [VD] Về mặt kĩ thuật, để giảm tốc độ quay của rôto trong máy phát điện

điện xoay chiều một pha có p cặp cực quay với tốc độ 750 vòng/phút. Dòng điện do máy phát ra có tần số 50 Hz. Số cặp cực của rơto là

A. 2. B. 1. C. 6. D. 4.

Câu 10. [VDC] Hai máy phát điện xoay chiều một pha đang hoạt động bình thường và tạo ra hai suất điện động có cùng tần số f. Rơto của máy thứ nhất có p1 cặp cực và quay với tốc độ n1 = 1800 vịng/phút. Rơto của máy thứ hai có p2 = 4 cặp cực và quay với tốc độ n2. Biết n2 có giá trị trong khoảng từ 12 vòng/giây đến 18 vòng/giây. Giá trị của f là

A. 60 Hz. B. 48 Hz. C. 50 Hz. D. 54 Hz. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp

án

PHỤ LỤC 3.

PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA

THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM STEM TẠI TRƯỜNG THPT (Dành cho Giáo viên)

Tôi là:……………………………… Giáo viên Vật lý trường THPT………………

Kính gửi q Thầy/cơ giáo!

Tơi đang nghiên cứu đề tài đổi mới phương pháp dạy học. Để có số liệu khách quan, xin thầy/cơ vui lịng cho tơi biết một số ý kiến về các câu hỏi dưới đây. Các thông tin mà thầy/cô cung cấp chỉ dùng để nghiên cứu khoa học. Rất mong các thầy/cô hợp tác và giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn!

Họ và tên thầy/cô:……………………. Giáo viên trường THPT…………………... Xin Thầy/cô trả lời các câu hỏi sau bằng đánh dấu (x) vào các ô trả lời của câu hỏi. Câu hỏi 1: Thầy cơ có quan tâm hoặc nghe đến phương pháp giáo dục STEM? TT Thầy cơ có quan tâm hoặc nghe đến phương pháp giáo dục

STEM?

Ý kiến

1. Không quan tâm 2. Mới chỉ nghe nói đến 3. Rất muốn tìm hiểu 4. Đang tìm hiểu 5. Đang nghiên cứu 6. Đang dạy về STEM

Nếu thầy/cô đang dạy hoặc đã từng dạy về STEM, xin vui lòng trả lời tiếp câu hỏi 2

Câu hỏi 2: Thầy cô đã từng triển khai hình thức tổ chức giáo dục STEM nào trong

quá trình dạy học của mình?

Thầy/cơ đã thực hiện hình thức giáo dục STEM nào? Ý kiến Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM

Hoạt động trải nghiệm STEM

Hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật

PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA VỀ SỰ U THÍCH MƠN HỌC VÀ TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM STEM MÔN VẬT LÝ

CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT (Dành cho Học sinh)

Thầy/cô là:………………………… Giáo viên Vật lý trường THPT………………

Các em học sinh thân mến!

Để có số liệu khách quan trong việc tìm hiểu ý kiến về sự u thích mơn học Vật lý và trải nghiệm STEM môn Vật lý của các em, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học của Thầy/cô, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Họ và tên HS:…………………………Lớp………Trường THPT…………………. Các em vui lòng đánh dấu (x) vào bảng và trả lời câu hỏi mở.

Câu hỏi 1: Em có u thích bộ môn Vật lý không? Lý do tại sao lại yêu thích hoặc khơng u thích?

Thái độ u thích mơn học Vật lý Ý kiến Rất thích

Thích

Bình thường Khơng thích

Lý do tại sao các em lại rất thích/thích/bình thường/khơng u thích?

……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Câu hỏi 2. Các em vui lòng cho biết ý kiến của mình vào bảng sau bằng cách đánh dấu (x) vào cột ý kiến

TT Nội dung khảo sát Ý kiến

Có Bình

thường

Khơng 1. Theo em, kiến thức Vật lý có quan

trọng trong đời sống thực tiễn khơng?

Có Bình

thường

Khơng 2. Em có sử dụng kiến thức Vật lý trong

đời sống hằng ngày khơng?

thích thường thích thức Vật lý trong thực tiễn khơng?

Rất thích Khơng thích 4. Em có muốn cùng với bạn bè trải

nghiệm kiến thức vật lý vào thực tiễn không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng có 5. Em có được Thầy/cơ giao nhiệm vụ trải

nghiệm chế tạo các sản phẩm trong bài học Vật lý sau giờ học trên lớp không?

PHỤ LỤC 4.

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM (Dành cho học sinh)

Dự án: Thiết kế mơ hình, chế tạo máy phát điện xoay chiều đơn giản sử dụng nguồn năng lượng sạch

I. Mục đích và yêu cầu 1. Mục đích

- Chế tạo thành cơng một máy phát điện xoay chiều đơn giản, thắp sáng ngôi nhà, phục vụ cho hoạt động trải nghiệm STEM của bài học: Máy phát điện xoay chiều- động cơ không đồng bộ ba pha.

- Rèn luyện các kĩ năng cần thiết: hợp tác, tìm kiếm thơng tin, thuyết trình…. và ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

2. Yêu cầu

- Các nhóm thực hiện dự án nghiêm túc, trung thực, khách quan

II. Phân công nhiệm vụ

Các nhóm tự bầu và phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên theo bảng sau: Nhóm……………

TT Họ và tên Chức vụ Vai trò

1. Trưởng nhóm Tổ chức chung, phụ trách bài thuyết trình

2. Thư kí Ghi chép nội dung

3. Thành viên Mua hoặc tìm kiếm vật liệu 4. Thành viên Phô tô tài liệu (nếu có) 5. Thành viên Phụ trách bản vẽ ý tưởng 6. Thành viên Phụ trách bản báo cáo poster

7. …………………

Lưu ý: Các vai trị là dự kiến, có thể thay đổi trong q trình triển khai cơng việc của nhóm.

III. Tìm hiểu kiến thức

Các nhóm tìm hiểu kiến thức của những bài học sau trước khi làm sản phẩm - Bài 23. Từ thông. Cảm ứng điện từ - Vật lý 11

- Bài 12. Đại cương về dòng điện xoay chiều – Vật lý 12 - Bài 17. Máy phát điện xoay chiều – Vật lý 12

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM CHỦ đề bài học máy PHÁT điện XOAY CHIỀU ĐỘNG cơ KHÔNG ĐỒNG bộ BA PHA CHƯƠNG TRÌNH vật lý 12 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)