Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 63 - 68)

1.2.1 .Quỹ đại chúng

2.10. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà

của nhà đầu tƣ chứng khoán tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam

2.10.1. Ưu điểm

Từ những nội dung nêu trên cho thấy pháp luật Việt Nam đƣa ra đƣợc một hệ thống tƣơng đối đầy đủ về các biện pháp bảo về nhà đầu tƣ khi tham

gia quỹ đầu tƣ chứng khoán tại Việt Nam. Các biện pháp bảo vệ nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam nhìn chung đã đề cập đƣợc mọi khía cạnh về quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán nhƣ cụ thể.

Chính nhờ sự kiện toàn của hệ thống các biện pháp bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tƣ đồng thời cũng có hành lang pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các loại quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty quản lý quỹ mà số lƣợng công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tƣ chứng khoán tại Việt Nam trong những năm trở lại đây tăng nhanh. Hiện nay đã có 48 công ty quản lý quỹ và 24 quỹ đầu tƣ chứng khoán [31].

Mặc dù vậy xét từng biện pháp thì pháp luật vẫn cần có sự thay đổi, cải cách cho phù hợp vì vẫn còn những bất cập đƣợc phân tích dƣới đây.

2.10.2. Hạn chế

Tuy rằng pháp luật Việt Nam hiện đã xây dựng đƣợc một hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ tƣơng đối toàn diện mặc dù vậy vẫn còn nhiều rủi ro chƣa kiểm soát và hạn chế đƣợc. Các biện pháp hiện hành chủ yếu mới chỉ kiểm soát và hạn chế đƣợc đối với các loại rủi ro nhƣ rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ. Những loại rủi ro còn lại vẫn chƣa có biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế thích hợp. Ví dụ nhƣ khi thị trƣờng chứng khoán bị khủng hoảng, hoặc chịu tác động xấu từ sự khủng hoảng của nền kinh tế hoặc chịu tác động xấu từ chiến tranh, thiên tai, dịch họa … thì đi kèm theo đó là việc chứng khoán nói chung, chứng chỉ quỹ nói riêng bị giảm giá, giảm tính thanh khoản. Vì vậy giá trị quỹ suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay pháp luật chƣa đƣa ra đƣợc biện pháp hữu hiệu nào nhằm giảm thiểu rủi ro này cho nhà đầu tƣ.

Một vấn đề bức xúc đƣợc đặt ra nữa là năng lực của các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam cũng là một câu hỏi lớn khi quyền đƣợc hƣởng lợi -

quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà đầu tƣ luôn không đƣợc đảm bảo.

Quyền hƣởng lợi nhuận của nhà đầu tƣ khi tham gia giao dịch chứng chỉ quỹ không đạt đƣợc vì giá bán chứng chỉ quỹ luôn nhiều khi thấp hơn giá trị tài sản thuần (NAV) của quỹ [15].

Nhiều quỹ đầu tƣ còn thua lỗ nghiêm trọng, đơn cử nhƣ quỹ Tầm nhìn SSI (SSIVF) lỗ 10%, quỹ Thành Việt lỗ 80%, sau khi kết thúc hoạt động, nhà đầu tƣ của quỹ Thành Việt chỉ nhận đƣợc 20% tổng vốn góp [35]. Vì vậy quyền đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động của quỹ của nhà đầu tƣ cũng suy giảm đáng kể.

Ngoải ra, quyền đƣợc hƣởng các lợi ích và tài sản đƣợc chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tƣ chứng khoán cũng không đƣợc đảm bảo trong hoàn cảnh thanh lý tài sản quỹ vô cùng khó khăn. Sát ngày chấm dứt hoạt động, danh mục của SSIVF vẫn còn rất nhiều cổ phiếu chƣa thể thanh lý [36]. Quỹ ICV (Indochina Capital Vietnam) – một quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam còn mất 2 mà chƣa thanh lý xong tài sản [37]. Một số quỹ đầu tƣ chứng khoán cũng đến hạn ngừng hoạt động dự định chia cổ phiếu trong danh mục đầu tƣ của mình cho nhà đầu tƣ theo tỷ lệ vốn góp [37]. Nhƣng vấn đề là những cổ phiếu này đều trong tình trạng thanh khoản kém. Vì vậy tài sản của nhà đầu tƣ bị sụt giảm rất nhiều.

Năng lực của các công ty quản lý quỹ bị đánh giá thấp đến mức mặc dù năm 2013 có một số quỹ vẫn có lãi song theo chuyên gia kinh tế độc lập Lê Đạt Chí, đa số thành quả của các quỹ đầu tƣ chƣa phải là do nỗ lực quản lý danh mục mà một phần phụ thuộc vào yếu tố may mắn của thị trƣờng. "Tôi đã quan sát thị trƣờng 6 năm qua và thấy thành quả của các quỹ đầu tƣ ở Việt Nam chủ yếu đến từ sự hên xui trên thị trƣờng, không phải do nỗ lực quản lý danh mục. Nếu thuận buồm xuôi gió thì danh mục của họ có lợi" [28].

Bên cạnh đó sự tuân thủ pháp luật của các công ty quản lý quỹ vẫn còn chƣa cao. Khảo sát khoảng thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2013 đã có 10 vụ vi phạm hành chính bị xử lý (trong khi tổng số công ty quản lý quỹ là 48 công ty). Các sai phạm chủ yếu là không công bố thông tin theo quy định, không xây dựng quy trình nghiệp vụ, không lƣu trữ chứng từ theo quy định pháp luật, thậm chí còn có các lỗi nghiêm trọng nhƣ cho ngƣời liên quan vay vốn, không giao tài sản của quỹ cho ngƣời có năng lực phụ trách, hoạt động không đúng với nội dung giấy phép [26].

Có nhiều nguyên nhân chính dẫn tới những tồn tại trên đây, cụ thể: Thứ nhất, là hoạt động quản lý, thanh tra, giảm sát của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với hoạt động của quỹ đầu tƣ chứng khoán và công ty đầu tƣ chứng khoán còn chƣa hiệu quả.

Thứ hai, do chính những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ chƣa thực sự đi vào đời sống.

Thứ ba, do ý thức tuân thủ pháp luật của công ty quản lý quỹ còn chƣa cao. Thứ tƣ, do ý thức tự bảo vệ của nhà đầu tƣ còn thấp vì chƣa nhận thức hết đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng nhƣ các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ năm, do thị trƣờng chứng khoán nói riêng và tình hình kinh tế Việt Nam nói chung đang trong giai đoạn khủng hoảng nên ảnh hƣởng không tốt tới tình hình hoạt động của các quỹ đầu tƣ chứng khoán.

Từ những thực trang trên đây cho thấy hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ chứng khoán khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam là một vấn đề hết sức bức xúc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Pháp luật Việt Nam đã xây dựng đƣợc hệ thống biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam, tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động đầu tƣ. Nhờ đó quỹ đầu tƣ chứng khoán hiện đang trở thành một lựa chọn sáng suốt cho các nhà đầu tƣ và trở thành một kênh thu hút vốn hiệu quả trên thị trƣờng tài chính.

Tuy nhiên các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của các quỹ đầu tƣ do các nhà đầu tƣ e ngại lựa chọn kênh đầu tƣ này. Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết.

Những đánh giá ở chƣơng 2 là cơ sở cho việc đƣa ra các khuyến nghị đƣợc nêu tại chƣơng 3.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƢ KHI THAM

GIA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

Từ những phân tích tại chƣơng 2, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 63 - 68)